Thịt ghẹ ươn thối biến thành súp và nem cua bể
Giờ đây những món ăn từ thủy sản đặc biệt là được chế biến bằng thịt cua bể như: Súp cua, nem cua, miến cua... đang được không ít cửa hàng, nhà hàng, khách sạn ở Hải Phòng đưa vào thực đơn. Tiếc thay, để lợi nhuận cao, nhiều nhà hàng, khách sạn đã câu kết với một số cơ sở tư nhân biến các loại ghẹ ươn, ghẹ thối thành thịt cua bể "xịn". Bằng các thủ đoạn, trong chốc lát những con ghẹ không thể ăn nổi biến thành đặc sản để phục vụ " thượng đế".
Nhóm PV đã thâm nhập thực tế và mục sở thị một cơ sở tư nhân trái phép đang ngày đêm "hô biến" hàng tạ ghẹ đã bốc mùi thành những mẻ thịt cua trắng phau, đến ruồi cũng phải... "ngoảnh mặt" bay đi.
Ướp thịt ghẹ như... ướp xác
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của nhiều người dân ở P. Đông Hải 2 (Hải An, Hải Phòng) và phụ huynh cũng như thầy cô giáo Trường Tiểu học Đông Hải 2 hàng ngày bị tra tấn bởi khói bếp và thứ mùi tanh nồng, khăm khẳm bốc ra từ cơ sở tư nhân chế biến thuỷ sản tại khu vực Hạ Đoạn 2, nhóm PV đã nhanh chóng vào cuộc.
Được biết, cơ sở này của gia đình ông bà N.T.T.. Đây là cơ sở tự phát, không được cấp phép, tính đến thời điểm này (tháng 11/2012), đã hoạt động được 5-6 năm. Ban đầu, chỉ có vài người, chủ yếu là người trong gia đình nhưng do hám lợi và nhu cầu của các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn tăng cao nên chủ cơ sở đã mở rộng, thuê thêm nhiều người làm. Đặc biệt, vào các tháng cuối năm và đầu năm là thời điểm cưới hỏi, các cơ quan tổng kết, liên hoan, tiệc tùng rôm rả, lượng nhân công tại cơ sở này cũng tăng lên đáng kể.
Có mặt tại cơ sở này, nhóm PV không khỏi rùng mình, sởn gai ốc khi chứng kiến một phần công đoạn "hô biến" từ những loại hải sản ôi thối thành... thịt cua biển "xịn". Trước mắt chúng tôi, 4-5 tạ ghẹ đựng trong những chiếc thùng nhựa xanh, phủ bạt dứa chưa đến ngày chế biến nằm ngổn ngang dưới vỉa hè khiến ruồi nhặng bậu kín bề mặt thùng và trên đống ghẹ bốc mùi. Mùi nồng nặc, khăm khẳm, tanh tưởi bốc lên khiến những người đi ngang qua không khỏi rùng mình, bụm miệng.
Thế nhưng, điều ghê sợ nhất với chúng tôi, đó là công đoạn "phù phép" đống ghẹ thối thành đặc sản. Một gã thanh niên lực lưỡng, tay cầm khay hót những mảnh ghẹ rụng gọng dính đầy ruồi nhặng, cho vài chiếc rổ lớn rồi đem ngâm qua thứ nước nhờ nhờ trong chiếc chậu nhựa để dưới lòng đường. Sau đó, anh ta vớt đám ghẹ ra, đổ vào 2 chiếc nồi nhôm đang sôi ùng ục phì khói trên chiếc bếp kiềng tự tạo nấu tại vỉa hè. Khói từ củi đun và mùi tanh nồng bốc lên quyện vào nhau theo gió bay khắp nơi, tạt vào các phòng học của học sinh Trường Tiểu học Đông Hải 2 kế cận.
Sau 10 phút luộc, những mẻ ghẹ đen nhẻm, hôi, tanh kia được vớt ra, mang sang vỉa hè bên đường. Ở đó, hơn 10 người đang cặm cụi dùng dao nhọn tách mai, bỏ yếm. Do ghẹ chết từ lâu, đa phần đều ươn, thối, bốc mùi nên thịt ải, đang bị phân hủy rất khó bóc tách thịt nguyên vẹn.
