Thí sinh Trần Thị Ngọc Ngà, Đại học Khoa học Huế - MS 87

12/11/2012 09:07
Ban Biên Tập
(GDVN) - Ảnh dự thi của thí sinh Trần Thị Ngọc Ngà, Đại học Khoa học Huế với món "Bún thịt nướng Huế".
"Việc chế biến món này thì đơn giản nhưng để làm đúng với khẩu vị, mang đậm chất Huế là điều không dễ. Với riêng thịt để nướng, các bà các mẹ thường chọn mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc. Xắt thịt mỏng rồi cho vào một tô lớn, sau đó cho gia vị gồm tiêu, mắm, muối, bột ngọt giàu hương vị Umami, dầu, đường, nước sốt, lá lốt, mè trắng. Dùng tay nhồi khoảng 5 phút cho thấm gia vị vào thịt rồi trải ra vỉ. Đưa vỉ thịt vừa kẹp xong lên bếp than, dùng tay trở liên tục để lửa không làm cháy sém thịt. Ngay trong lúc nướng thịt ta đã có cảm giác thèm ăn vì mùi hương gia vị hòa lẫn mùi thịt nướng bốc nghi ngút thơm lừng. Xong công đoạn nướng thịt, việc khá quan trọng là làm nước lèo. Món bún có thành công hay không được quyết định bởi loại nước đặc biệt này. Đây là cũng điểm khác biệt rõ nhất so với những món bún bình thường. Thành phần nước lèo gồm nước, bột mì, nước đậu nành đã cô đặc, một ít đậu xanh và đậu phộng, tiêu, đường, ít mè trắng, ít hạt nêm từ thịt, thật ít muối và nước mắm. Dùng đũa khuấy đều, sau đó đun sôi nhưng nhớ không để đặc quánh và vẫn còn chan được. Múc khoảng 2/3 chén nước lèo đang nóng cho vào tô bún đã bỏ thịt nướng và rau xanh để sẵn. Việc còn lại là trộn đều, thưởng thức và cảm nhận hương vị. Bún có vị thanh ngọt, không mặn, không nhạt rất đậm đà. Đặc biệt, thịt nướng khi trộn lẫn với nước lèo tạo ra mùi hương rất đặc biệt khó cưỡng lại. Trong lúc ăn, chúng ta dễ dàng cảm nhận cái béo tự nhiên từ những hạt mè, hạt đậu phộng, cái thơm mát của rau thơm... hòa vị béo ngậy của thịt. Ngoài ra, vài cọng cà rốt hay đu đủ bào giòn rụm cũng khiến vị béo của thịt trở nên nhẹ nhàng hơn, món ăn dễ thưởng thức và đỡ ngấy hơn"
"Việc chế biến món này thì đơn giản nhưng để làm đúng với khẩu vị, mang đậm chất Huế là điều không dễ. Với riêng thịt để nướng, các bà các mẹ thường chọn mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc. Xắt thịt mỏng rồi cho vào một tô lớn, sau đó cho gia vị gồm tiêu, mắm, muối, bột ngọt giàu hương vị Umami, dầu, đường, nước sốt, lá lốt, mè trắng. Dùng tay nhồi khoảng 5 phút cho thấm gia vị vào thịt rồi trải ra vỉ. Đưa vỉ thịt vừa kẹp xong lên bếp than, dùng tay trở liên tục để lửa không làm cháy sém thịt. Ngay trong lúc nướng thịt ta đã có cảm giác thèm ăn vì mùi hương gia vị hòa lẫn mùi thịt nướng bốc nghi ngút thơm lừng. Xong công đoạn nướng thịt, việc khá quan trọng là làm nước lèo. Món bún có thành công hay không được quyết định bởi loại nước đặc biệt này. Đây là cũng điểm khác biệt rõ nhất so với những món bún bình thường. Thành phần nước lèo gồm nước, bột mì, nước đậu nành đã cô đặc, một ít đậu xanh và đậu phộng, tiêu, đường, ít mè trắng, ít hạt nêm từ thịt, thật ít muối và nước mắm. Dùng đũa khuấy đều, sau đó đun sôi nhưng nhớ không để đặc quánh và vẫn còn chan được. Múc khoảng 2/3 chén nước lèo đang nóng cho vào tô bún đã bỏ thịt nướng và rau xanh để sẵn. Việc còn lại là trộn đều, thưởng thức và cảm nhận hương vị. Bún có vị thanh ngọt, không mặn, không nhạt rất đậm đà. Đặc biệt, thịt nướng khi trộn lẫn với nước lèo tạo ra mùi hương rất đặc biệt khó cưỡng lại. Trong lúc ăn, chúng ta dễ dàng cảm nhận cái béo tự nhiên từ những hạt mè, hạt đậu phộng, cái thơm mát của rau thơm... hòa vị béo ngậy của thịt. Ngoài ra, vài cọng cà rốt hay đu đủ bào giòn rụm cũng khiến vị béo của thịt trở nên nhẹ nhàng hơn, món ăn dễ thưởng thức và đỡ ngấy hơn"
Ban Biên Tập