|
Bãi đỗ khuất sau lưng đèo, phía cuối xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là nơi tập trung những con tàu được sắm ồ ạt trong 2006 - 2007, giai đoạn cực thịnh của ngành hàng hải. |
|
Nằm sát bờ sông Kinh Thầy, bãi đỗ này thực chất là một xưởng sửa chữa tàu thủy tư nhân. Khoảng một năm trở lại đây, người đến sửa chữa thì ít mà thuê chỗ neo đậu cho những con tàu không có khách, không có hàng cứ ngày một nhiều. |
|
Chi phí neo đậu ở đây khoảng 12 - 15 triệu đồng một tháng cho mỗi tàu, tùy trọng tải (chưa bao gồm tiền thuê thủy thủ trông tàu). Mức giá này được coi là khá "mềm" so với điểm đỗ của các doanh nghiệp vận tải lớn (có thể lên tới 2 triệu đồng mỗi ngày), cũng như chi phí mà các doanh nghiệp phải trả cho rất nhiều những con tàu hỏng hoặc đang phải nằm bãi (do không có hàng) ở nước ngoài. |
|
Do chi phí tương đối thấp, bãi đỗ thu hút được nhiều tàu cũ tới neo đậu, chủ yếu có trọng tải 2.000 - 4.000 tấn. Theo các chủ tàu, đây là một trong những bãi đỗ tập trung nhất miền Bắc của loại tàu này. |
|
Theo chủ bãi, nơi đây đang có 10 con tàu neo đậu, trong đó 7 chiếc thuộc chủ sở hữu Công ty Cho thuê tài chính I - Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (ALC1). Chiếc có trọng tải lớn nhất là 4.200 tấn, chiếc nằm bãi lâu nhất là từ giữa tháng 5/2012. |
|
Do không chạy, nằm bãi lâu ngày, hầu hết các tàu xuống cấp rất nhanh. Thậm chí có chiếc được đánh giá là không thể tiếp tục hoạt động, hết hạn đăng kiểm. Một con tàu đóng mới tại thời điểm 2006 - 2007 có chi phí khoảng 30 - 35 tỷ đồng, nay nếu phải phá dỡ, "bán sắt vụn", số tiền thu lại chưa chắc được một nửa. |
|
Buồng lái của Hoàng Kim Star - một trong những con tàu đang neo đậu tại đây, từ lâu không còn dấu hiệu hoạt động. |
|
Ống khói từ máy chính của tàu trong tình trạng gỉ sét. |
|
Xích kéo neo tàu cũng chung số phận thê thảm. |
|
Ngay cả chiếc van thông gió hầm hàng, do không được sử dụng lâu ngày, cũng trong tình trạng hỏng hóc, khó phục hồi. |
Theo Nhật Minh/VnExpress.net