Sau khi số ghẹ này được bóc mai, bỏ yếm, chủ cơ sở sử dụng đá cây để cấp đông, với công thức một lớp đá, một lớp ghẹ chín đã sơ chế, cứ thế cho đến khi những chiếc thùng xốp được làm đầy, đóng kín. 4 tiếng, 5 tiếng hoặc lâu hơn nữa tuỳ vào tốc độ bóc tách thịt ghẹ và độ đông kết của thịt ghẹ mà những thùng xốp ghẹ đông lạnh được đổ ra nhanh hay chậm.
Việc làm kinh sợ và mất vệ sinh nhất chính là khâu ướp ghẹ chín đã sơ chế bằng chính thứ đá cây được làm bằng nước ao, nước giếng. Nhiều người nhìn cảnh ướp ghẹ ghê rợn đã chắc mẩm, hẳn là, thứ nước nhờ nhờ kia phải chứa một loại hoá chất đặc biệt lắm, bởi, sau khi luộc chín, sơ chế để lộ những phần thịt trắng đầy hấp dẫn nhưng ruồi, nhặng tuyệt nhiên không bu bám mà "ngoảnh mặt" bay đi.
Trao đổi với chúng tôi, một người dân sống gần đó thở dài:"Trước đây gia đình tôi thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn nem cua bể, miến cua tại nhà hàng ở trung tâm thành phố. Thế nhưng, sau khi thấy cơ sở của nhà bà N.T.T thu mua, chế biến thứ ghẹ này mang giao cho các nhà hàng, khách sạn làm súp cua, miến cua... vợ chồng tôi cạch đến giờ vì sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ".
"Vì là hàng xóm láng giềng nên nể nhau không ý kiến, nhưng họ chẳng có ý thức giữ gìn vệ sinh chút nào. Mùi ghẹ tanh tưởi, hôi thối như thế mà họ cứ hồn nhiên đổ ở vỉa hè để chế biến. Thế nên, ruồi muỗi cứ theo nhau hàng đàn kéo đến khiến cả khu phố này chả khác nào cái... bể phốt. Hơn nữa, đã làm từ nhiều năm nay nhưng không thấy cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý. Có ngày họ chế biến tới 2-3 tạ ghẹ. Các chú (tức PV) ngồi đây được tận mắt chứng kiến và ngửi thấy rồi còn gì". chị N.T.P trong tổ dân phố không giấu vẻ bức xúc, cho biết thêm.
"Cướp" phần ăn của... lợn
Lần theo các kênh cung cấp ghẹ cho một số cơ sở chế biến thuỷ sản tư nhân ở Hải Phòng, chúng tôi tìm ra huyện đảo Cát Hải. Đây được coi là một trong 3 điểm cung cấp ghẹ ươn, ghẹ thối lớn nhất cho thị trường Hải Phòng, bên cạnh các điểm nổi tiếng như Đồ Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
May mắn, khi ra tới nơi, chúng tôi gặp và làm quen được một tay đổ mối tên là N.V.T người huyện Cát Hải (Hải Phòng) đang thu mua ghẹ, đóng thùng chuyển vào đất liền.
Vừa làm, anh T. vừa chia sẻ "thật thà": "Loại ghẹ lông, ghẹ mắt ma chết thối này trước kia chỉ làm thức ăn nuôi lợn. Nhưng bây giờ, lợn bị... cướp mất khẩu phần rồi. Kể ra nghĩ cũng kinh khủng thật. Để thành mồi nhậu cho các "thượng đế", ghẹ ươn, ghẹ thối đã trải qua nhiều công đoạn tẩm ướp bởi vì trong mỗi chuyến vươn khơi của các ngư dân đều có thời gian dài tới cả tháng trời. Ghẹ được đánh bắt lên không còn sống được ướp ngay bằng đạm U-rê cùng với đá cây hoặc một thứ hoá chất do Trung Quốc sản xuất mà ngư dân mang theo. Khi lên được tới bờ, toàn bộ số ghẹ này đều đã ươn và nhiều con bắt đầu chuyển sang màu đen và phân huỷ... Để lọc được thịt và khử mùi chắc chắn các cơ sở chế biến phải "hô biến" lần nữa và lần này mới thực sự nguy hại".
