Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ Pháp chế xuất bản tại Bắc Kinh ngày 12/9 cho hay, trong một buổi phỏng vấn với Tổ chức Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ hôm 01/9, nhà phân tích James Rogers đến từ tổ chức tư vấn RAND Châu Âu cho rằng các nước EU nên triển khai tàu chiến đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông để duy trì an ninh và ổn định của khu vực.
Ông Rogers nói rằng khu vực Biển Đông có vai trò quan trọng chiến lược với sự phát triển của Châu Âu vì hai lẽ. Thứ nhất, các tuyến đường hàng hải nối vùng Đông Á với Châu Âu đã phát triển nhanh chóng sau thời kỳ Chiến tranh lạnh và các nền kinh tế ở vùng Viễn Đông trở thành những đối tác ngày quan trọng của các quốc gia Châu Âu.
Thứ hai, sau khi đọc các công trình nghiên cứu của Nicholas Spykman, một chuyên gia địa chính trị hồi giữa thế kỷ 20, Rogers nói rằng: “Tôi nhận ra rằng lợi ích của họ (các quốc gia Đông Á – PV) ngày càng đan xen nhau từ kênh đào Suez cho tới Thượng Hải và ngày càng lấn dần vào các lĩnh vực vốn thuộc độc quyền của Mỹ và Châu Âu.”
Ông Rogers đưa ra kết luận rằng trong những năm tới nếu Châu Âu không quan tâm nhiều hơn tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thì lợi ích của họ sẽ bị ảnh hưởng. Ông cũng chỉ trích các nhân tố theo chủ nghĩa biệt lập ở các nước Châu Âu, coi đó là những người “thiếu tầm nhìn địa chiến lược” và chỉ chăm chăm vào quyền lực và lợi ích của chính mình.
Khi được hỏi quốc gia Châu Âu nào nên gửi tàu chiến đến Biển Đông, Rogers cho rằng ở Châu Âu chỉ còn 2 “chiến binh” là Pháp và Anh. Rogers cho rằng tuy Ba Lan, Esonia, Na Uy và Đan Mạch đều xem xét chiến lược này một cách nghiêm túc nhưng những nước này quá nhỏ để có thể tạo ảnh hưởng quân sự đến vùng Viễn Đông.
Với chính sách dịch chuyển trọng tâm sang Châu Á hiện nay của Mỹ, Rogers cho rằng hải quân các nước Châu Âu nên tìm chỗ đứng cho tàu chiến của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để duy trì ổn định của khu vực.
Rogers nói rằng: “Các chiến hạm treo cờ Châu Âu để biểu thị vai trò tích cực của Châu Âu trên Ấn Độ Dương, trong khi tàu chiến Anh và Pháp có thể triển khai ở các khu vực có nhiều biến động hơn để thể hiện rằng Châu Âu không chấp nhận những tuyên bố chủ quyền phi pháp của quốc gia nhất định nào đó.”
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.
Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Tờ Pháp chế xuất bản tại Bắc Kinh ngày 12/9 cho hay, trong một buổi phỏng vấn với Tổ chức Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ hôm 01/9, nhà phân tích James Rogers đến từ tổ chức tư vấn RAND Châu Âu cho rằng các nước EU nên triển khai tàu chiến đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông để duy trì an ninh và ổn định của khu vực.
Tàu HMS Kent của Hải quân Hoàng gia Anh tới thăm Hồng Kông năm 2008 |
Ông Rogers nói rằng khu vực Biển Đông có vai trò quan trọng chiến lược với sự phát triển của Châu Âu vì hai lẽ. Thứ nhất, các tuyến đường hàng hải nối vùng Đông Á với Châu Âu đã phát triển nhanh chóng sau thời kỳ Chiến tranh lạnh và các nền kinh tế ở vùng Viễn Đông trở thành những đối tác ngày quan trọng của các quốc gia Châu Âu.
Thứ hai, sau khi đọc các công trình nghiên cứu của Nicholas Spykman, một chuyên gia địa chính trị hồi giữa thế kỷ 20, Rogers nói rằng: “Tôi nhận ra rằng lợi ích của họ (các quốc gia Đông Á – PV) ngày càng đan xen nhau từ kênh đào Suez cho tới Thượng Hải và ngày càng lấn dần vào các lĩnh vực vốn thuộc độc quyền của Mỹ và Châu Âu.”
Ông Rogers đưa ra kết luận rằng trong những năm tới nếu Châu Âu không quan tâm nhiều hơn tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương thì lợi ích của họ sẽ bị ảnh hưởng. Ông cũng chỉ trích các nhân tố theo chủ nghĩa biệt lập ở các nước Châu Âu, coi đó là những người “thiếu tầm nhìn địa chiến lược” và chỉ chăm chăm vào quyền lực và lợi ích của chính mình.
Tàu chiến Châu Âu diễn tập quân sự |
Khi được hỏi quốc gia Châu Âu nào nên gửi tàu chiến đến Biển Đông, Rogers cho rằng ở Châu Âu chỉ còn 2 “chiến binh” là Pháp và Anh. Rogers cho rằng tuy Ba Lan, Esonia, Na Uy và Đan Mạch đều xem xét chiến lược này một cách nghiêm túc nhưng những nước này quá nhỏ để có thể tạo ảnh hưởng quân sự đến vùng Viễn Đông.
Với chính sách dịch chuyển trọng tâm sang Châu Á hiện nay của Mỹ, Rogers cho rằng hải quân các nước Châu Âu nên tìm chỗ đứng cho tàu chiến của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương để duy trì ổn định của khu vực.
Rogers nói rằng: “Các chiến hạm treo cờ Châu Âu để biểu thị vai trò tích cực của Châu Âu trên Ấn Độ Dương, trong khi tàu chiến Anh và Pháp có thể triển khai ở các khu vực có nhiều biến động hơn để thể hiện rằng Châu Âu không chấp nhận những tuyên bố chủ quyền phi pháp của quốc gia nhất định nào đó.”
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện.
Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!
Bảo Thành (Nguồn China Times)