Bà Đỗ Thị Bình - Nguyên Cán bộ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam |
- Điều đó ai cũng biết. Nhưng thật ngạc nhiên là giờ nghe lại thấy sao mới mẻ quá?
Nghề giáo không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn lương tâm nghề nghiệp. Trước đây người ta trọng nghề giáo vì nói tới ông giáo bà giáo thì trước hết phải là những người mẫu mực. Đối với thế hệ chúng tôi, hình ảnh thầy cô giáo đẹp lắm. Tôi nhớ hồi học vỡ lòng, giờ ra chơi, chúng tôi tung tà áo dài của cô rồi chui vào đấy y như gà mẹ với gà con. Cái cảnh đó rất đáng yêu.
Bây giờ thử hỏi mấy khi tái hiện được. Thầy giáo mà mua bán dâm như vụ ông hiệu trưởng ở Hà Giang
Năm 1989 trong chuyến công tác đến Philippines, chúng tôi có dự một giờ quản lý gia đình (gia chánh - home economics). Các em diễn một tình huống rất hay: Chồng đi làm về đưa lương cho vợ và biếu tiền cho mẹ. Vợ muốn chồng giao hết cho mình, rồi thắc mắc cãi cọ nhau... Các em học sinh thảo luận và đưa ra thông điệp: Con trai có trách nhiệm với mẹ là đúng nhưng phải bàn bạc với vợ, còn con dâu thì phải có tình thương...
Tiết học rất hay. Trong đoàn Việt Nam có người hỏi sao một tuần chỉ có 2 giờ toán mà có tới 4 giờ học về quản lý gia đình. Họ nói: Học sinh của chúng tôi hết lớp 10 (bằng lớp 12 ở Việt Nam) chỉ một số ít vào đại học còn phần lớn đi học nghề rồi lấy vợ lấy chồng. Mà cuộc sống vợ chồng không cần nhiều đến con tính. Bài học thấm thía cho các em là đối xử thế nào trong gia đình.
thì thật nhục nhã và xấu hổ cho nghề quá. Và điều đó xúc phạm tới tất cả các nhà giáo chân chính.Tôi nghĩ là vẫn có rất nhiều giáo viên ở vùng quê lương họ thấp, không dạy thêm nhưng họ vẫn thương học sinh, yên tâm với nghề, họ vẫn có những học sinh giỏi.
Đúng vậy. Những người như thế phải nhân lên, khơi gợi những gì tốt nhất trong người giáo viên. Nếu cô giáo chủ nhiệm biết xin với nhà trường miễn học phí cho một em có hoàn cảnh khó khăn thì đâu xảy ra chuyện em đó phải bỏ học hay đi ăn trộm. Qua vụ đắm đò ở Nghệ An năm nào, người ta nhận thấy ngoài lý do khách quan thì còn ít tình thương và trách nhiệm quá. Giá như giáo viên hay hiệu trưởng biết đặt ra quy định mỗi khi mưa bão, học sinh có thể nghỉ hoặc chậm giờ... thì tôi tin những chuyện đau lòng như thế sẽ không xảy ra. Đã chọn nghề giáo là phải tâm huyết với nghề. Có tâm thì sẽ làm được rất nhiều việc.
Học làm người quan trọng nhất
- Vậy cái tâm đấy từ đâu mà có?
Muốn thầy cô giáo, thầy thuốc hay nói chung mọi công dân có tâm đức thì phải được dạy dỗ ngay trên ghế nhà trường. Tôi đọc sách tiểu học của Anh, họ đã đưa vào sách khái niệm về nhân quả và những bài học rất hay. Ví dụ như câu chuyện: Hai em học sinh gặp một ông già đang đẩy xe lên dốc. Một em đến đẩy giúp, một em không. Em không giúp hỏi bạn vì sao lại làm thế, em đó nói nó thương ông già và muốn giúp ông, chứ không phải vì cái gì cả. Kết luận của cái bài học ấy nói rằng Chúa đã dạy: Ngay một cốc nước lạnh cho người nghèo cũng được đền đáp. Những bài học như thế gieo vào lòng học sinh, tạo cho học sinh biết sợ cái ác và biết làm quả lành.
- Nhân quả không xa lạ gì với Việt Nam, nhưng lại chưa được dạy trong nhà trường?
Tôi thấy ở một số nước như Thái Lan ngay trong mục tiêu giáo dục của họ cũng nói: "Là người được giáo dục (an educated person) học sinh phải hiểu và hành động theo luật nhân quả”. Nhân quả không phải của tôn giáo nào, mặc dù tôn giáo nào cũng đề cao. Nhân quả là luật của tự nhiên, chúng ta làm cái gì thì ta hưởng cái đó.
Khoảng năm 1995 tôi sang Singapore, lúc đấy trong dư luận rộ lên chuyện một vị bác sĩ phải ra tòa vì một việc gì đó. Người ta xôn xao vì đã học đến mức ấy rồi mà còn làm những việc như vậy. Còn ở ta qua các phương tiện thông tin đại chúng thấy, không chỉ những thanh thiếu niên ít học mà rất nhiều người có học, sinh viên phạm tội giết người, cướp của, ép người yêu đi bán dâm... Tôi thấy kinh khủng quá. Vậy thì cái học của anh trong 12 năm phổ thông và đại học để được cái gì đây?
- Nói như vậy có phải là đổ hết lỗi cho giáo dục trong nhà trường, còn trách nhiệm của gia đình, xã hội nữa chứ?
Tất nhiên không thể đổ hết cho nhà trường. Nhưng rõ ràng giáo dục trong nhà trường có tầm quan trọng vô cùng đối với việc hình thành nhân cách của học sinh. Và học làm người quan là trọng nhất. Trong 4 trụ cột giáo dục mà UNESCO đã đề ra là: Học để biết, học để làm, học để sống và học để chung sống với người khác... thì tất cả là dạy làm người chứ không chỉ có kiến thức thuần tuý.
ĐIỂM NÓNG |
|