ĐSQ Mỹ tại nhiều nước bị các nhóm Hồi giáo cực đoan tấn công dữ dội

14/09/2012 07:42
Anh Vũ (Nguồn Sina, Dailymail)
(GDVN) - Ngày 13/9, khu nhà của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa, Yemen đã bị những người biểu tình tấn công. Lý do là sự tức giận đối với một bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư Mỹ bị cho là đã xúc phạm tới nhà tiên tri Muhammad. Biến cố này nổ ra chỉ không lâu sau khi hàng trăm người đã biểu tình, phóng hỏa thiêu rụi Lãnh sự quán Mỹ tại Lybia, xé rách cờ Mỹ ở Ai Cập. Ngay sau đó, từ Yemen cho đến Iraq, Iran, đám đông biểu tình phản đối tiếp tục gây náo loạn xung quanh các Đại sứ quán Mỹ. Mâu thuẫn giữa Mỹ và người Hồi giáo dường như bị khoét sâu hơn nữa. Chính phủ Mỹ đã phải tăng cường an ninh tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
Hàng trăm người đã tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa của Yemen, châm lửa đốt cờ Mỹ.
Hàng trăm người đã tấn công Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa của Yemen, châm lửa đốt cờ Mỹ.
Những người biểu tình vừa đi vừa giơ các tấm biển và hô to: "Người đưa tin của thánh Allah, Muhammad". Họ đã tức giận sau khi trailer một bộ phim được tung ra với tên "Phiên tòa xét xử Mohamed." Bộ phim mô tả Hồi giáo như một "căn bệnh ung thư" và nói về mối quan hệ của Đấng tiên tri Mohamed với phụ nữ.
Những người biểu tình vừa đi vừa giơ các tấm biển và hô to: "Người đưa tin của thánh Allah, Muhammad". Họ đã tức giận sau khi trailer một bộ phim được tung ra với tên "Phiên tòa xét xử Mohamed." Bộ phim mô tả Hồi giáo như một "căn bệnh ung thư" và nói về mối quan hệ của Đấng tiên tri Mohamed với phụ nữ. 
Những người biểu tình chọc thủng hàng rào an ninh quanh Đại sứ quán.
Những người biểu tình chọc thủng hàng rào an ninh quanh Đại sứ quán.
Nguyên nhân của các cuộc biểu tình phản đối là do một bộ phim không rõ nguồn gốc trong đó có nội dung phỉ báng Nhà tiên tri của đạo Hồi và được cho là do Mỹ sản xuất.
Nguyên nhân của các cuộc biểu tình phản đối là do một bộ phim không rõ nguồn gốc trong đó có nội dung phỉ báng Nhà tiên tri của đạo Hồi và được cho là do Mỹ sản xuất.
Đoàn người biểu tình thể hiện rõ sự tức giận khi đập phá mọi thứ quanh khu nhà Đại sứ quán.
Đoàn người biểu tình thể hiện rõ sự tức giận khi đập phá mọi thứ quanh khu nhà Đại sứ quán.
Tổng thống Yemen Abdrabuh Mansour Hadi ngay lập tức đã gửi lời xin lỗi đến nước Mỹ và ra lệnh điều tra vụ vụ việc.

Tổng thống Yemen Abdrabuh Mansour Hadi ngay lập tức đã gửi lời xin lỗi đến nước Mỹ và ra lệnh điều tra vụ vụ việc.

Những người biểu tình cố trèo qua cánh cổng của Đại sứ quán.
Những người biểu tình cố trèo qua cánh cổng của Đại sứ quán.
Đập vỡ cửa sổ.
Đập vỡ cửa sổ.
Trước đó, vụ phóng hỏa vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya đã khiến Đại sứ Christopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao của ông thiệt mạng. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gọi đây là một "mất mát lớn của đất nước".
Trước đó, vụ phóng hỏa vào Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi, Libya đã khiến Đại sứ Christopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao của ông thiệt mạng. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gọi đây là một "mất mát lớn của đất nước".
Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu tăng cường an ninh ở các cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới. Thế nhưng, Washington đã không kịp "trở tay" trước làn sóng biểu tình phản đối nổ ra đồng loạt ở nhiều nước như Yemen, Iraq, Iran.
Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu tăng cường an ninh ở các cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới. Thế nhưng, Washington đã không kịp "trở tay" trước làn sóng biểu tình phản đối nổ ra đồng loạt ở nhiều nước như Yemen, Iraq, Iran.
Sự tức giận của những người biểu tình với bộ phim bị cho là đã xúc phạm đạo Hồi khiến cơ quan đại diện ngoại giao thường trú cao nhất của Mỹ ở nước ngoài luôn trong tình trạng bất ổn.
Sự tức giận của những người biểu tình với bộ phim bị cho là đã xúc phạm đạo Hồi khiến cơ quan đại diện ngoại giao thường trú cao nhất của Mỹ ở nước ngoài luôn trong tình trạng bất ổn.
Trong khi đó, tại Tehran, Iran, khoảng 500 người đã biểu tình gần Đại sứ quán Thụy Sĩ, nơi đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran (do nước này không có quan hệ ngoại giao với Washington).
Trong khi đó, tại Tehran, Iran, khoảng 500 người đã biểu tình gần Đại sứ quán Thụy Sĩ, nơi đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran (do nước này không có quan hệ ngoại giao với Washington). 
Đám đông biểu tình trèo vào bên trong Đại sứ quán.
Đám đông biểu tình trèo vào bên trong Đại sứ quán.
Chiếc xe ô tô bốc cháy dữ dội bên ngoài khu nhà Đại sứ quán Mỹ ở Yemen.
Chiếc xe ô tô bốc cháy dữ dội bên ngoài khu nhà Đại sứ quán Mỹ ở Yemen.
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động để giải tán đám đông.
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động để giải tán đám đông.
Một người biểu tình ném một hộp hơi cay trong cuộc đụng độ trên một con đường dẫn đến Đại sứ quán Mỹ, gần Quảng trường Tahrir ở Cairo, thủ đô của Ai Cập sau khi cuộc biểu tình vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Một người biểu tình ném một hộp hơi cay trong cuộc đụng độ trên một con đường dẫn đến Đại sứ quán Mỹ, gần Quảng trường Tahrir ở Cairo, thủ đô của Ai Cập sau khi cuộc biểu tình vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Một khu vực của thủ đô Cairo, Ai Cập chìm trong xung đột.
Một khu vực của thủ đô Cairo, Ai Cập chìm trong xung đột.
Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Cairo.
Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán đám đông ở Cairo.
Một chiếc xe cảnh sát bị cháy chỉ còn trơ khung.
Một chiếc xe cảnh sát bị cháy chỉ còn trơ khung.
Phụ nữ Iran biểu tình phản đối gần Đại sứ quán Thụy Sĩ, nơi đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran.
Phụ nữ Iran biểu tình phản đối gần Đại sứ quán Thụy Sĩ, nơi đại diện cho các lợi ích của Mỹ tại Iran.
Cờ Mỹ ở thành phố Sadr, phía bắc Baghdad, Iraq bị những người biểu tình phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi đốt cháy.
Cờ Mỹ ở thành phố Sadr, phía bắc Baghdad, Iraq bị những người biểu tình phản đối bộ phim xúc phạm đạo Hồi đốt cháy.
Cánh sát được huy động bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Indonesia trước lo ngại có thể xảy ra một cuộc biểu tình khác của người Hồi giáo.
Cánh sát được huy động bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Indonesia trước lo ngại có thể xảy ra một cuộc biểu tình khác của người Hồi giáo.
Anh Vũ (Nguồn Sina, Dailymail)