Cẩn trọng khi đeo kính áp tròng

09/09/2012 16:43
Kim Tuyến (Theo Daily Mail)
(GDVN) - Khi những kính áp tròng nhiễm khuẩn được đeo vào mắt, ký sinh trùng bắt đầu ăn mòn giác mạc, màng mắt và tiếp tục sinh sôi.

Các nhà khoa học cảnh báo những người đeo kính áp tròng có nguy cơ bị nhiễm một loại kí sinh trùng được tìm thấy ở nước máy và ăn mòn giác mạc gây nên chứng mù lòa.

Với việc kí sinh trùng Acanthamoeta cũng được tìm thấy ở bụi bẩn, nước biển, vòi hoa sen và các hồ bơi, hàng triệu người sử dụng kính áp tròng đang gặp rủi ro trên toàn thế giới.

Số lượng người bị nhiễm thực tế không nhiều nhưng thời gian điều trị rất dài thêm vào là cảm giác đau đớn và không hoàn toàn hiệu quả, điều này có nghĩa rằng hàng năm sẽ có một số người bị dẫn tới mù lòa.

Các nhà khoa học nói rằng những người sử dụng nên giữ gìn kính áp tròng sạch sẽ.
Các nhà khoa học nói rằng những người sử dụng nên giữ gìn kính áp tròng sạch sẽ.

Fiona Henriquez của trường Đại học Tây Xcốtlen nói rằng: “Đó là một rủi ro tiềm tàng cho mỗi người đeo kính áp tròng.”

Tại hội nghị Khoa học Anh (Bristish Science Festival) tại Aberdeen, có nghiên cứu chỉ ra rằng Acanthamoeba, một loại kí sinh trùng đơn bào bé nhỏ sống bám vào những vi khuẩn được tìm thấy ở những kính áp tròng bẩn.

Khi những kính áp tròng nhiễm khuẩn được đeo vào mắt, ký sinh trùng bắt đầu ăn mòn giác mạc, màng mắt và tiếp tục sinh sôi.

Triệu chứng bao gồm ngứa và chảy nước mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, sưng tấy mí mắt trên và kèm theo cảm giác đau đớn.

Thủ phạm: ký sinh trùng Acanthamoeba sống trong nước máy và bụi bẩn.
Thủ phạm: ký sinh trùng Acanthamoeba sống trong nước máy và bụi bẩn.

Graeme Stevenson, một bác sỹ mắt nói rằng trong vòng một tuần thị lực có thể bị hủy hoại hoàn toàn. “Thông thường bạn sẽ bị để lại những vết sẹo. Giác mạc là cửa sổ để nhìn ra cuộc sống của bạn và nếu nó bị vi khuẩn thâm nhập, bạn sẽ bị để những vết sẹo như lớp sương mờ bao phủ.

Ông nói thêm rằng 75 số người nhiễm hàng năm tại Anh là do không tuân theo các chỉ dẫn của các bác sỹ mắt.

“Sử dụng thường xuyên kính áp tròng là việc không nên. Nhất là khi các người bệnh cho kính áp tròng tiếp xúc với nước máy. Có thứ tiềm tàng chỉ đơn giản như là bơi hoặc tắm vòi hoa sen trong khi đeo kính áp tròng làm tăng rủi ro một cách đáng kể.”

Lời khuyên để tránh nhiễm ký sinh trùng đó là giữ kính áp tròng sạch sẽ và thay thế chúng đều đặn.

Hiệp hội Kính áp tròng Anh khuyến cáo không nên sử dụng kính áp tròng khi đang bơi nếu không đeo kính bảo hộ và nên nhắm mắt nếu đeo kính áp tròng khi đang tắm.

Tiến sỹ Dr Tara Beatle của trường Đại học Strathclyde nói rằng: “Hàng triệu người đeo kính áp tròng và chẳng có vấn đề gì cả. Chúng tôi không muốn mọi người nghĩ rằng họ không nên đeo kính áp tròng nữa. Tuy vậy, điều họ cần làm là gìn giữ chúng sạch sẽ.”


Kim Tuyến (Theo Daily Mail)