Bắt giữ và lưu trữ Carbon (Carbon capture and storage - CCS) là một công nghệ mới dùng để làm giảm tác hại của khí CO2 phát ra từ các loại nhiên liệu hóa thạch bằng cách tách lọc khí CO2, chuyển vận, và sau đó chôn chúng xuống đất để cách ly khỏi bầu khí quyển.
Quy trình có lẽ nghe hơi lạ đối với mọi người, đúng là thế, bởi vì đây là một khái niệm mới và đang được phát triển trong hơn chục năm trở lại mà thôi.
Tin vui là tháng 9 vừa qua, kỹ thuật bắt giữ và lưu trữ carbon đã có một bước tiến lớn khi một nhóm các nhà nghiên cứu thông báo họ đã thành công trong việc tạo ra một loại vật liệu mới giá rẻ, không có độc chất và có hiệu suất hấp thụ CO2 lên đến hơn 90% trong điều kiện thực tế, rất thích hợp để thay thế loại vật liệu cũ dùng trong CCS trước đó.
Phát minh này mở ra tiềm năng triển khai trên diện rộng các dự án sử dụng kỹ thuật CCS để giảm hiệu ứng nhà kính và giữ trong sạch môi trường với chi phí thấp trong tương lai gần.
Phát triển bởi các chuyên gia tại Đại Học Nottingham, Đại Học Oxford, và Đại Học Peking, loại vật liệu mới mang tên NOTT-300 được chế tạo từ muối nitrat nhôm, vật liệu hữu cơ rẻ tiền và nước.
Một trong những ưu điểm của NOTT-300 là chúng yêu cầu ít năng lượng hơn để giải phóng khí CO2 đã bắt giữ so với loại vật liệu truyền thống dùng trong CCS trước đó.
Không chỉ tiết kiệm năng lượng hơn, đặc điểm không độc hại và rẻ tiền hơn nhiều của vật liệu mới khiến nó trở thành ứng viên tiềm tàng thay thế loại vật liệu cũ dựa trên amoniac vốn đắt đỏ, tốn năng lượng và gây độc.
Về khả năng hấp thụ của NOTT-300, các nhà khoa học cho biết chúng có thể bắt giữ với hiệu suất lên đến gần 100% khí CO2 trong các thí nghiệm.
Mặc dù trong điều kiện thực, hiệu suất này có thể thấp hơn tuy nhiên nó vẫn có thể đạt trên 90%, một giá trị cần thiết cho khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu hấp thụ trong CCS.
Không chỉ có khả năng hấp thụ CO2, NOTT-300 còn có khả năng bắt giữ các khí độc hại khác, bao gồm cả khí SO2 trong hỗn hợp, trong khi vẫn cho các khí khác như hyđrô, mê than, ni tơ, và ô xy đi qua.
Tuy nhiên, loại vật liệu mới này hiện tại vẫn chưa thật hoàn hảo. Cụ thể, các nhà khoa học cho biết nó cũng hấp thụ cả hơi nước và do đó gián tiếp làm giảm hiệu suất bắt giữ CO2. Các nhà khoa học cho biết họ đang nghiên cứu để có thể loại bỏ nhược điểm này trong thời gian tới.
Về ứng dụng, bên cạnh sử dụng trong CCS, Martin Schroeder, trưởng nhóm nghiên cứu, cũng cho biết NOTT-300 có thể được dùng trong tinh lọc khí đốt tự nhiên, bởi lẽ khí đốt tự nhiên thường chứa khoảng 10% tạp chất CO2, và tất nhiên phần CO2 đó cần phải loại bỏ trước khi đưa sản phẩm đến với người dùng.
Khi được hỏi về triển vọng thương mại hóa, nhóm nghiên cứu cho biết họ đang làm việc với các công ty liên quan đến công nghệ CCS để đưa vật liệu mới sớm có mặt trên thị trường. Còn hiện tại, bản thân nghiên cứu đã được chấp nhận xuất bản trên tạp chí Nature Chemistry, các bạn quan tâm có thể tìm đọc thêm.
Quy trình có lẽ nghe hơi lạ đối với mọi người, đúng là thế, bởi vì đây là một khái niệm mới và đang được phát triển trong hơn chục năm trở lại mà thôi.
