|
Cách đây ít lâu, Hãng thông tấn AP đã có bài viết về “cơn khát” sừng tê giác của một số đại gia người Việt Nam. |
|
Bài báo này viết: "Từ lâu Trung Quốc đã coi sừng tê giác là nguyên liệu quý trong các bài thuốc của mình, mặc dù công dụng của nó chưa được minh chứng"... |
|
..."Song giới chức Mỹ và các chuyên gia về động vật hoang dã quốc tế hiện cho biết “cơn khát” gần đây của Việt Nam, bắt nguồn từ tin đồn cho rằng sừng tê giác có thể chữa ung thư, đang đặt ra gánh nặng chưa từng có tiền lệ đối với loài này, loài hiện ước tính chỉ còn 28.000 con, mà phần lớn ở Nam Phi", bài báo nêu... |
|
..."Mặc dù dữ liệu về buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu rất ít nhưng nạn săn bắt trộm ở châu Phi đã tăng chóng mặt trong 2 năm qua, mà giới chức Mỹ cho rằng nhu cầu từ Trung Quốc và Việt Nam là “động lực” chính", bài báo khẳng định (Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam đang mài sừng tê giác với nước ấm để uống.) |
|
Bài báo này nói: "Những nhà bảo vệ động vật hoang dã thậm chí còn cho rằng trong suốt một thập niên qua, bên cạnh túi Gucci, xe hơi Maybach, sừng tê giác đã trở thành món đồ xa xỉ “phải có” đối với một số người giàu Việt Nam mới nổi". (Ảnh minh họa: Một nhân viên thú y đang tháo chiếc sừng trên đầu 1 con tê giác ở Châu Phi nhằm ảo vệ tính mạng cho động vật này). |
|
“Sừng tê giác vẫn được tuồn vào Trung Quốc, nhưng Việt Nam là động lực làm tăng hoạt động giết hại tê giác để lấy sừng”, Chris R. Shepherd, Phó Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã TRAFFIC cho biết. |
|
“Giới chức Việt Nam thực sự cần phải tăng cường nỗ lực tìm ra kẻ đứng sau hoạt động buôn bán trái phép sừng…và chấm dứt hoạt động của chúng”, hãng thông tấn AP nêu trong bài viết. |
|
“Cơn khát” sừng tê giác đã mang lại món lời lớn hơn rất nhiều các sản phẩm động vật được xem là quý khác như mật gấu hay cao hổ. Giới chức Mỹ ước tính bột sừng tê giác có giá lên tới 55.000 đến 60. 000 USD/kg ở châu Á", bài báo khẳng định. |
|
"Chính vì vậy mà bọn trộm giờ đây còn trộm sừng tê giác ở các bảo tàng châu Âu, các cửa hàng thú nhồi bông. Theo cơ quan thi hành luật châu Âu Europol, 72 chiếc sừng tê giác đã bị đánh cắp ở 15 nước châu Âu vào năm ngoái", thống kê nêu trong bài báo. |
|
"Những kẻ săn trộm ở Nam Phi cũng sử dụng cưa sắt để cưa sừng tê giác, khiến con vật sống trong đau đớn, với lỗ khoét lớn rỉ máu trên đầu, nếu chúng may mắn sống sót. Đôi khi những kẻ săn trộm đơn giản bắn chết tê giác, mặc dù sừng có thể mọc lại trong vòng 2 năm, không gây ảnh hưởng đến con vật nếu được cắt cẩn thận", bài báo này dẫn. |
|
"Giới chức trách ở Nam Phi hiện đã phải dùng đến cách cắt trước sừng tê giác để nhằm giải thoát chúng khỏi sự “nhòm ngó” của bọn săn trộm. Nhưng bọn săn trộm sẵn sàng giết chúng chỉ vì phần gốc sừng nhỏ". |
|
Bài báo này đánh giá: "Luật về buôn bán sừng nhập khẩu ở Việt Nam hiện còn chưa chặt chẽ, rõ ràng. Về mặt chính thức, chưa đến 60 chiếc sừng được nhập khẩu theo đường hợp pháp vào Việt Nam mỗi năm với tư cách là phần thưởng mang về từ các cuộc chơi săn bắn ở Nam Phi, nhưng các chuyên gia động vật hoang dã quốc tế ước tính con số thực sự có thể vượt quá 100...". |
|
“Nhiều người Việt Nam tin là bất kỳ cái gì đắt cũng tốt. Nhưng nếu bạn tiêu nhiều tiền cho sừng tê giác, bạn có thể bị tiền mất tật mang”, ông nói. Sừng tế giác chứa keratin, loại protein được tìm thấy ở tóc và móng tay chân người. Các chuyên gia cũng cho biết một số sừng tê giác chuyển vào Việt Nam là hàng giả", bài báo này khuyến cáo. |
Hoàng Hiệp (tổng hợp từ AP/Dân trí)