Những tâm sự sau cùng, trước khi bị khởi tố của ông Trần Xuân Giá

28/09/2012 05:47
T.H (tổng hợp)
(GDVN) - Trước khi chính thức bị khởi tố, trong một cuộc gặp gỡ hiếm hoi với báo chí, vị cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng nói: "Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất".

Chiều 27.9, Cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.
Chiều 27.9, Cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB; các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo Cơ quan điều tra, xét thấy các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm, Cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát Tối cao áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại. Ảnh: Các ông Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang (từ trái qua).
Các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo Cơ quan điều tra, xét thấy các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm, Cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát Tối cao áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại.
Ảnh: Các ông Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang (từ trái qua).

Bộ Công an cho biết, 4 cá nhân nêu trên bị khởi tối vì liên quan tới vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP.HCM và TP.Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số: 04/C46 (P10) ngày 28.9.2011. Quá trình điều tra vụ án đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỉ đồng. Ảnh: Huỳnh Thị Huyền Như

Bộ Công an cho biết, 4 cá nhân nêu trên bị khởi tối vì liên quan tới vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TP.HCM và TP.Hà Nội.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TPHCM và TP.Hà Nội theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số: 04/C46 (P10) ngày 28.9.2011. Quá trình điều tra vụ án đến nay đã có căn cứ xác định Huỳnh Thị Huyền Như đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỉ đồng.
Ảnh: Huỳnh Thị Huyền Như

