Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
AP đưa tin ngày 09/9, hàng ngàn người đã đổ xuống đường trên khắp Hy Lạp để phản đối chính sách cắt giảm ngân sách hà khắc của chính phủ. Nhiều cuộc đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động ở Thessaloniki sau khi một số thanh niên đốt lốp cao su và cờ EU.
Ở thủ đô Athens, khoảng 2000 người hưu trí đã tuần hành qua thành phố để phản đối chính sách cắt giảm lương hưu mới được đưa ra. Theo đó những người hưởng lương hưu trên 1000 euro một tháng sẽ bị cắt giảm 10%, bất chấp lương hưu đã bị cắt giảm 25% trong vòng 2 năm qua.
Một người nghỉ hưu nói rằng: “Họ cắt lương hưu của chúng tôi thành từng khoản nhỏ. Họ áp đặt thứ thuế tài sản bất công cùng nhiều thuế phí khác, rồi cả thuế xăng dầu, giá cả hàng hóa thì đắt đỏ. Họ đè nén chúng tôi quá mức, họ coi thường chúng tôi.”
Các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy ở Athens đã khiến giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng, các con đường dẫn tới trung tâm thành phố đều bị phong tỏa.
Đồng thời, nhiều cuộc biểu tình cũng nổ ra ở thành phố Thessaloniki phía bắc Hy Lạp, trong đó cuộc biểu tình lớn nhất là của các sĩ quan quân đội, viên chức quốc phòng và cảnh sát phản đối cắt giảm lương.
Theo AP, đường phố tràn ngập những biểu ngữ kêu gọi “Đoàn kết” và “Lật đổ” khi người biểu tình diễu hành qua.
Vào ngày thứ Hai 10/9, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras sẽ gặp gỡ các thanh sát viên cắt giảm ngân sách Troika, những người sẽ quyết định có cấp cho Hy Lạp khoản vay cứu trợ dài hạn 31 tỉ euro hay không.
Để đảm bảo được cấp gói cứu trợ này, chính phủ Hy Lạp sẽ phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu mới mà ông Samaras gọi là đau đớn và bất công nhưng cần thiết.
Nghị sĩ Quốc hội Châu Âu William Dartmouth thuộc đảng Độc lập Anh cho rằng nhiều người dân Hy Lạp cho rằng đất nước này đã chịu đựng quá đủ khi trở thành thành viên ở EU, trong khi họ ngày càng phải chịu đựng nhiều hơn.
Ông này kết luận rằng: “Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Hy Lạp là cảnh quay chậm của một vụ đâm tàu hỏa có thể gây nguy hiểm tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.”
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
AP đưa tin ngày 09/9, hàng ngàn người đã đổ xuống đường trên khắp Hy Lạp để phản đối chính sách cắt giảm ngân sách hà khắc của chính phủ. Nhiều cuộc đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa người biểu tình với cảnh sát chống bạo động ở Thessaloniki sau khi một số thanh niên đốt lốp cao su và cờ EU.
Ở thủ đô Athens, khoảng 2000 người hưu trí đã tuần hành qua thành phố để phản đối chính sách cắt giảm lương hưu mới được đưa ra. Theo đó những người hưởng lương hưu trên 1000 euro một tháng sẽ bị cắt giảm 10%, bất chấp lương hưu đã bị cắt giảm 25% trong vòng 2 năm qua.
Người nghỉ hưu biểu tình ở thủ đô Athens |
Một người nghỉ hưu nói rằng: “Họ cắt lương hưu của chúng tôi thành từng khoản nhỏ. Họ áp đặt thứ thuế tài sản bất công cùng nhiều thuế phí khác, rồi cả thuế xăng dầu, giá cả hàng hóa thì đắt đỏ. Họ đè nén chúng tôi quá mức, họ coi thường chúng tôi.”
Các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy ở Athens đã khiến giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng, các con đường dẫn tới trung tâm thành phố đều bị phong tỏa.
Đồng thời, nhiều cuộc biểu tình cũng nổ ra ở thành phố Thessaloniki phía bắc Hy Lạp, trong đó cuộc biểu tình lớn nhất là của các sĩ quan quân đội, viên chức quốc phòng và cảnh sát phản đối cắt giảm lương.
Lính cứu hỏa biểu tình phản đối cắt giảm lương |
Theo AP, đường phố tràn ngập những biểu ngữ kêu gọi “Đoàn kết” và “Lật đổ” khi người biểu tình diễu hành qua.
Vào ngày thứ Hai 10/9, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras sẽ gặp gỡ các thanh sát viên cắt giảm ngân sách Troika, những người sẽ quyết định có cấp cho Hy Lạp khoản vay cứu trợ dài hạn 31 tỉ euro hay không.
Để đảm bảo được cấp gói cứu trợ này, chính phủ Hy Lạp sẽ phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu mới mà ông Samaras gọi là đau đớn và bất công nhưng cần thiết.
Nghị sĩ Quốc hội Châu Âu William Dartmouth thuộc đảng Độc lập Anh cho rằng nhiều người dân Hy Lạp cho rằng đất nước này đã chịu đựng quá đủ khi trở thành thành viên ở EU, trong khi họ ngày càng phải chịu đựng nhiều hơn.
Ông này kết luận rằng: “Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Hy Lạp là cảnh quay chậm của một vụ đâm tàu hỏa có thể gây nguy hiểm tới toàn bộ nền kinh tế thế giới.”
Bảo Thành (Nguồn: AP)