Tin vui là tháng 9 vừa qua, kỹ thuật bắt giữ và lưu trữ carbon đã có một bước tiến lớn khi một nhóm các nhà nghiên cứu thông báo họ đã thành công trong việc tạo ra một loại vật liệu mới giá rẻ, không có độc chất và có hiệu suất hấp thụ CO2 lên đến hơn 90% trong điều kiện thực tế, rất thích hợp để thay thế loại vật liệu cũ dùng trong CCS trước đó.
Phát minh này mở ra tiềm năng triển khai trên diện rộng các dự án sử dụng kỹ thuật CCS để giảm hiệu ứng nhà kính và giữ trong sạch môi trường với chi phí thấp trong tương lai gần.
Phát triển bởi các chuyên gia tại Đại Học Nottingham, Đại Học Oxford, và Đại Học Peking, loại vật liệu mới mang tên NOTT-300 được chế tạo từ muối nitrat nhôm, vật liệu hữu cơ rẻ tiền và nước.
Một trong những ưu điểm của NOTT-300 là chúng yêu cầu ít năng lượng hơn để giải phóng khí CO2 đã bắt giữ so với loại vật liệu truyền thống dùng trong CCS trước đó.
Không chỉ tiết kiệm năng lượng hơn, đặc điểm không độc hại và rẻ tiền hơn nhiều của vật liệu mới khiến nó trở thành ứng viên tiềm tàng thay thế loại vật liệu cũ dựa trên amoniac vốn đắt đỏ, tốn năng lượng và gây độc.
Về khả năng hấp thụ của NOTT-300, các nhà khoa học cho biết chúng có thể bắt giữ với hiệu suất lên đến gần 100% khí CO2 trong các thí nghiệm.
Mặc dù trong điều kiện thực, hiệu suất này có thể thấp hơn tuy nhiên nó vẫn có thể đạt trên 90%, một giá trị cần thiết cho khả năng ứng dụng thực tế của vật liệu hấp thụ trong CCS.
Không chỉ có khả năng hấp thụ CO2, NOTT-300 còn có khả năng bắt giữ các khí độc hại khác, bao gồm cả khí SO2 trong hỗn hợp, trong khi vẫn cho các khí khác như hyđrô, mê than, ni tơ, và ô xy đi qua.
Tuy nhiên, loại vật liệu mới này hiện tại vẫn chưa thật hoàn hảo. Cụ thể, các nhà khoa học cho biết nó cũng hấp thụ cả hơi nước và do đó gián tiếp làm giảm hiệu suất bắt giữ CO2. Các nhà khoa học cho biết họ đang nghiên cứu để có thể loại bỏ nhược điểm này trong thời gian tới.
Về ứng dụng, bên cạnh sử dụng trong CCS, Martin Schroeder, trưởng nhóm nghiên cứu, cũng cho biết NOTT-300 có thể được dùng trong tinh lọc khí đốt tự nhiên, bởi lẽ khí đốt tự nhiên thường chứa khoảng 10% tạp chất CO2, và tất nhiên phần CO2 đó cần phải loại bỏ trước khi đưa sản phẩm đến với người dùng.
Khi được hỏi về triển vọng thương mại hóa, nhóm nghiên cứu cho biết họ đang làm việc với các công ty liên quan đến công nghệ CCS để đưa vật liệu mới sớm có mặt trên thị trường. Còn hiện tại, bản thân nghiên cứu đã được chấp nhận xuất bản trên tạp chí Nature Chemistry, các bạn quan tâm có thể tìm đọc thêm.
>> Kì quan thế giới ngầm: “Thánh đường hang động” cổ xưa đẹp lộng lẫy
>> Lý giải tục lệ “người ăn thịt người” cổ xưa
>> 10 sinh vật kỳ dị nhất hành tinh ít người biết đến
>> Khám phá thế giới sinh vật muôn màu trong rừng già Amazon
>> Những "thuỷ quái" từng được cần thủ Jeremy Wade đưa lên bờ
>> Nghệ thuật 'siêu đẳng' của động vật khi ngụy trang (P2)
>> Sốc với cảnh cá voi lưng gù chết trong bể bơi của người
>> Kỳ hoa dị thảo trên vùng đảo huyền bí Socotra
Theo Tinh Tế