Điểm mặt quảng cáo lập lờ đánh lận con đen các nhãn hàng của Unilever

04/09/2012 13:47
Theo VTC
Mặc dù đã được báo chí đề cập từ năm 2011, các đoạn quảng cáo hạt nêm… vượt quá sự thật vẫn được phát sóng nhan nhản trên sóng truyền hình với những slogan đánh trúng vào tâm lý người tiêu dùng như: Ngọt canh xương ống, đậm đà thịt thăn, hay Ngon từ thịt, ngọt từ xương...
Tung quảng cáo lập lờ Với quảng cáo là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy của các nhà sản xuất ra rả trên các phương tiện truyền thông nhưng thực chất lượng chiết xuất của những chất này so với thành phần của hạt nêm chỉ với 2% ít ỏi.
Vì người tiêu dùng tin hạt nêm nhiều dinh dưỡng nên sản phẩm này bán rất chạy
Vì người tiêu dùng tin hạt nêm nhiều dinh dưỡng nên sản phẩm này bán rất chạy
>> Quảng cáo "lập lờ" trên truyền hình của hạt nêm Gomex 3 miền
Với quảng cáo Knorr, như đã đưa tin, ngoài 2% là thịt thăn, xương ống chiết xuất, thành phần ghi trên bao bì sản phẩm chiếm nhiều nhất trong đó là Sodium Glutamate E621, Sodium Inosinate E631 và Sodium Gualynate E627. Những chất này theo các chuyên gia E621 là bột ngọt, còn E631 và E627 là chất “siêu ngọt”.


"Doanh nghiệp quảng cáo như vậy là nói quá, dễ gây nên sự hiểu lầm cho các bà mẹ. Họ tưởng rằng bột nêm chứa thành phần dinh dưỡng do chiết xuất từ thịt thăn và xương ống. Như vậy, sẽ dùng để nấu cháo cho con".
  
PGS-TS Phan Thị Sửu - Hội KHKT An toàn Thực phẩm VN

Tương tự, Knorr, hạt nêm Maggi 3 Ngọt với clip quảng cáo đánh vào tình thương gia đình, với thông điệp “Maggi 3 ngọt, ngọt ngào tình yêu thương”. Cụ thể theo quảng cáo thì thành phần của Maggi 3 Ngọt trên đoạn quảng cáo gồm ngọt tủy, ngọt thịt, ngọt xương. Với hạt nêm Miwon, người nội trợ đoảng cũng "bỗng dưng" trở thành người vợ đảm đang khi dùng dùng hạt nêm Miwon làm từ “thịt heo nguyên chất, giữ được hương vị đậm đà của thịt mà còn nhiều chất dinh dưỡng” nấu ăn. Hạt nêm Gomex 3 miền thì đưa ra thông điệp sản phẩm “Món ngon không cần bột ngọt” với lời giới thiệu trên website là sản phẩm được chiết xuất từ thịt và xương nguyên chất đem lại vị ngọt ngon tự nhiên cho món ăn thêm bổ dưỡng.>>>Quảng cáo "lập lờ" trên truyền hình của hạt nêm Knorr
Người tiêu dùng "té ngửa" Với việc đánh trúng tâm lý của các bà nội trợ không thích mì chính, những quảng cáo này đã "giúp" người tiêu dùng mạnh dạn nói không mì chính. Từ khi có bột nêm, mì chính đã bị tẩy chay vì bột nêm có nhiều ưu điểm như ngon ngọt và nhiều dinh dưỡng mà giá thành không hề đắt hơn mì chính.

Độc giả phát hiện ra những quảng cáo nào phản cảm, những sảm phẩm kém chất lượng thuộc nhãn hàng của Unilever xin gửi về địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn, hoặc BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Bà Nguyễn Thanh Hương (người tiêu dùng ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết trước kia, khi bột nêm chưa xuất hiện, gia đình bà thường xuyên phải dùng mì chính. Tuy nhiên, từ ngày có bột nêm, bà đã bỏ hẳn mì chính. Bà rất tin dùng bột nêm vì hạt nêm có nhiều chất dinh dưỡng, làm thức ăn đậm đà hơn, ngon hơn. Bà Hương phấn khởi: “Trong các loại hạt nêm, tôi hay dùng Knorr vì nó đầy đủ dưỡng chất như thịt thăn, xương ống. Khi nấu canh, tôi chỉ cần cho một thìa. Kể cả khi không có thịt nạc, canh vẫn rất ngon. Nhiều khi nấu các loại canh như canh cải mà thiếu thịt, tôi vẫn dùng hạt nêm thay thế”. Người tiêu dùng lo tác hại của mì chính, nhưng họ chuyển sang bột nêm có phải là một lựa chọn thông minh?
Quảng cáo Hạt nêm từ thịt heo của Miwon
Quảng cáo Hạt nêm từ thịt heo của Miwon
>>>Quảng cáo "lập lờ" trên truyền hình của hạt nêm Maggi
Với quảng cáo là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy, nhưng thực chất lượng chiết xuất của các chất này với Knorr chỉ là  2% ít ỏi. 30% khác trong Knorr, thành phần quan trọng điều vị E627 và E631 thực chất là các chất siêu ngọt, ngọt gấp 200% mì chính. Một thành phần nữa, chất điều vị E621 lại chính là mì chính. Thực tế, với những thông tin ghi trên bao bì sản phẩm Maggi 3 Ngọt vị heo 1 kg, thành phần của nước cốt xương hầm và tủy chỉ chiếm 19g (tương đương chưa 1,9%). Một phần lớn chất trong sản phẩm Maggi 3 Ngọt vị heo cũng giống như Knorr là các chất điều vị gồm Monosodium Glumate E621, Disodium Inosinate E631, Disodium gGalynate E627. Với sản phẩm của Chinsu là hạt nêm không bột ngọt từ sườn và hạt sen. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP HCM, hàm lượng monosodium glumate (bột ngọt) trong sản phẩm này là 1,21%. Còn với hạt nêm Miwon bổ sung xương, tủy, ngoài các chất điều vị (là bột ngọt và siêu ngọt) 621, 631, 627 còn có 0,5% bột thịt heo. Các thành phần khác là bột heo tổng hợp, bột tôm... nhưng không ghi rõ hàm lượng. Thậm chí như sản phẩm hạt nêm Gomex 3 miền còn không ghi rõ tỷ lệ trên bao bì, chỉ biết lơ mơ rằng: Thành phần chính cấu thành nên loại hạt nêm này gồm các chất điều vị E621, E631, E627, tinh bột sắn, thịt và xương hầm, mỡ heo... Câu hỏi đặt ra với các quảng cáo hạt nêm hiện nay là tại sao nhà sản xuất không ghi hẳn đó là mì chính mà lại ghi bằng danh pháp khoa học? Sự lập lờ trong ngôn ngữ đánh lừa không ít người tiêu dùng vì họ tin rằng trong hạt nêm làm gì có mì chính. Và được quảng cáo là chiết xuất từ thịt thăn, xương ống và tủy nhưng giá bán lẻ của hạt nêm lại rẻ hơn mì chính.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Theo VTC