Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/9 đưa tin, các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch quốc hữu nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản, coi đây là hành động khiêu khích khiến mối quan hệ Trung - Nhật trở nên tồi tệ hơn và kêu gọi chính phủ Trung Quốc có biện pháp thích hợp để chống lại kế hoạch của Nhật Bản.
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/9 đưa tin, các chuyên gia Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch quốc hữu nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản, coi đây là hành động khiêu khích khiến mối quan hệ Trung - Nhật trở nên tồi tệ hơn và kêu gọi chính phủ Trung Quốc có biện pháp thích hợp để chống lại kế hoạch của Nhật Bản.
Khúc Tinh, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (giữa) muốn Bắc Kinh đáp trả động thái đơn phương của Nhật Bản. |
Qu Xing, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng bằng cách mua các hòn đảo, chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang nỗ lực để củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại rất nhiều đã làm suy yếu mối quan hệ Trung - Nhật" -chuyên gia này cho biết.
Trước đó, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin rằng nước này đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp nội các vào hôm thứ Hai tới để đưa ra quyết định chính thức về thỏa thuận "quốc hữu hóa" nhóm đảo tranh chấp.
Chính phủ Nhật Bản sẽ ký một thỏa thuận với chủ sở hữu tư nhân sớm nhất là vào thứ Ba để mua lại ba hòn đảo nhỏ Uotsurijima, Kita-Kojima và Minami-Kojima. Sau khi quốc hữu hóa, các đảo nhỏ sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Đất đai và Giao thông vận tải.
Khúc Tinh nhấn mạnh, Bắc Kinh nên tính đến các biện pháp đối phó thích hợp để đáp trả động thái đơn phương của Nhật Bản. Nhật Bản khẳng định chủ quyền của họ bằng các phương thức pháp lý thì Trung Quốc cũng có thể củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo thông qua pháp lý.
Bên cạnh đó, theo hãng tin Kyodo News, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết rằng Thủ tướng Noda không gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC đang diễn ra ở Vladivostok, Nga.
Điều này khiến chuyên gia Trung Quốc coi đây là biểu hiện cho thấy các cuộc đàm phán chính thức sẽ không còn phù hợp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Điều này khiến chuyên gia Trung Quốc coi đây là biểu hiện cho thấy các cuộc đàm phán chính thức sẽ không còn phù hợp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Thủ tướng Noda không gặp lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC. |
Vương Bình, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, thì lớn giọng cảnh báo: "Lợi ích quốc gia của Nhật Bản cũng như các lợi ích chiến lược của nước này ở Đông Á và Tây Thái Bình Dương cũng sẽ bị tổn thương. Tốt hơn hết là Nhật Bản nên nhận ra hậu quả hành động của mình."
Thêm vào đó, tác động của các căng thẳng ngoại giao giữa hai nước đã mở rộng sang lĩnh vực quan hệ kinh tế. Khúc Tinh bình luận, trục trặc trong quan hệ kinh tế sẽ là một con dao hai lưỡi. "Không khí chính trị bất lợi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế."
Như hãng tin Reuters dẫn lời Toshiyuki Shiga, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Nissan, cho hay các hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản đã gặp khó khăn trong việc tổ chức các chiến dịch khuyến mãi lớn, ngoài trời và điều này có thể đã làm tụt giảm doanh thu bán hàng tháng 8.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh cáo, để thay đổi tình hình hiện tại, Nhật Bản ngay lập tức phải ngừng "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ" của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, trong khi Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi về chuyến thăm của ông Mã Anh Cửu đến hòn đảo Bành Giai, Hồng Lỗi nói rằng toàn bộ Trung Quốc, bao gồm cả hai bờ eo biển Đài Loan, có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của các đảo tranh chấp.
Anh Vũ (Nguồn Thời báo Hoàn Cầu)