Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Báo China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, các học giả Đài Loan cho rằng một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Giáo sư Lưu Đức Hải thuộc Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nói rằng việc Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở mới trên các vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ là động thái nhằm xoa dịu chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều không muốn sa vào một cuộc chiến tranh tranh giành những hòn đảo này. Mục đích quốc hữu hóa nhóm đảo này của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda là nhằm ngăn cản việc chính phủ của đảng Dân chủ cầm quyền bị sụp đổ do sự bất mãn của dân chúng.
Hôm thứ Ba, chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng mua ba hòn đảo trong nhóm đảo này từ người chủ sở hữu tư nhân với giá 26 triệu USD.
Theo giáo sư Hà Tư Thận thuộc Đại học Công giáo Phụ Nhân - Đài Loan, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không thể đối đầu với nhau mà không quan tâm đến thái độ của Mỹ và Hàn Quốc.
Giáo sư Chiến lược và chiến tranh Hoàng Giới Chính thuộc Đại học Đạm Giang ở Tân Đài Bắc nói rằng ngoài vai trò của Mỹ thì chỉ riêng quan hệ kinh tế gắn kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng đủ ngăn cản hai cường quốc Đông Á này lao vào một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng.
Trả lời phỏng vấn tờ Sing Tao Daily xuất bản tại Hồng Kông, giáo sư Lâm Trung Bân cũng thuộc Đại học Đạm Giang cho rằng tình hình tranh chấp nóng bỏng hiện nay đối với nhóm đảo này sẽ lắng dịu nhanh chóng.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Washington đang nhận ra sự cần thiết phải chấp nhận một Trung Quốc đang lên thì cuộc đấu tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục mà không có đối đầu. Tuy rằng nhiều nền kinh tế Đông Á phụ thuộc vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ nhưng thị trường Trung Quốc cũng rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của họ.
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông
> Mục mới: Nóng trên mạng
Báo China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, các học giả Đài Loan cho rằng một cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ khó có thể xảy ra trong tương lai gần.
Một hòn đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư |
Giáo sư Lưu Đức Hải thuộc Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan nói rằng việc Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở mới trên các vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ là động thái nhằm xoa dịu chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều không muốn sa vào một cuộc chiến tranh tranh giành những hòn đảo này. Mục đích quốc hữu hóa nhóm đảo này của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda là nhằm ngăn cản việc chính phủ của đảng Dân chủ cầm quyền bị sụp đổ do sự bất mãn của dân chúng.
Hôm thứ Ba, chính phủ Nhật Bản đã ký hợp đồng mua ba hòn đảo trong nhóm đảo này từ người chủ sở hữu tư nhân với giá 26 triệu USD.
Theo giáo sư Hà Tư Thận thuộc Đại học Công giáo Phụ Nhân - Đài Loan, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không thể đối đầu với nhau mà không quan tâm đến thái độ của Mỹ và Hàn Quốc.
Giáo sư Chiến lược và chiến tranh Hoàng Giới Chính thuộc Đại học Đạm Giang ở Tân Đài Bắc nói rằng ngoài vai trò của Mỹ thì chỉ riêng quan hệ kinh tế gắn kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng đủ ngăn cản hai cường quốc Đông Á này lao vào một cuộc xung đột quân sự nghiêm trọng.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama |
Trả lời phỏng vấn tờ Sing Tao Daily xuất bản tại Hồng Kông, giáo sư Lâm Trung Bân cũng thuộc Đại học Đạm Giang cho rằng tình hình tranh chấp nóng bỏng hiện nay đối với nhóm đảo này sẽ lắng dịu nhanh chóng.
Trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Washington đang nhận ra sự cần thiết phải chấp nhận một Trung Quốc đang lên thì cuộc đấu tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ tiếp tục mà không có đối đầu. Tuy rằng nhiều nền kinh tế Đông Á phụ thuộc vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ nhưng thị trường Trung Quốc cũng rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của họ.
Bảo Thành (Nguồn: China Times)