Chỉ tay vào đám ghẹ bốc mùi, anh T. hồ hởi:"Không phải ngày nào cũng thu được 1-2 tạ như hôm nay, có đợt chỉ được vài chục cân nên phải tích trữ vài ngày mớí đủ mướn. Tuy giá chỉ bán được 20-25 nghìn đồng/kg nhưng xem ra ngày công vẫn đảm bảo thu nhập".
Nhìn những con ghệ lông, ghẹ mắt ma chuyền mầu, chuyển mùi mà anh T. đang nháo nhào đổ vào chiếc thùng nhựa, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ đến những món ăn thành phẩm đẹp mắt vẫn thường cùng tụi bạn "chén chú chén anh" tại các nhà hàng, quán ăn. Chẳng ai có thể đánh giá hết tác hại mà những món ăn đã được phù phép này mang lại, nhưng chắc chắn rằng, đây chính là mầm mống gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc đề cao cảnh giác của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao hiểu biết để trở thành "người tiêu dùng thông thái", chắc chắn cần phải có sự quản lý hiệu quả của các cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có như vậy mới mong kịp thời ngăn chặn và vô hiệu hoá các vụ lừa đảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm mất vệ sinh như thế này.
Giờ đây những món ăn từ thủy sản đặc biệt là được chế biến bằng thịt cua bể như: Súp cua, nem cua, miến cua... đang được không ít cửa hàng, nhà hàng, khách sạn ở Hải Phòng đưa vào thực đơn. Tiếc thay, để lợi nhuận cao, nhiều nhà hàng, khách sạn đã câu kết với một số cơ sở tư nhân biến các loại ghẹ ươn, ghẹ thối thành thịt cua bể "xịn". Bằng các thủ đoạn, trong chốc lát những con ghẹ không thể ăn nổi biến thành đặc sản để phục vụ " thượng đế".
Nhóm PV đã thâm nhập thực tế và mục sở thị một cơ sở tư nhân trái phép đang ngày đêm "hô biến" hàng tạ ghẹ đã bốc mùi thành những mẻ thịt cua trắng phau, đến ruồi cũng phải... "ngoảnh mặt" bay đi.
Ướp thịt ghẹ như... ướp xác
Sau khi nhận được thông tin phản ánh của nhiều người dân ở P. Đông Hải 2 (Hải An, Hải Phòng) và phụ huynh cũng như thầy cô giáo Trường Tiểu học Đông Hải 2 hàng ngày bị tra tấn bởi khói bếp và thứ mùi tanh nồng, khăm khẳm bốc ra từ cơ sở tư nhân chế biến thuỷ sản tại khu vực Hạ Đoạn 2, nhóm PV đã nhanh chóng vào cuộc.
Được biết, cơ sở này của gia đình ông bà N.T.T.. Đây là cơ sở tự phát, không được cấp phép, tính đến thời điểm này (tháng 11/2012), đã hoạt động được 5-6 năm. Ban đầu, chỉ có vài người, chủ yếu là người trong gia đình nhưng do hám lợi và nhu cầu của các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn tăng cao nên chủ cơ sở đã mở rộng, thuê thêm nhiều người làm. Đặc biệt, vào các tháng cuối năm và đầu năm là thời điểm cưới hỏi, các cơ quan tổng kết, liên hoan, tiệc tùng rôm rả, lượng nhân công tại cơ sở này cũng tăng lên đáng kể.