Trước đó, ngày 19/9, trên trang web chính thức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - ACB, trong bản tin cập nhật thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của ACB đã đưa tin ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang từ nhiệm. Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm trong bối cảnh Ngân hàng ACB đang cơn sóng gió sau khi ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt, một số nhân vật quan trọng khác cũng đang trong tầm ngắm của cơ quan pháp luật.
Trước đó, ngày 19/9, trên trang web chính thức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - ACB, trong bản tin cập nhật thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của ACB đã đưa tin ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang từ nhiệm.
Ông Trần Xuân Giá từ nhiệm trong bối cảnh Ngân hàng ACB đang cơn sóng gió sau khi ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt, một số nhân vật quan trọng khác cũng đang trong tầm ngắm của cơ quan pháp luật.
Cũng trong sáng 19-9, HĐQT ngân hàng Eximbank đã họp đột xuất để nghe ông Phạm Trung Cang xin từ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT và các chức vụ khác trong các hội đồng của Eximbank vì lý do cá nhân. Trao đổi với báo giới, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank khẳng định, việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang tại Eximbank chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của ông Cang khi còn đương nhiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) với vai trò là Phó chủ tịch HĐQT (từ năm 1994 đến năm 2011) trước khi chuyển sang giữ chức Phó Chủ tịch Eximbank từ 2010. Ảnh: Đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang.
Cũng trong sáng 19-9, HĐQT ngân hàng Eximbank đã họp đột xuất để nghe ông Phạm Trung Cang xin từ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT và các chức vụ khác trong các hội đồng của Eximbank vì lý do cá nhân.
Trao đổi với báo giới, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank khẳng định, việc từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang tại Eximbank chủ yếu liên quan đến trách nhiệm của ông Cang khi còn đương nhiệm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) với vai trò là Phó chủ tịch HĐQT (từ năm 1994 đến năm 2011) trước khi chuyển sang giữ chức Phó Chủ tịch Eximbank từ 2010.
Ảnh: Đơn xin từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang.
Ông Trần Hùng Huy được Hội đồng quản trị ngân hàng ACB bầu chọn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này sau khi ông Trần Xuân Giá từ nhiệm. Là con trai ông Trần Mộng Hùng, một trong những người tham gia sáng lập ACB, ông Trần Hùng Huy năm nay 34 tuổi. Ông Huy làm việc tại ACB từ năm 2002 với vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường; sau đó là Giám đốc Marketing; còn hiện nay ông đang là Phó Tổng Giám đốc và là thành viên hội đồng quản trị. Ảnh: Ông Trần Huy Hùng và ông Trần Xuân Giá
Ông Trần Hùng Huy được Hội đồng quản trị ngân hàng ACB bầu chọn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này sau khi ông Trần Xuân Giá từ nhiệm. Là con trai ông Trần Mộng Hùng, một trong những người tham gia sáng lập ACB, ông Trần Hùng Huy năm nay 34 tuổi. Ông Huy làm việc tại ACB từ năm 2002 với vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường; sau đó là Giám đốc Marketing; còn hiện nay ông đang là Phó Tổng Giám đốc và là thành viên hội đồng quản trị.
Ảnh: Ông Trần Huy Hùng và ông Trần Xuân Giá
Trước khi viết đơn từ nhiệm, trong lần gặp gỡ với PV báo Nhịp cầu đầu tư tại trụ sở Ngân hàng ACB trên phố Bà Triệu (Hà Nội), ông Giá đã chia sẻ: “Mình bị ung thư, phải điều trị hóa chất, nhưng vẫn làm việc bình thường”. Cũng theo tác giả bài viết đó thì lần ấy, sắc diện của ông Giá không tốt, da xanh và tóc bạc nhiều. Ông không cho PV chụp ảnh mà đưa cho một tấm ảnh khác để đăng báo vì không muốn gương mặt yếu mệt của mình lên báo.
Trước khi viết đơn từ nhiệm, trong lần gặp gỡ với PV báo Nhịp cầu đầu tư tại trụ sở Ngân hàng ACB trên phố Bà Triệu (Hà Nội), ông Giá đã chia sẻ: “Mình bị ung thư, phải điều trị hóa chất, nhưng vẫn làm việc bình thường”. 
Cũng theo tác giả bài viết đó thì lần ấy, sắc diện của ông Giá không tốt, da xanh và tóc bạc nhiều. Ông không cho PV chụp ảnh mà đưa cho một tấm ảnh khác để đăng báo vì không muốn gương mặt yếu mệt của mình lên báo. 
Gần như ngay sau khi thông tin ông Trần Xuân Giá từ nhiệm được loan báo, nhiều trang mạng đã đưa tin ông này bị bắt. Thực chất tin đồn này đã manh nha kể từ khi Bầu Kiên bị bắt và cựu TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải bị khởi tố. Trả lời Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) ngày 20/9 (một ngày sau khi ông từ nhiệm - PV), ông Trần Xuân Giá cười nói: “Hôm nay (20/9), tôi vẫn đi làm một số việc nên chưa mở các trang web ra để xem. Hiện tại, tôi vẫn đang làm việc và chưa nghe ai nói với tôi về câu chuyện ấy cả. Người ta đồn thổi cũng nhiều và tôi cũng không biết thông tin tôi bị bắt ở đâu ra”.
Gần như ngay sau khi thông tin ông Trần Xuân Giá từ nhiệm được loan báo, nhiều trang mạng đã đưa tin ông này bị bắt. Thực chất tin đồn này đã manh nha kể từ khi Bầu Kiên bị bắt và cựu TGĐ Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải bị khởi tố.
Trả lời Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn) ngày 20/9 (một ngày sau khi ông từ nhiệm - PV), ông Trần Xuân Giá cười nói: “Hôm nay (20/9), tôi vẫn đi làm một số việc nên chưa mở các trang web ra để xem. Hiện tại, tôi vẫn đang làm việc và chưa nghe ai nói với tôi về câu chuyện ấy cả. Người ta đồn thổi cũng nhiều và tôi cũng không biết thông tin tôi bị bắt ở đâu ra”. 
Chưa hết, ngay ngày hôm sau (21/9) đã có thông tin được đăng tải trên báo chí cho rằng, ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, vẫn với cách nói trầm tĩnh thường ngày, vị cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá cười nhẹ: “Mọi công việc của tôi vẫn không có nhiều thay đổi. Từ sáng nay, rất nhiều người bạn đã gọi điện tới hỏi thăm về chuyện như bạn vừa hỏi (thông tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái –PV), và tôi cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: tôi chưa từng nghe tới chuyện đó. Chưa có ai thông báo tới tôi chuyện tôi bị khởi tố”.
Chưa hết, ngay ngày hôm sau (21/9) đã có thông tin được đăng tải trên báo chí cho rằng, ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, trao đổi với Giáo dục Việt Nam, vẫn với cách nói trầm tĩnh thường ngày, vị cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá cười nhẹ: “Mọi công việc của tôi vẫn không có nhiều thay đổi. Từ sáng nay, rất nhiều người bạn đã gọi điện tới hỏi thăm về chuyện như bạn vừa hỏi (thông tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội cố ý làm trái –PV), và tôi cũng chỉ có một câu trả lời duy nhất: tôi chưa từng nghe tới chuyện đó. Chưa có ai thông báo tới tôi chuyện tôi bị khởi tố”.

Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong sau đó, ông Trần Xuân Giá cho biết, ông đã nhận được hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân hỏi về việc bị bắt, khởi tố. "Mình rất buồn và không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả", ông nói.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong sau đó, ông Trần Xuân Giá  cho biết, ông đã nhận được hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân hỏi về việc bị bắt, khởi tố. "Mình rất buồn và không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả", ông nói.

Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông cho biết: "Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất. Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân có thể làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi".
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông cho biết: "Cho đến giờ phút này, khi ACB trở thành nạn nhân là câu chuyện khiến mình day dứt nhất.
Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân có thể làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi".
Trả lời về việc ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam, ông Trần Xuân Giá nói: "Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB - PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác. Bạn biết đấy, theo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, hoạt động ủy thác đầu tư và nhận ủy thác không hề có quy định và do đó tất cả các ngân hàng đều làm. Người nào đó chiếm đoạt, hay không chiếm đoạt thì mình cũng không biết, vì không thuộc thẩm quyền của mình. Mãi đến tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư 04 hướng dẫn luật. Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thì không có bất kỳ văn bản nào nói hoạt động ủy thác từ nay dừng để chờ hướng dẫn. Hoàn toàn không có. Hơn nữa, muốn ra lệnh dừng thì phải có thời gian nhất định để các ngân hàng thu hồi các khoản đã cho vay chứ".
Trả lời về việc ký duyệt khoản tiền 718 tỷ đồng của ACB để ủy thác cho nhân viên ACB gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam, ông Trần Xuân Giá nói: "Mình chỉ có mỗi việc là Hải (Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB - PV) trình, thì cùng với các thành viên thường trực có ký vào. Thực ra, tiền thì đã huy động rồi, đem đi gửi ở ngân hàng khác. Bạn biết đấy, theo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, hoạt động ủy thác đầu tư và nhận ủy thác không hề có quy định và do đó tất cả các ngân hàng đều làm. Người nào đó chiếm đoạt, hay không chiếm đoạt thì mình cũng không biết, vì không thuộc thẩm quyền của mình. Mãi đến tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước mới có Thông tư 04 hướng dẫn luật. Như vậy, từ khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thì không có bất kỳ văn bản nào nói hoạt động ủy thác từ nay dừng để chờ hướng dẫn. Hoàn toàn không có. Hơn nữa, muốn ra lệnh dừng thì phải có thời gian nhất định để các ngân hàng thu hồi các khoản đã cho vay chứ".
Trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng từng buồn: "Mình buồn nhất là khi việc thanh khoản toàn hệ thống quá khó khăn, nếu không có những ngân hàng dư dả tiền như ACB thì nhiều ngân hàng chắc đã sụp đổ lâu lắm rồi. Bây giờ người làm ơn lại mắc oán. Thực tế, ACB huy động 100 đồng thì cho vay cao nhất là 64 đồng, chứ không phải 80 đồng như được phép. Thậm chí nhiều năm liền, ACB chỉ cho vay có 61 đồng thôi.Ai cần thì cho vay và khoản tiền đó cỡ ba bốn chục ngàn tỷ đồng chứ có ít đâu. Vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước kết luận sai, mình buồn lắm".
Trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng từng buồn: "Mình buồn nhất là khi việc thanh khoản toàn hệ thống quá khó khăn, nếu không có những ngân hàng dư dả tiền như ACB thì nhiều ngân hàng chắc đã sụp đổ lâu lắm rồi. Bây giờ người làm ơn lại mắc oán. Thực tế, ACB huy động 100 đồng thì cho vay cao nhất là 64 đồng, chứ không phải 80 đồng như được phép. Thậm chí nhiều năm liền, ACB chỉ cho vay có 61 đồng thôi.Ai cần thì cho vay và khoản tiền đó cỡ ba bốn chục ngàn tỷ đồng chứ có ít đâu. Vì thế, khi Ngân hàng Nhà nước kết luận sai, mình buồn lắm".

Nói về sức khỏe của mình trong cuộc phỏng vấn với báo Tiền Phong, vị cựu Bộ trưởng cho biết: "Sau khi mổ, bây giờ cũng không biết nói sao. Còn tế bào ung thư sót ở đâu đó trong người nữa không, rồi tái phát triển mình cũng không biết nữa. Tá tràng mình đã bị cắt một đoạn và họ đã ghép vào. Ngày nào mình cũng phải tập thể dục 1-2 tiếng. May cho mình là sau 6 tháng trời chữa hoá chất nhưng không bị rụng tóc, sạm da".
Nói về sức khỏe của mình trong cuộc phỏng vấn với báo Tiền Phong, vị cựu Bộ trưởng cho biết: "Sau khi mổ, bây giờ cũng không biết nói sao. Còn tế bào ung thư sót ở đâu đó trong người nữa không, rồi tái phát triển mình cũng không biết nữa. Tá tràng mình đã bị cắt một đoạn và họ đã ghép vào. Ngày nào mình cũng phải tập thể dục 1-2 tiếng. May cho mình là sau 6 tháng trời chữa hoá chất nhưng không bị rụng tóc, sạm da".



T.H (tổng hợp)