Trẻ mãi không già
Ý tưởng do Tổng giám đốc SLNA Nguyễn Hồng Thanh đưa ra ở đại hội thường niên VFF được Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng cổ súy, sau đó được đại hội gật đầu cái rụp thông qua. Chẳng khó lý giải cho một ý tưởng được đưa ra… đột xuất, chưa lường hết cái lợi và hại nhưng lại vượt qua cuộc bỏ phiếu rất dễ dàng. Đơn giản quy định tới 25 tuổi cầu thủ mới được “lên sàn” chỉ có lợi cho các CLB, vì vậy, họ không ủng hộ mới là chuyện lạ.
Cái lý mà ông Thanh đưa ra ý tưởng trên nằm ở chỗ, các CLB muốn cầu thủ do mình đào tạo cống hiến nhiều hơn cho đội bóng đã mất công dạy dỗ, chỉ bảo nghề nghiệp. Cầu thủ 23 tuổi vẫn… trẻ, cho nên, phải cống hiến cho đội bóng tới 25 tuổi thì mới bõ công, bõ sức đầu tư đào tạo, nuôi nấng từ trẻ.
Vấn đề là quyết định của đại hội thường niên VFF đúng là độc nhất vô nhị trên thế giới. Ai cũng nhìn thấy rõ cái lợi của CLB, bởi họ có thêm 2 năm nữa để “cột” cầu thủ, trước khi lo mất trắng hoặc phải bung tiền giữ chân. Nhưng cái mốc 25 tuổi rõ ràng là gánh nặng, vì thật ra, chỉ cần đến trên dưới 30 tuổi, nhiều cầu thủ Việt Nam đã chuẩn bị sẵn tinh thần về hưu. Như thế, cứ cho cầu thủ Việt Nam nào có chất lượng, giữ gìn thì họ chỉ kiếm được giỏi lắm 2 bản hợp đồng (mỗi hợp đồng ký 3 năm).
Có điều rất phi lý: nếu quy định này triển khai vào thực tế, bóng đá Việt Nam sẽ đẻ thêm một quy định độ tuổi mới là lứa U25. Trong khi đó, AFC hay FIFA, với những tính toán kỹ lưỡng cũng chỉ dừng lại ở lứa U23 và sau độ tuổi này, các cầu thủ đã tính là trưởng thành. Cầu thủ Việt Nam đương nhiên nhận được danh hiệu trẻ mãi không già, và không có quốc gia nào trên thế giới so sánh được với danh hiệu ấy.
Hại nhiều hơn lợi
Không cần ông Hải đưa ý bình phẩm, những cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi cũng đang choáng váng với quy định độc nhất vô nhị ấy. Có người đặt so sánh, một người theo nghiệp đèn sách, sau 4 năm học đại học đã có thể ra đời lập nghiệp ở độ tuổi 21-22 tuổi. Trong khi đó, cầu thủ buộc phải “trẻ” thêm 3-4 năm nữa mới chính thức được ra ràng, vì chắc chắn kèm theo cái mác cầu thủ trẻ, họ cũng khó đòi hỏi có được mức lương đặc biệt do vẫn chơi bóng với tư thế của người đang học việc.
Các ông chủ rung đùi với quyết định độc nhất vô nhị mà chưa nền bóng đá nào khác trên thế giới thực hiện. Nhưng giới cầu thủ thì há mồm, choáng váng với ngón đòn ngẫu hứng khởi phát từ đại hội thường niên VFF.
Ý tưởng do Tổng giám đốc SLNA Nguyễn Hồng Thanh đưa ra ở đại hội thường niên VFF được Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng cổ súy, sau đó được đại hội gật đầu cái rụp thông qua. Chẳng khó lý giải cho một ý tưởng được đưa ra… đột xuất, chưa lường hết cái lợi và hại nhưng lại vượt qua cuộc bỏ phiếu rất dễ dàng. Đơn giản quy định tới 25 tuổi cầu thủ mới được “lên sàn” chỉ có lợi cho các CLB, vì vậy, họ không ủng hộ mới là chuyện lạ.
