Vật thể có vẻ như đang “gặm” một mẩu mặt trời này không phải là mặt trăng chúng ta thường thấy mà là Phobos, một trong hai "mặt trăng" quay quanh sao Hỏa.
Bức ảnh này được con tàu Curiosity chụp từ sao Hỏa, cho thấy mặt trăng Phobos đang di chuyển qua bề mặt mặt trời. |
Bức ảnh kỳ thú này được chụp bởi tàu tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hiện tại đang thăm dò trên bề mặt hành tinh Đỏ.
Bức ảnh ghi lại một khoảnh khắc vào thời gian nhật thực bán phần xảy ra khi mặt trăng Phobos bắt đầu che lấy mặt trời từ sự quan sát ở trên sao Hỏa.
Mặc dù khoảng cách từ sao Hỏa tới mặt trời xa hơn so với khoảng cách tính từ Trái đất, việc nhìn trực tiếp vào ánh sáng mặt trời từ sao Hỏa vẫn có thể gây hại.
Theo NBC News, nếu tàu tự hành Curiosity hướng ống kính thường trực tiếp tới mặt trời, thấu kính đó có thể đã bị phá hủy.
Vì vậy, thay vì đó, con tàu sử dụng một bộ lọc mật độ trung bình, làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời xuống 1000 lần.
Đây là máy đo quang phổ tia X hạt Alphal của Curiosity, một trong những thiết bị được sử dụng để chụp lại quang cảnh trên sao Hỏa. |
Curosity đã ghi lại hàng trăm các bức ảnh trong suốt khoảng thời gian nhật thực bán phần. Con tàu được dự định sẽ chụp nhiều hơn nữa trong khoảng thời gian nhật thực khác tạo bởi Deimos, mặt trăng khác của sao Hỏa.
Tuy nhiên, hầu hết các bức ảnh chưa được gửi về Trái Đất do khả năng hạn chế của tàu tự hành trong việc truyền dữ liệu.Khi Curiosity gửi toàn bộ các bức ảnh về Trái đất, một bộ film về toàn bộ quá trình nhật thực sẽ được thực hiện bằng việc ghép các bức ảnh lại với nhau.