Súp cua biển (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa) |
Men rượu Trung Quốc + nước lã = Rượu gây chết người
Phát hoảng quy trình "cắt gọt" chi phí ô tô Trung Quốc giá rẻ
Đầu nậu tiết lộ "bí quyết" pha chế 30 lít xăng “nở” thành 36 lít
Có mặt tại cơ sở này, nhóm PV không khỏi rùng mình, sởn gai ốc khi chứng kiến một phần công đoạn "hô biến" từ những loại hải sản ôi thối thành... thịt cua biển "xịn". Trước mắt chúng tôi, 4-5 tạ ghẹ đựng trong những chiếc thùng nhựa xanh, phủ bạt dứa chưa đến ngày chế biến nằm ngổn ngang dưới vỉa hè khiến ruồi nhặng bậu kín bề mặt thùng và trên đống ghẹ bốc mùi. Mùi nồng nặc, khăm khẳm, tanh tưởi bốc lên khiến những người đi ngang qua không khỏi rùng mình, bụm miệng.
Thế nhưng, điều ghê sợ nhất với chúng tôi, đó là công đoạn "phù phép" đống ghẹ thối thành đặc sản. Một gã thanh niên lực lưỡng, tay cầm khay hót những mảnh ghẹ rụng gọng dính đầy ruồi nhặng, cho vài chiếc rổ lớn rồi đem ngâm qua thứ nước nhờ nhờ trong chiếc chậu nhựa để dưới lòng đường. Sau đó, anh ta vớt đám ghẹ ra, đổ vào 2 chiếc nồi nhôm đang sôi ùng ục phì khói trên chiếc bếp kiềng tự tạo nấu tại vỉa hè. Khói từ củi đun và mùi tanh nồng bốc lên quyện vào nhau theo gió bay khắp nơi, tạt vào các phòng học của học sinh Trường Tiểu học Đông Hải 2 kế cận.
Sau 10 phút luộc, những mẻ ghẹ đen nhẻm, hôi, tanh kia được vớt ra, mang sang vỉa hè bên đường. Ở đó, hơn 10 người đang cặm cụi dùng dao nhọn tách mai, bỏ yếm. Do ghẹ chết từ lâu, đa phần đều ươn, thối, bốc mùi nên thịt ải, đang bị phân hủy rất khó bóc tách thịt nguyên vẹn.
Sau khi số ghẹ này được bóc mai, bỏ yếm, chủ cơ sở sử dụng đá cây để cấp đông, với công thức một lớp đá, một lớp ghẹ chín đã sơ chế, cứ thế cho đến khi những chiếc thùng xốp được làm đầy, đóng kín. 4 tiếng, 5 tiếng hoặc lâu hơn nữa tuỳ vào tốc độ bóc tách thịt ghẹ và độ đông kết của thịt ghẹ mà những thùng xốp ghẹ đông lạnh được đổ ra nhanh hay chậm.
Việc làm kinh sợ và mất vệ sinh nhất chính là khâu ướp ghẹ chín đã sơ chế bằng chính thứ đá cây được làm bằng nước ao, nước giếng. Nhiều người nhìn cảnh ướp ghẹ ghê rợn đã chắc mẩm, hẳn là, thứ nước nhờ nhờ kia phải chứa một loại hoá chất đặc biệt lắm, bởi, sau khi luộc chín, sơ chế để lộ những phần thịt trắng đầy hấp dẫn nhưng ruồi, nhặng tuyệt nhiên không bu bám mà "ngoảnh mặt" bay đi.
Trao đổi với chúng tôi, một người dân sống gần đó thở dài:"Trước đây gia đình tôi thỉnh thoảng rủ nhau đi ăn nem cua bể, miến cua tại nhà hàng ở trung tâm thành phố. Thế nhưng, sau khi thấy cơ sở của nhà bà N.T.T thu mua, chế biến thứ ghẹ này mang giao cho các nhà hàng, khách sạn làm súp cua, miến cua... vợ chồng tôi cạch đến giờ vì sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ".
"Vì là hàng xóm láng giềng nên nể nhau không ý kiến, nhưng họ chẳng có ý thức giữ gìn vệ sinh chút nào. Mùi ghẹ tanh tưởi, hôi thối như thế mà họ cứ hồn nhiên đổ ở vỉa hè để chế biến. Thế nên, ruồi muỗi cứ theo nhau hàng đàn kéo đến khiến cả khu phố này chả khác nào cái... bể phốt. Hơn nữa, đã làm từ nhiều năm nay nhưng không thấy cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý. Có ngày họ chế biến tới 2-3 tạ ghẹ. Các chú (tức PV) ngồi đây được tận mắt chứng kiến và ngửi thấy rồi còn gì". chị N.T.P trong tổ dân phố không giấu vẻ bức xúc, cho biết thêm.
