Lũ lụt là thiên tai lớn nhất đe dọa nước Việt Nam ta, nhất là ở miền Bắc vì tổn thất nhân mạng có thể đến mức độ khủng khiếp.
1. Trận lũ kinh hoàng tháng 8/1971
Cơn lũ vào tháng 8/1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc, và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam.
Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U. S. National Oceanic & Atmospheric Administration). Lũ lịch sử năm 1971 đứng hàng nhì sau trận lụt năm 1931 ở sông Dương Tử làm thiệt mạng gần 3 triệu 700.000 nguời ở Trung Hoa.
Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U. S. National Oceanic & Atmospheric Administration). Lũ lịch sử năm 1971 đứng hàng nhì sau trận lụt năm 1931 ở sông Dương Tử làm thiệt mạng gần 3 triệu 700.000 nguời ở Trung Hoa.
Một căn nhà bị cô lập trong lũ. |
Ảnh hưởng dòng nước lạnh La Nina đã gây nên những trận mưa to liên tục vào mùa bão năm đó. Một cơn bão từ miền nam Trung hoa gần Hồng Kông mang đến những trận mưa to trên các Sông Thao, Sông Lô và Sông Đà.
Nuớc lũ từ các sông này đã hợp lại gây nên cơn lũ lịch sử của đồng bằng Sông Hồng. Mực nước Sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến 14,13 m ở Hà Nội. Mực nước ở Hà Nội này cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m. Mực nước Sông Hồng đo được 18,17 m ở Việt Trì (cao hơn 2,32 m mức báo động cấp III) và 16,29 m ở Sơn Tây (1,89 m cao hơn mức báo động cấp III). Đồng thời mực nước ở các Sông Cầu, Sông Lô, Sông Thái Bình lên cao hơn bao giờ hết.
Trận lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điểm, làm thiệt mạng 100.000 nguời, úng ngập 250.000 ha đất và hơn 2,7 triệu người bị thiệt hại về kinh tế. Một trận lũ lớn khác vào tháng 8/1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312.000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người.
Gần đây lũ lụt kèm theo gió to hơn 100 km/giờ do bão Frankie gây nên vào ngày 24/7/1996 làm 100 người bị thiệt mạng, 194.000 căn nhà bị hư hại và hơn 177.000 ha bị úng ngập.
2. Trận lụt ở Miền Trung năm 2011
Các trận lụt đã làm 5 người chết ở miền trung Việt Nam trong tuần này, nâng tổng số người chết trong 3 tuần qua lên 55 người.
Hãng thông tấn Đức trích số liệu của Ủy ban Phòng chống lụt bão Quốc gia cho hay, 4 người vẫn còn đang mất tích và 14 người khác bị thương ở các tỉnh miền Trung.
Hãng thông tấn Đức trích số liệu của Ủy ban Phòng chống lụt bão Quốc gia cho hay, 4 người vẫn còn đang mất tích và 14 người khác bị thương ở các tỉnh miền Trung.
Một phụ nữ rơi nước mắt chờ được cứu ra khỏi ngôi nhà bị ngập ở tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. |
Cũng theo Ủy ban này, nước lụt cũng đã nhận chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu.
Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Giới hữu trách đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng đã làm hư hại một số đoạn đường trên Quốc lộ 1, gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 2.000 hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị.
Trận lụt tồi tệ nhất trong hơn một thập niên qua ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã buộc gần 235.000 học sinh phải nghỉ học. Cơ quan chức năng ước tính thiệt hại từ trận lụt lên tới 70 triệu USD.
3. Bão số 7, cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại
Cơn bão số 7 là một cơn bão nhiệt đới, trong mùa bão ở Thái Bình Dương năm 2005. Có tên khác là Labuyo bằng tiếng Philipin hay Damrey bằng tiếng Khmer, cơn bão được đánh giá là mạnh nhất vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005. Tại Việt Nam, bão đã làm nhiều đoạn đê ở các tỉnh ven biển bị vỡ.
Cuối tháng 9/2005, cơn bão số 7 mạnh cấp 12 giật trên cấp 12 với sức gió 130 km là một trong những cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại.
Bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng vào rạng sáng ngày 27 tháng 9 (giờ Hà Nội) với sức gió mạnh tới cấp 10, 11 (từ 103 đến 133 km/giờ), có nơi giật trên cấp 12 (theo Thang sức gió Beaufort).
