Chùm ảnh: Những bức vẽ đầy cảm xúc của học sinh khiếm thị

09/10/2012 11:26
Kim Ngân
(GDVN) -Không nhìn thấy gì, dùng tay lần mò những nét vẽ trên khổ giấy A4 được đặt trên bảng lưới, những học sinh khiếm thị vẫn có được các bức tranh “ước mơ” đầy cảm xúc, giàu tính sáng tạo nghệ thuật.
Chiều ngày 08/10, Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi “Ước mơ của em” tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội).Nhấn mạnh đến ý nghĩa của chương trình, bà Chung Lan Phương – đại diện truyền thông của báo cho biết, đây là một trong những hoạt động từ thiện của báo GDVN tổ chức như Bữa cơm có thịt vùng cao, lớp học Hy vọng, Nhân ái dành cho các bệnh nhi tại hai bệnh viên Nhi TƯ và Huyết học truyền máu TƯ nhằm đem đến những tình cảm tốt đẹp, cây cầu nối nhân ái giữa con người với con người.

Chiều ngày 08/10, Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi “Ước mơ của em” tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Lạc Trung, Hà Nội).Nhấn mạnh đến ý nghĩa của chương trình, bà Chung Lan Phương – đại diện truyền thông của báo cho biết, đây là một trong những hoạt động từ thiện của báo GDVN tổ chức như Bữa cơm có thịt vùng cao, lớp học Hy vọng, Nhân ái dành cho các bệnh nhi tại hai bệnh viên Nhi TƯ và Huyết học truyền máu TƯ nhằm đem đến những tình cảm tốt đẹp, cây cầu nối nhân ái giữa con người với con người.

Đánh giá về cuộc thi, bà Đỗ Thủy – Hiệu phó, phụ trách Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu nói: “Đây là cơ hội để các em thể hiện được mình, phát huy khả năng sáng tạo. Đặc biệt, đối với 103 học sinh khiếm thị tại trường thì đây là điều giúp các em thể hiện đam mê, năng khiếu hội họa của mình. Để vẽ được, học sinh khiếm thị phải dùng bảng lưới dưới sự hướng dẫn các khối hình của cô giáo mỹ thuật. Tuy nhiên, những bức vẽ của các em đều rất có hồn, có cảm xúc”.

Đánh giá về cuộc thi, bà Đỗ Thủy – Hiệu phó, phụ trách Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu nói: “Đây là cơ hội để các em thể hiện được mình, phát huy khả năng sáng tạo. Đặc biệt, đối với 103 học sinh khiếm thị tại trường thì đây là điều giúp các em thể hiện đam mê, năng khiếu hội họa của mình. Để vẽ được, học sinh khiếm thị phải dùng bảng lưới dưới sự hướng dẫn các khối hình của cô giáo mỹ thuật. Tuy nhiên, những bức vẽ của các em đều rất có hồn, có cảm xúc”.

“Ước mơ của em” đã tạo ra nhiều hiệu ứng tốt, hướng các em đến những bài học giá trị về lòng yêu thương con người, sẻ chia đối với những em không may mắn. Sau khi phát động tại Trường Tiểu học Dịch vọng A, báo GDVN đã nhận được hàng chục bức vẽ đầy ngộ nghĩnh, đáng yêu, phong phú về ý tưởng, ước mơ…

“Ước mơ của em” đã tạo ra nhiều hiệu ứng tốt, hướng các em đến những bài học giá trị về lòng yêu thương con người, sẻ chia đối với những em không may mắn. Sau khi phát động tại Trường Tiểu học Dịch vọng A, báo GDVN đã nhận được hàng chục bức vẽ đầy ngộ nghĩnh, đáng yêu, phong phú về ý tưởng, ước mơ…