"Cướp" phần ăn của... lợn
Lần theo các kênh cung cấp ghẹ cho một số cơ sở chế biến thuỷ sản tư nhân ở Hải Phòng, chúng tôi tìm ra huyện đảo Cát Hải. Đây được coi là một trong 3 điểm cung cấp ghẹ ươn, ghẹ thối lớn nhất cho thị trường Hải Phòng, bên cạnh các điểm nổi tiếng như Đồ Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
May mắn, khi ra tới nơi, chúng tôi gặp và làm quen được một tay đổ mối tên là N.V.T người huyện Cát Hải (Hải Phòng) đang thu mua ghẹ, đóng thùng chuyển vào đất liền.
Vừa làm, anh T. vừa chia sẻ "thật thà": "Loại ghẹ lông, ghẹ mắt ma chết thối này trước kia chỉ làm thức ăn nuôi lợn. Nhưng bây giờ, lợn bị... cướp mất khẩu phần rồi. Kể ra nghĩ cũng kinh khủng thật. Để thành mồi nhậu cho các "thượng đế", ghẹ ươn, ghẹ thối đã trải qua nhiều công đoạn tẩm ướp bởi vì trong mỗi chuyến vươn khơi của các ngư dân đều có thời gian dài tới cả tháng trời. Ghẹ được đánh bắt lên không còn sống được ướp ngay bằng đạm U-rê cùng với đá cây hoặc một thứ hoá chất do Trung Quốc sản xuất mà ngư dân mang theo. Khi lên được tới bờ, toàn bộ số ghẹ này đều đã ươn và nhiều con bắt đầu chuyển sang màu đen và phân huỷ... Để lọc được thịt và khử mùi chắc chắn các cơ sở chế biến phải "hô biến" lần nữa và lần này mới thực sự nguy hại".
Chỉ tay vào đám ghẹ bốc mùi, anh T. hồ hởi:"Không phải ngày nào cũng thu được 1-2 tạ như hôm nay, có đợt chỉ được vài chục cân nên phải tích trữ vài ngày mớí đủ mướn. Tuy giá chỉ bán được 20-25 nghìn đồng/kg nhưng xem ra ngày công vẫn đảm bảo thu nhập".
Nhìn những con ghệ lông, ghẹ mắt ma chuyền mầu, chuyển mùi mà anh T. đang nháo nhào đổ vào chiếc thùng nhựa, chúng tôi không khỏi rùng mình khi nghĩ đến những món ăn thành phẩm đẹp mắt vẫn thường cùng tụi bạn "chén chú chén anh" tại các nhà hàng, quán ăn. Chẳng ai có thể đánh giá hết tác hại mà những món ăn đã được phù phép này mang lại, nhưng chắc chắn rằng, đây chính là mầm mống gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Thiết nghĩ, bên cạnh việc đề cao cảnh giác của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao hiểu biết để trở thành "người tiêu dùng thông thái", chắc chắn cần phải có sự quản lý hiệu quả của các cơ quan chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có như vậy mới mong kịp thời ngăn chặn và vô hiệu hoá các vụ lừa đảo trong sản xuất, chế biến thực phẩm mất vệ sinh như thế này.
Vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hải Phòng phối hợp với Sở Thuỷ sản Hải Phòng mở đợt kiểm tra chất lượng VSATTP thuỷ hải sản trên một số tàu cá tại vịnh Cát Bà. Kết quả kiểm nghiệm 7/9 mẫu được ướp bằng phân đạm U-rê gồm 4 mẫu cá, 2 mẫu mực và một mẫu tôm. Kiểm tra tại 15 tàu khác phát hiện có 2 tàu đang vận chuyển tôm có ướp U-rê đang trên đường đưa đi tiêu thụ.
Theo Gia đình&Cuộc sống