Trước khi đổ bộ vào các tỉnh này, bão vượt qua Vịnh Bắc bộ, tràn vào huyện đảo Bạch Long Vĩ với sức gió cấp 12. Rất may, nhờ công tác phòng chống bão được chuẩn bị tốt, hầu hết các tàu thuyền đậu trong Cảng và khu neo đậu tàu đều đã được yêu cầu về đất liền nên thiệt hại không lớn, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên một số ngôi nhà bị tốc mái, nhiều héc ta rừng phi lao bị gió thổi gẫy, ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng, làm cho hơn 50 người chết, nhiều người bị mất tích và bị thương, hàng trăm ngàn đồng bào ở các tỉnh vùng bão lâm vào cảnh sống tạm bợ, mất phương tiện sinh sống, đói rét.
Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước. Giới hữu trách đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng đã làm hư hại một số đoạn đường trên Quốc lộ 1, gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 2.000 hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị.
Trận lụt tồi tệ nhất trong hơn một thập niên qua ở Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã buộc gần 235.000 học sinh phải nghỉ học. Cơ quan chức năng ước tính thiệt hại từ trận lụt lên tới 70 triệu USD.
3. Bão số 7, cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại
Cơn bão số 7 là một cơn bão nhiệt đới, trong mùa bão ở Thái Bình Dương năm 2005. Có tên khác là Labuyo bằng tiếng Philipin hay Damrey bằng tiếng Khmer, cơn bão được đánh giá là mạnh nhất vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005. Tại Việt Nam, bão đã làm nhiều đoạn đê ở các tỉnh ven biển bị vỡ.
Cuối tháng 9/2005, cơn bão số 7 mạnh cấp 12 giật trên cấp 12 với sức gió 130 km là một trong những cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại.
Bão Damrey đổ bộ trực tiếp vào ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng vào rạng sáng ngày 27 tháng 9 (giờ Hà Nội) với sức gió mạnh tới cấp 10, 11 (từ 103 đến 133 km/giờ), có nơi giật trên cấp 12 (theo Thang sức gió Beaufort).
Trước khi đổ bộ vào các tỉnh này, bão vượt qua Vịnh Bắc bộ, tràn vào huyện đảo Bạch Long Vĩ với sức gió cấp 12. Rất may, nhờ công tác phòng chống bão được chuẩn bị tốt, hầu hết các tàu thuyền đậu trong Cảng và khu neo đậu tàu đều đã được yêu cầu về đất liền nên thiệt hại không lớn, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên một số ngôi nhà bị tốc mái, nhiều héc ta rừng phi lao bị gió thổi gẫy, ước tính thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng, làm cho hơn 50 người chết, nhiều người bị mất tích và bị thương, hàng trăm ngàn đồng bào ở các tỉnh vùng bão lâm vào cảnh sống tạm bợ, mất phương tiện sinh sống, đói rét.
4. Bão Conson
Bão nhiệt đới đầu tiên trong mùa bão Thái Bình Dương năm 2010, tối 17/7, trung tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với cấp bão 11, 12.
Đây được coi là cơn bão nguy hiểm nhất trong những năm gần đây, gây thiệt hại lớn đến nhiều quốc gia: Philippines, Trung Quốc, Việt Nam.
Đây được coi là cơn bão nguy hiểm nhất trong những năm gần đây, gây thiệt hại lớn đến nhiều quốc gia: Philippines, Trung Quốc, Việt Nam.
Đây được coi là cơn bão nguy hiểm nhất trong những năm gần đây, gây thiệt hại lớn đến nhiều quốc gia: Philippines, Trung Quốc, Việt Nam |
Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung Ương, tính đến 6 giờ sáng 18/7 đã có 1 người chết tại bãi biển Hải Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hóa và 11 người khác mất tích trong cơn bão. Bão Conson cũng gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân vùng ven biển. Đã có 303 nhà bị hư hỏng và tốc mái (Quảng Ninh 200; Hải Phòng 103); 27 tàu tàu bị đắm, vỡ (Quảng Ninh 15; Hải Phòng 5; Quảng Ngãi 6; Hà Tĩnh 1); 34 tàu tàu thuyền bị trôi, trong đó có 3 tàu lớn đang sửa chữa tại Hải Phòng; 13 chiếc lồng bè hải sản của người dân cũng bị cuốn trôi trong bão (Quảng Ninh 12; Hải Phòng 1).
5. Sạt lở đất nghiêm trọng ở Bắc Kạn năm 2009
Năm 2009, sạt lở đất nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Pắc Nậm, Bắc Kạn làm 13 người chết và mất tích, 5 người bị thương. Trong vòng 1 tháng từ cuối tháng 9 đến tháng 10, liên tiếp các cơn bão số 9 và số 11 đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tom, Gia Lai, Đăk Lăk… đã xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân và nhà nước.
Số người chết và mất tích 266 người, bị thương 1.146 người, thiệt hại về tài sản do lũ quét và sạt lở đất ước tính hơn 2.000 tỷ.
Diện Hứa