Thầy giáo Chu Quang Đức |
Vào những ngày đầu tháng 11, tôi tìm về xã Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội. Vừa đặt chân tới đây, khi hỏi nhà thầy giáo Chu Quang Đức thì ai cũng biết. Điều ngạc nhiên khi gặp là thầy rất nhỏ bé.
28 tuổi, thế nhưng thầy chỉ cao có 1,1m và nặng 27kg. Sau vài phút ái ngại, thầy bắt đầu những câu chuyện về giấc mơ của mình như những thước phim quay chậm...
Năm 1983, khi vừa sinh ra thầy đã bị nhiễm chất độc da cam từ người bố của mình là cựu chiến binh Chu Quang Chiến. Cuộc đời thật quá bất công với thầy, nỗi đau dioxin ấy từ đó cứ ngấm sâu và thể chất và kìm hãm tất cả mọi sự phát triển trong cơ thể. Nó cứ bám đeo đẳng và là một nỗi ám ảnh với cả gia đình. Mặc dù cũng đã có đi chữa trị nhiều nơi, thế nhưng.... Đã gần 30 năm trôi qua, thầy cứ bị nó giày vò.
Ngày nhỏ thầy đã từng nghĩ: "Mình đã là người khuyết tật, vậy thì mình còn có thể làm được gì cho đời chứ?". Nghĩ tới bố mẹ, nghĩ tới tương lai của mình nhiều lúc thầy rất bi quan và chán nản.
Nhưng rồi, lớn lên và đi học cấp 1, cấp 2 - ý thức về cuộc sống thầy đã tự đặt ra một giấc mơ – giấc mơ của một người khuyết tật. Đó chính là đi học chỉ có học mới thay đổi được cuộc sống, mới có thể giúp đỡ được gia đình.
Vậy là từ đó thầy cứ miệt mài lao vào học tập. Cứ thế thầy miệt mài làm bài, và những điều không vui bỗng dưng tan biến, thầy đã tìm được thấy niềm vui, sự an ủi trên những con số và thuật toán khô khan...
Sau 4 năm học, thầy đã đạt được thành tích mà nhiều người cũng thầm ao ước. Đó chính là tấm bằng loại ưu. Nói về thành tích đó, thầy bảo rằng mình chỉ cố gắng học tốt để sau này ra đi dạy các em học sinh được tốt hơn mà thôi....
Và giấc mơ cho mọi người
Qua bao khó khăn, bây giờ thầy Đức đã trở thành giáo viên dạy Tin học của Trường THPT Mê Linh – Hà Nội. Thầy bảo được đi dạy chính là nơi để mình viết thêm những giấc mơ cho các em học sinh. Thầy muốn các em học sinh nhìn vào mình để luôn có những ước mơ, khát khao vươn lên thành một người có ích trong xã hội.
Thầy Chu Quang Đức đang dạy học sinh tại nhà |
Sự học đối với thầy là không bao giờ cạn. Với thầy thì đi dạy cũng là đi học. Vậy nên ngoài giờ dạy học ở trường, thầy cũng mở lớp dạy thêm ở nhà với 4 môn học: Toán, Lý, Hóa, Tin học. Những học sinh tới lớp của thầy đều được thầy kèm cặp từ năm lớp 10 tới lớp 12. Điều tôi cảm nhận được qua cách dạy của thầy đó chính là sự ân cần, điềm đạm. Thầy nhẹ nhàng chỉ bảo từng tí một cho các học sinh, những ai không hiểu thì thầy cứ giảng đi giảng lại, tìm ra những cách thức ngắn gọn nhất để cho họ tiếp thu.
Đã nhiều năm qua, thầy Đức chính là cầu nối chắp cánh cho biết bao học sinh vào ĐH. Hàng năm, lớp học tại nhà của thầy trung bình có tới 10 học sinh đậu ĐH. Như năm học 2011-1012 vừa rồi có tới 15 em đậu ĐH. Trong số đó có những em đậu vào các trường ĐH lớn như Bách khoa, Sư phạm, Luật…
Nói về thành công ấy, thầy chỉ khiêm tốn bảo rằng: “mình chỉ khởi động giấc mơ, còn thực hiện giấc mơ hay không chính là ở các em”.
Tháng 11- tháng tôn vinh những người làm nghề giáo. Thông điệp ngắn gọn thầy gửi đến các bạn trẻ đó chính là: Đừng bao giờ đầu hàng những giấc mơ, bởi có những giấc mơ muốn thử thách bản lĩnh, lòng kiên trì của chúng ta...
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Những hình ảnh xúc động về "lớp học tật nguyền" của bà lão 80 tuổi |
|
Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước |
ĐIỂM NÓNG |
|