Chăm sóc sức khỏe tốt hơn với dược liệu sạch

Cần trả lại tên cho dược liệu

06/11/2012 08:08
V.P
(GDVN) - Hoài sơn theo quy định của Dược điển Việt Nam là rễ cây Củ mài, nhưng hiện nay người ta chế vị thuốc này không chỉ từ củ mài mà còn từ củ mỡ, củ cọc, thậm chí từ cả củ mỡ tím.

Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm, nước ta tiêu thụ hơn 50.000 tấn dược liệu, trong đó 60% - 70% được nhập từ nước ngoài, hàng nhập lậu và không rõ nguồn gốc chiếm tới 80%.

Có một thực tế đáng buồn là, gần đây, khi nhu cầu được khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng tăng cao thì chất lượng dược liệu lại có chiều hướng đi xuống, khiến người thầy thuốc không thể yên tâm còn người bệnh thì vô cùng lo lắng. Thậm chí có người còn đặt câu hỏi: Đây là dược liệu hay là rác?

Hoài sơn theo quy định của Dược điển Việt Nam là rễ cây Củ mài, nhưng hiện nay người ta chế vị thuốc này không chỉ từ củ mài mà còn từ củ mỡ, củ cọc, thậm chí từ cả củ mỡ tím.
Hoài sơn theo quy định của Dược điển Việt Nam là rễ cây Củ mài, nhưng hiện nay người ta chế vị thuốc này không chỉ từ củ mài mà còn từ củ mỡ, củ cọc, thậm chí từ cả củ mỡ tím.


Chất lượng dược liệu giảm sút thể hiện ở những khía cạnh như sau: Dược liệu bị nhẫm lẫn và làm giả, không đúng với tên của nó trong dược điển.

Một dược liệu đúng là dược liệu đó phải đúng tên, đúng loài, đúng giống, đúng bộ phận dùng. Người ta phải tiêu chuẩn hoá các đặc trưng về hình thái, vi phẫu, bột và các phản ứng đặc trưng của hoạt chất hoặc “chất đặc trưng” tiêu biểu cho dược liệu đó. Tuy nhiên, trên thực tế do thiếu hiểu biết hay cố tình “treo đầu dê, bán thịt chó”, nhiều gian thương đã đánh tráo dược liệu giả để trục lợi. Ví như:

- Hoài sơn theo quy định của Dược điển Việt Nam là rễ cây Củ mài, nhưng hiện nay người ta chế vị thuốc này không chỉ từ củ mài mà còn từ củ mỡ, củ cọc, thậm chí từ cả củ mỡ tím.

- Thăng ma không phải là thân rễ củ của một số loài Thăng ma thuộc chi Cimicifuga (theo quy định của Dược điển) mà là thân rễ cây Strobilanthes forrrestii (họ Ô rô - Acanthaceae), một thứ thường được dùng để giả mạo vị Thăng ma ở Trung Quốc.

Củ mài cũng được nhận diện thương hiệu

Trước thực trạng này, CTCP Traphaco (Traphaco) đã xây dựng bộ nhận diện cây thuốc Củ mài và vị thuốc Hoài sơn”. Đây là 1 trong số 15 dự án nhận được tài trợ của “Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam 2011”, được sự tài trợ của WB. Sau đó, Traphaco đã phối hợp Trung tâm khuyến nông huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thảo hướng dẫn sử dụng Bộ nhận diện cây thuốc Củ mài và vị thuốc Hoài sơn tại huyện này.



Kết thúc hội thảo, tất cả các thành viên tham dự hội thảo đã có thể nhận diện được chính xác cây thuốc Củ mài. Với kết quả này, hy vọng bộ nhận diện này sẽ góp phần giúp nhận diện đúng cây thuốc, chuẩn hoá dược liệu ngay từ khi trồng trọt hay thu hái - là tiêu chuẩn đầu tiên trong việc thực hành Trồng trọt và thu hái tốt cây thuốc (GACP) của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
V.P