Đi tìm lời giải cho những trả lời không thỏa mãn các đại biểu QH
Rất nhiều vấn đề trong chất vấn là thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà nếu Chính phủ không thảo luận đầy đủ thì các Bộ trưởng trả lời sẽ lúng túng, không nên trách cứ quá mức các Bộ trưởng. Mọi người cứ nghĩ rằng các Bộ trưởng sẽ trả lời được các câu hỏi trong lĩnh vực của mình nhưng đâu có biết rằng: Một chính sách trong một lĩnh vực thôi thì lại có liên quan đến các các lĩnh vực khác, các Bộ khác.
"Và một Bộ trưởng không quyết định được vấn đề vì đó là tầm của Chính phủ nếu không muốn nói đó chính là tầm của Quốc hội. Vì thế, Quốc hội cũng cần quan tâm xem lại các điều luật đã thực sự khả thi hay chưa. Bộ trưởng là tư lệnh tác chiến nhưng đâu có được toàn quyền.
Ông Vũ Mão - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trong một lần trò chuyện với Nhà báo Nguyễn Tiến Bình - Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam |
"Và một Bộ trưởng không quyết định được vấn đề vì đó là tầm của Chính phủ nếu không muốn nói đó chính là tầm của Quốc hội. Vì thế, Quốc hội cũng cần quan tâm xem lại các điều luật đã thực sự khả thi hay chưa. Bộ trưởng là tư lệnh tác chiến nhưng đâu có được toàn quyền.
Tuy nhiên nói ra những khó khăn như vậy không phải là để thoái thác trách nhiệm. Thường vấn đề tài chính là các vấn đề được các Bộ trưởng hay đề cập nhất. Khi đó các Bộ trưởng phải báo ra trước Quốc hội rằng đã nhiều lần trình bày với Thủ tướng, đã làm việc với Bộ Tài chính nhiều lần nhưng còn đang nghiên cứu...
Đáng tiếc là chưa ai nói ra được điều đó cả mà chỉ lúng túng trong phạm vi của mình mà thực chất thẩm quyền của các Bộ trưởng thì chỉ có hạn. Vấn đề về hoàn tiền cho nhân dân trong việc xây dựng mạng lưới điện nông thôn như tôi đã nêu là một ví dụ điển hình. Mọi người phê phán ông Đặng Vũ Chư nhưng có biết đâu rằng ông ấy không có quyền trong việc hoàn tiền cho nhân dân", ông Mão nói.
Ông Vũ Mão cho rằng: "Cho nên đi đến cùng sự việc vẫn đang là vấn đề thời sự hiện nay. Theo tôi, các Bộ trưởng không nên hứa chung chung: “chúng tôi nhận thiếu sót và sẽ cố gắng khắc phục...”. Tôi muốn các Bộ trưởng thực hiện lời hứa bằng việc thiết kế rất cụ thể một chương trình hành động với bước đi hợp lý, vừa tầm, thiết thực.
Ở cấp Bộ trưởng, tôi thực sự ấn tượng với những trả lời của cố Bộ trưởng Đỗ Quốc Sam – Bộ KH&ĐT. Ông ấy là người có trình độ, có tư duy và quan trọng đó là một người khiêm tốn, đức độ, biết lắng nghe, là người có văn hoá nghị trường. Thực ra, có nhiều vấn đề ông ấy không giải quyết được, nhưng cái chính là ông ấy lý giải được vấn đề, phân tích được vấn đề với một thái độ cầu thị, khiêm tốn.
Còn Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng được coi là một bộ trưởng quyết liệt, cương trực thẳng thắn, dám làm dám nhận và cầu thị. Đó cũng là một Bộ trưởng để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi về việc trả lời chất vấn: có lỗi nhận lỗi".
Những kỳ vọng vào các phiên chất vấn tới
Khi được hỏi về kỳ họp tới của Quốc hội, ông Vũ Mão cho biết: "Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng được đánh giá cao, được chú ý nhiều. Tôi mong rằng, thời gian chất vấn được giữ như trước đây là 3 ngày chứ không phải là 2 ngày rưỡi như hiện nay (khoá IX, khoá X và đầu khoá XI là 3 ngày, giữa khoá XI rút xuống 2 ngày, sau đó là 2 ngày rưỡi). Đồng thời, số lượng các Bộ trưởng trả lời chất vấn trong một phiên họp nên giảm đi. Nếu mỗi Bộ trưởng có một ngày để trả lời chất vấn để cùng nhau đi đến cùng thì sẽ tốt hơn.
Ông Vũ Mão mong rằng thời gian cho phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tăng lên (Ảnh: na.gov.vn) |
Ngoài ra, các Bộ trưởng có thể trả lời chất vấn ở phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hoặc giải trình (điều trần) trước các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội với sự thông qua của Quốc hội sau đó. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, vừa đảm bảo yêu cầu giám sát của Quốc hội, vừa đảm bảo đi đến tận cùng của vấn đề với hiệu quả cao hơn".
Theo ông Vũ Mão, lời hứa của các Bộ trưởng từ trước tới nay rất nhiều nhưng không phải lời hứa nào cũng được thực hiện thành công. Đó là một điều rất đáng tiếc. Chúng ta phải tìm nguyên nhân để khắc phục bởi vì thực ra các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu ra là những vấn đề của dân. Mà một vấn đề nêu lên như vậy có liên quan nhiều Bộ và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai là được.
Như trên đã nói, thay vì hứa sẽ làm cái nọ, cái kia thì các vị Bộ trưởng nên hứa là sẽ xây dựng một chương trình hành động, một thiết kế đầy đủ cho nội dung đó để khắc phục những tồn tại, bổ sung, hoàn thiện yếu điểm, kể cả bổ sung vào pháp luật và sẽ trình bày ở kỳ họp sau. Các ủy ban tương ứng của Quốc hội cũng phải kiểm tra, xem xét, theo dõi việc trả lời chất vấn, thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng rồi báo cáo trước Quốc hội. Lâu nay việc này làm chưa tốt.
"Còn vấn đề nữa là nên theo dõi việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng rồi đưa vào việc bỏ phiếu tín nhiệm thay vì là lấy phiếu tín nhiệm hàng năm gây tốn công sức, tốn thời gian. Hiện nay, quy định của pháp luật về việc bỏ phiếu tín nhiệm ngặt nghèo quá.
Trước đây cũng đã có trường hợp trả lời chất vấn không ổn và đã bị đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nhưng sau đó lại không thực hiện được. Tôi nghĩ ta nên đầu tư công sức, thời gian vào việc theo dõi các lời hứa và việc thực hiên lời hứa của các Bộ trưởng để đi đến tận cùng vấn đề. Như thế rõ ràng hơn nhiều", ông Mão hiến kế.
Trước đây cũng đã có trường hợp trả lời chất vấn không ổn và đã bị đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nhưng sau đó lại không thực hiện được. Tôi nghĩ ta nên đầu tư công sức, thời gian vào việc theo dõi các lời hứa và việc thực hiên lời hứa của các Bộ trưởng để đi đến tận cùng vấn đề. Như thế rõ ràng hơn nhiều", ông Mão hiến kế.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Hồng Chính Quang