Cái lý mà ông Thanh đưa ra ý tưởng trên nằm ở chỗ, các CLB muốn cầu thủ do mình đào tạo cống hiến nhiều hơn cho đội bóng đã mất công dạy dỗ, chỉ bảo nghề nghiệp. Cầu thủ 23 tuổi vẫn… trẻ, cho nên, phải cống hiến cho đội bóng tới 25 tuổi thì mới bõ công, bõ sức đầu tư đào tạo, nuôi nấng từ trẻ.
Hậu vệ Âu Văn Hoàn và đội trưởng Trọng Hoàng của SLNA không thể tự do ra đi do quy định mới của VFF. |
Vấn đề là quyết định của đại hội thường niên VFF đúng là độc nhất vô nhị trên thế giới. Ai cũng nhìn thấy rõ cái lợi của CLB, bởi họ có thêm 2 năm nữa để “cột” cầu thủ, trước khi lo mất trắng hoặc phải bung tiền giữ chân. Nhưng cái mốc 25 tuổi rõ ràng là gánh nặng, vì thật ra, chỉ cần đến trên dưới 30 tuổi, nhiều cầu thủ Việt Nam đã chuẩn bị sẵn tinh thần về hưu. Như thế, cứ cho cầu thủ Việt Nam nào có chất lượng, giữ gìn thì họ chỉ kiếm được giỏi lắm 2 bản hợp đồng (mỗi hợp đồng ký 3 năm).
Có điều rất phi lý: nếu quy định này triển khai vào thực tế, bóng đá Việt Nam sẽ đẻ thêm một quy định độ tuổi mới là lứa U25. Trong khi đó, AFC hay FIFA, với những tính toán kỹ lưỡng cũng chỉ dừng lại ở lứa U23 và sau độ tuổi này, các cầu thủ đã tính là trưởng thành. Cầu thủ Việt Nam đương nhiên nhận được danh hiệu trẻ mãi không già, và không có quốc gia nào trên thế giới so sánh được với danh hiệu ấy.
Hại nhiều hơn lợi
Sau khi được đại hội thường niên VFF thông qua, quy định 25 tuổi mới được chuyển nhượng sẽ được đưa vào phần quy định bổ sung của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Quy chế này sẽ được thẩm định qua Vụ pháp chế- Bộ VH-TT-DL, qua đó chỉnh sửa cho phù hợp rồi mới được Bộ VH-TT-DL ban hành. Thời điểm Bộ ban hành Quy chế bóng đá chuyên môn có quy định bổ sung trên chính là thời điểm áp dụng quy định cầu thủ 25 tuổi mới được chuyển nhượng. Nếu quy định này được sớm thông qua, có thể sẽ được áp dụng ngay mùa bóng 2013.
HLV Lê Thụy Hải nhìn nhận, quy định mới này cực kỳ thiệt thòi cho cầu thủ và sâu xa, nó chắc chắn làm tổn hại cho bóng đá Việt Nam. Ông Hải cho rằng, với bóng đá Việt Nam, ở độ tuổi U23 thì cũng không có nhiều cầu thủ đạt đẳng cấp để chuyển nhượng hoặc ký hợp đồng mới. Ông Hải nói: “Đời cầu thủ đâu có dài, ép họ như vậy là không nên, thậm chí làm chán nản”.Không cần ông Hải đưa ý bình phẩm, những cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi cũng đang choáng váng với quy định độc nhất vô nhị ấy. Có người đặt so sánh, một người theo nghiệp đèn sách, sau 4 năm học đại học đã có thể ra đời lập nghiệp ở độ tuổi 21-22 tuổi. Trong khi đó, cầu thủ buộc phải “trẻ” thêm 3-4 năm nữa mới chính thức được ra ràng, vì chắc chắn kèm theo cái mác cầu thủ trẻ, họ cũng khó đòi hỏi có được mức lương đặc biệt do vẫn chơi bóng với tư thế của người đang học việc.
Các ông chủ rung đùi với quyết định độc nhất vô nhị mà chưa nền bóng đá nào khác trên thế giới thực hiện. Nhưng giới cầu thủ thì há mồm, choáng váng với ngón đòn ngẫu hứng khởi phát từ đại hội thường niên VFF.
Ngọc Linh (SGGP)