“Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu RD-93 cho J-31 là thất bại lớn nhất”

30/09/2012 06:30
Việt Dũng (nguồn báo Quang Minh, TQ)
(GDVN) - Máy bay J-31 có biểu hiện tốt khi trang bị động cơ RD-93 của Nga, nhưng đây là một sự thất bại lớn nhất của ngành hàng không Trung Quốc.
Ngày 26/9, tạp chí “Jane’s Defense Weekly” Anh cho rằng, Công ty Máy bay Thẩm Dương Trung Quốc đã đưa ra mẫu máy bay thế hệ thứ năm mang tên J-31.

Bài viết cho rằng, máy bay này từ ngày 15-16/9 xuất hiện tại cơ sở sản xuất chính của Công ty Máy bay Thẩm Dương, cũng chính vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tiến hành chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc.

Điều này có thể không phải là sự trùng hợp đơn giản: Tháng 1/2011, sự xuất hiện lần đầu tiên của máy bay J-20 tại Thành Đô cũng vào thời điểm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc.

Nhưng, sự xuất hiện của J-31 và J-20 trước đó khác nhau rất nhiều, việc công bố máy bay J-31 cho thấy chương trình máy bay thế hệ thứ năm không hề hoàn toàn do Không quân Trung Quốc sản xuất.

Theo bài viết, đặc điểm trên cánh đuôi của J-31 có chút hơi thở của phim hoạt hình, mặt bên của đầu máy bay phun sơn màu trắng dòng số “31001”, do đó có thể suy đoán loại máy bay có thể là J-31 (suy đoán dựa vào trường hợp của J-20 trước đó).

Điểm khác với J-20 là, trên J-31 không có bất cứ số hiệu chính thức nào của Không quân Trung Quốc. Điều này thống nhất với sự phỏng đoán đối với máy bay này trước đó của dư luận bên ngoài.

Dư luận cho rằng, chương trình máy bay này hoàn toàn không phải là của chính quyền, mục tiêu của nó là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. J-31 được hình dung là “F-22 cỡ của F-35”, bởi vì ngoại hình của máy bay này rất giống với hai loại máy bay chiến đấu của quân Mỹ.

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai nghiên cứu chế tạo 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, tính năng và chất lượng chưa hẳn đã tốt hơn chiến đấu cơ thế hệ 4 của các nước khác
Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai nghiên cứu chế tạo 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, tính năng và chất lượng chưa hẳn đã tốt hơn chiến đấu cơ thế hệ 4 của các nước khác

Theo bài viết, hiện nay đã chứng thực nhân viên tình báo của Trung Quốc đã thu được chi tiết thiết kế ban đầu của máy bay chiến đấu F-22 và F-35. J-31 trang bị 2 cánh đuôi, 2 động cơ, phần bụng có 2 kho đạn, mỗi kho đạn có thể mang theo 2 tên lửa không đối không PL-12 hoặc SD-10. Những hình ảnh trên mạng của Trung Quốc cho thấy máy bay chiến đấu mới nổi này tồn tại 8 vấn đề nan giải cần giải quyết.

Những phân tích ban đầu cho thấy, J-31 có biểu hiện trang bị động cơ phản lực RD-93 do Nga chế tạo. Bài báo cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã được phép tiếp tục nhập khẩu động cơ RD-93, nhưng tiếp tục phụ thuộc vào động cơ Nga là sự thất bại lớn nhất của phát triển tự chủ ngành hàng không quân sự Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, có một số vấn đề của máy bay J-31 còn chưa thể giải thích. Việc lắp ráp động cơ của nó hầu như hoàn toàn không hợp lý, khoảng cách của động cơ công bố trước đó và khoảng cách giữa các kết cấu khác cho thấy, kết cấu này hoàn toàn không thích hợp cho chiến đấu.

Máy bay này có một bánh đáp trước hai bánh cho thấy máy bay này có thể dùng làm máy bay trang bị cho tàu chiến. Đến nay, nhìn vào hình ảnh vẫn chưa phát hiện ra máy bay này lắp móc đuôi.

