Ngày đầu xử lí xe không chính chủ: Dân ngơ ngác, CSGT "nhắc là chính"

11/11/2012 07:16
Viết Cường
(GDVN) - Trước Nghị định 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới. Trong ngày đầu tiên thực hiện Nghị định, nhiều người dân tỏ ra ngơ ngác vì chưa hề nghe thấy quy định mới này.

Theo đó, mức phạt từ 6-10 triệu đồng đối với xe ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ khi lưu hành trên đường.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, trong buổi sáng 10/11, nhiều người vi phạm giao thông bị lực lượng CSGT kiểm tra hành chính thì mới biết mình mắc thêm lỗi – xe chưa sang tên đổi chủ.

Nhiều người dân tỏ ra bỡ ngỡ trước quy định xử phạt mới này
Nhiều người dân tỏ ra bỡ ngỡ trước quy định xử phạt mới này

Trưởng phòng CSGT Hà Nội:Mượn xe cần mang theo hộ khẩu, giấy khai sinh

Trưởng phòng CSGT Hà Nội:Mượn xe cần mang theo hộ khẩu, giấy khai sinh

Cục trưởng CSGT: Người mượn xe sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ

Cục trưởng CSGT: Người mượn xe sẽ không bị phạt lỗi xe không chính chủ

Phạt xe không chính chủ: 1 quy định mới, 1001 nỗi băn khoăn

Phạt xe không chính chủ: 1 quy định mới, 1001 nỗi băn khoăn

“Tôi mới mua chiếc xe này từ một người quen. Xe này cũng đã qua nhiều đời chủ rồi nên giờ cũng không biết ai là người chủ đầu tiên. Tôi mua lại với giá 5 triệu để đi chở hàng. Chúng tôi là dân lao động, ít khi đọc báo chí nên không biết là từ hôm nay tất cả xe máy, ô tô nếu tham gia giao thông mà đăng ký xe không chính chủ sẽ bị phạt nặng như thế” – anh Cường ở Từ Liêm, Hà Nội ngơ ngác.

Chị Dung ở Xuân Thủy – Cầu Giấy, khi đi sai làn đường đã bị CAGT dừng xe kiểm tra. Ngoài lỗi này, chị Dung còn bị hỏi về đăng ký xe vì đăng ký xe của chị đang mang theo không phải là chính chủ. Chị Dung ngạc nhiên: “Chiếc xe này trước là của bố tôi mua và đăng ký xe cũng mang tên ông. Tuy nhiên bố tôi mất đã hơn 3 năm nay, chiếc xe này giờ tôi dùng làm phương tiện đi lại. Hôm nay bị kiểm tra về việc đăng ký xe của tôi không phải là chính chủ tôi rất bất ngờ vì chưa hề nghe thấy chủ trương, quy định này trên báo chí hay các phương tiện thông tin đại chúng.

Đăng ký xe chỉ là vật để chứng minh rằng chiếc xe đó không phải là xe bất chính hay trộm cắp mà có. Vậy theo quy định hiện nay, tôi phải làm gì, thực sự tôi không hiểu”.

Ngoài chị Dung và anh Cường, theo quan sát của PV, chỉ trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ trực chốt cùng chiến sỹ Công an giao thông trên đường Trần Duy Hưng, những người vị phạm bị kiểm tra về đăng ký xe có chính chủ hay không đều tỏ ra bất ngờ vì …chưa hề nghe nói đến việc này. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều về quy định mới này của Bộ GTVT. Bác Nguyễn Văn Long ở Ba Đình, Hà Nội trao đổi với PV cho hay: Tôi nghĩ đây là việc làm hết sức cần thiết, việc tất cả những người khi tham gia giao thông phải đi xe đăng ký tên mình tiện cho công tác quản lí của các cơ quan chức năng nhà nước. Ngoài ra, có những vụ việc như người gây tai nạn, trộm cắp, cướp giật…khi gây án rồi dùng xe máy hoặc ô tô để chạy trốn thì người dân sẽ nhận biết được kẻ gây án đó qua biển số xe từ đó công tác xác minh thân nhân sẽ dễ dàng hơn”.

Tuy nhiên bác Long cũng tỏ ra e ngại về thủ tục chuyển đổi sang tên có thể sẽ rườm rà: “Chủ trương cũng tốt nhưng tôi sợ thực hiện lại “lởm chởm”. Bộ máy công quyền của ta vẫn còn cồng kềnh, nhiều chỗ còn khá quan liêu, hạch sách. Nếu giản đơn quá trình sang tên đổi chủ và phổ biến với người dân cụ thể về việc này tôi nghĩ sẽ không khó thực hiện”.

CSGT trong gày đầu ra quân chủ yếu giải thích, tuyên truyền cho người dân biết về quy định mới,
CSGT trong gày đầu ra quân chủ yếu giải thích, tuyên truyền cho người dân biết về quy định mới,

Đa phần nhiều người dân cho rằng, việc thực hiện theo Nghị định 71 có phần hơi máy móc. Phần vì công tác tuyên truyền và thực thi việc xử phạt quá gấp, người dân không có thông tin về chủ trương này.

Một chiến sĩ làm nhiệm vụ tại chốt giao thông ngã tư đường Trần Duy Dưng – Giang Văn Minh, cho biết: Trong buổi sáng 10/11, lực lượng làm nhiệm vụ ở đây tiến hành kiểm tra hành chính nhiều phương tiện vi phạm giao thông. Trong đó, có 5 trường hợp người điều khiển phương tiện không phải là chính chủ của xe.

“Tuy nhiên, hôm nay là ngày đầu thực hiện Nghị định 71, nhiều người vi phạm không biết lỗi này nên chúng tôi cũng chỉ nhắc nhở và xử phạt lỗi chính thôi. Thêm nữa, quá trình xử lý vi phạm này ngay tại chốt lại gặp khó khăn vì chủ phương tiện có khi đi xe của người thân trong nhà. Hoặc đủ điều kiện lưu hành nhưng xe được mượn của người khác nên rất khó có thể xử lý vi phạm” – chiến sĩ CSGT này cho hay.

Độc giả chia sẻ về thủ tục chuyển đổi sang tên đổi chủ xe máy ở Hà Nội, xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Viết Cường