Đây là sân chơi ngoại khóa vô cùng bổ ích, vui tươi nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, say mê hội họa của học sinh trên địa bàn thành phố.
Đây là sân chơi ngoại khóa vô cùng bổ ích, vui tươi nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, say mê hội họa của học sinh trên địa bàn thành phố.
Cuộc thi nhận được nhiều sự hưởng ứng từ thầy cô nhà trường, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình, thích thú của hơn 800 em học sinh. Nét hồn nhiên, hào hứng của HS khi được phát động cuộc thi vẽ tranh.
Cuộc thi nhận được nhiều sự hưởng ứng từ thầy cô nhà trường, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình, thích thú của hơn 800 em học sinh. Nét hồn nhiên, hào hứng của HS khi được phát động cuộc thi vẽ tranh.
Trần Văn Hoàng và Vương Thu Phương lần mò từng nét vẽ để thể hiện ước mơ đầy màu sắc, có hồn của mình.
Trần Văn Hoàng và Vương Thu Phương lần mò từng nét vẽ để thể hiện ước mơ đầy màu sắc, có hồn của mình.
Rất nhiều học sinh, phụ huynh đứng xem và ngưỡng mộ khả năng hội họa của HS khiếm thị.
Rất nhiều học sinh, phụ huynh đứng xem và ngưỡng mộ khả năng hội họa của HS khiếm thị.
Còn em Trần Văn Hoàng (HS lớp 8B) không thể nhìn thấy gì, Hoàng phải dùng bảng lưới để sờ, xác định được các nét vẽ của mình. “Em có nhiều ước mơ lắm, được trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp rồi ca sỹ…Nhưng ước mơ ấy khó theo đuổi khi em không còn đôi mắt. Qua bức vẽ này, em mong muốn mình được sống như người bình thường, thực hiện được mong muốn của mình. Mỗi lần vẽ mặc dù ý tưởng có nhiều nhưng thể hiện khó lắm nên thường chỉ vẽ đơn giản”.

Còn em Trần Văn Hoàng (HS lớp 8B) không thể nhìn thấy gì, Hoàng phải dùng bảng lưới để sờ, xác định được các nét vẽ của mình. “Em có nhiều ước mơ lắm, được trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp rồi ca sỹ…Nhưng ước mơ ấy khó theo đuổi khi em không còn đôi mắt. Qua bức vẽ này, em mong muốn mình được sống như người bình thường, thực hiện được mong muốn của mình. Mỗi lần vẽ mặc dù ý tưởng có nhiều nhưng thể hiện khó lắm nên thường chỉ vẽ đơn giản”.

Em Trần Văn Dũng (HS lớp 2C) được cô giáo mỹ thuật đánh giá là người có cảm xúc màu rất tốt, biết cách sắp xếp bố cục bức tranh. Có khả năng vẽ bằng tay trái, Dũng mong ước được trở thành bác sỹ chữa bệnh cho các bạn đang bị bệnh.

Em Trần Văn Dũng (HS lớp 2C) được cô giáo mỹ thuật đánh giá là người có cảm xúc màu rất tốt, biết cách sắp xếp bố cục bức tranh. Có khả năng vẽ bằng tay trái, Dũng mong ước được trở thành bác sỹ chữa bệnh cho các bạn đang bị bệnh.

Ước mơ trở thành bác sỹ giỏi chữa bệnh cho các bạn nhỏ của Trần Văn Dũng.
Ước mơ trở thành bác sỹ giỏi chữa bệnh cho các bạn nhỏ của Trần Văn Dũng.
Đối với em Vương Thu Phương (HS lớp 7A), ngay từ bé em đã có ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và luật sư giỏi. Cách đây 7 năm, em không may bị teo gai thị giác nên giờ chỉ nhìn thấy mờ mờ, phải học chữ nổi như các bạn khiếm thị. Vừa cúi sát bức vẽ, Phương nắn nót tô màu thể hiện “ước mơ của học sinh khiếm thị”.

Đối với em Vương Thu Phương (HS lớp 7A), ngay từ bé em đã có ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng và luật sư giỏi. Cách đây 7 năm, em không may bị teo gai thị giác nên giờ chỉ nhìn thấy mờ mờ, phải học chữ nổi như các bạn khiếm thị. Vừa cúi sát bức vẽ, Phương nắn nót tô màu thể hiện “ước mơ của học sinh khiếm thị”.

Chủ đề "ước mơ của học sinh khiếm thị" của em Vương Thu Phương.
Chủ đề "ước mơ của học sinh khiếm thị" của em Vương Thu Phương.
Kim Ngân