Về thiết kế, loại máy bay này rõ ràng là để ứng phó với sự dò tìm của radar, ít nhất phần trước của máy bay là như vậy. Khoang điều khiển được phân thành 2 bộ phận, kết cấu này sẽ làm tăng diện bức xạ radar chính diện của nó.

Có người cho rằng, J-31 sẽ lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động, nhưng lồng radar nghiêng lên trên và hình dạng bất quy tắc tương đối nhỏ của nó sẽ làm giảm kích cỡ radar, từ đó ảnh hưởng tới tính năng của radar.

Bài viết cho rằng, khác với J-20, kích cỡ và ngoại hình của J-31 không gây ra sự ngạc nhiên quá nhiều cho dư luận. Dư luận sớm đã biết Công ty Máy bay Thẩm Dương và Công ty Máy bay Thành Đô đều đang tập trung cho thiết kế và sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Ngay từ hơn 1 năm trước, các nhân viên tình báo phương Tây đã tiết lộ với tạp chí Jane’s là, một loại máy bay chiến đấu "F-35" kiểu Trung Quốc đang được Công ty Máy bay Thẩm Dương chế tạo, đồng thời cho biết trong tháng 2 có một nguồn tin từ Trung Quốc rất đáng tin cậy cho biết, máy bay này sẽ bay thử vào tháng 9 cùng năm.

Bài viết cho rằng, cuối tháng 6, thân máy bay J-31 (sau khi được tháo rời một bộ phận), trong tình hình nhìn thấy rất rõ, được Công ty Máy bay Thẩm Dương vận chuyển tới Viện nghiên cứu cường độ máy bay-Công nghiệp Hàng không Trung Quốc ở Diêm Lương, Tây An.

Trong toàn bộ quá trình vận chuyển, máy bay này được chụp ảnh và ghi âm rất nhiều. Khi đó cho rằng đây chỉ là tiến hành kiểm tra tĩnh lực đối với một máy bay còn đợi đặt tên. Mặc dù một cánh và một phần kết cấu khác của máy bay này bị tháo rời, thân máy bay còn được bọc gói che giấu, nhưng bao bì quá chặt vẫn làm cho hình dạng máy bay bên trong lộ ra.

Lần vận chuyển này được tiến hành vào ban ngày, trên đường cao tốc và đường ô tô của địa phương, đồng thời dừng lại giữa đường ở nội thành. Khi đó, cảnh sát làm nhiệm vụ vận chuyển này yêu cầu những người trên đường không được chụp ảnh, nhưng yêu cầu này hoàn toàn không được người dân thực hiện. Vì vậy dân mạng Trung Quốc nhanh chóng đặt tên cho loại máy bay này là “máy bay bánh tét”, bởi vì vải bọc chiếc máy bay giống như lá bánh tét màu xanh.

Máy bay J-31 (mô phỏng)
Máy bay J-31 (mô phỏng)

Theo bài viết, việc máy bay J-31 công khai tiết lộ đã gây phản ứng thận trọng và hoài nghi cho dư luận. Như trên đã nói, máy bay này hoàn toàn không phải là chương trình chính thức của Không quân Trung Quốc, mà được cho là Công ty Máy bay Thẩm Dương dùng để xuất khẩu hoặc dùng để trang bị cho Trung Quốc trong tương lai, như máy bay trang bị cho tàu chiến. Chương trình máy bay trang bị cho tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc do Công ty Máy bay Thẩm Dương chủ trì cũng chính là máy bay chiến đấu J-15.

Nhưng, bất cứ kế hoạch nào dùng J-31 thay thế cho J-15 đều sẽ lâu dài và cũng là hành vi mạo hiểm. J-31 có thể sẽ tạo sự phối hợp cao thấp với J-20 trong tương lai. Nhưng đến nay, J-31 hoàn toàn không có được bất cứ sự hỗ trợ chính thức nào rõ ràng như J-20 được công khai lần đầu tiên vào năm 2011.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Quang Minh, TQ)