Chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc |
Trang mạng “Asia Times Online” vừa đăng bài “Bhutan switches focus to China” của tác giả Vishal Arona.
Bài viết đã giới thiệu về nguồn gốc lịch sử của Ấn Độ và Bhutan, đã liệt kê những nỗ lực ngoại giao giành lại toàn bộ chủ quyền của Bhutan, cho rằng Ấn Độ cảm thấy không hài lòng khi vai trò ảnh hưởng khu vực của họ giảm xuống, quan tâm đến việc Bhutan tăng cường quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tìm cách ngăn chặn Trung Quốc và Bhutan thiết lập quan hệ ngoại giao. Nội dung chính của bài viết như sau:
Lần đầu tiên trong lịch sử, Bhutan tuyên bố, họ có quyền thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc – nước láng giềng phía bắc và là đối thủ chiến lược của Ấn Độ, New Delhi cần thay đổi chính sách ngoại giao đối với nước nhỏ 700.000 dân này, bởi vì Bhutan được cho là trung thành với Ấn Độ.
Vào tháng trước, tại một cuộc gặp gỡ báo chí hàng tháng tại Thủ đô Thimphu của Bhutan, khi được hỏi về cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Brazil, Thủ tướng Bhutan, ông Jigmi Y Thinley cho rằng: Trung Quốc tồn tại là “một thực tế”, Bhutan “không thể coi thường, phải chấp nhận thực tế này”. Jigmi Y Thinley có thể bắt đầu nhiệm kỳ 2 sau cuộc bầu cử năm 2013.
Sau hội nghị thượng đỉnh Rio+20 (về phát triển bền vững), Jigmi Y Thinley đã từ chối đề nghị yêu cầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Bhutan của Trung Quốc.Văn phòng Thủ tướng Bhutan ra tuyên bố, ông Thinley và ông Ôn Gia Bảo chỉ bàn về vấn đề song phương và đa phương, từ đó làm yên lòng Ấn Độ.
New Delhi được cho là đã gây ảnh hưởng ngoại giao và quân sự to lớn đối với Bhutan, đồng thời là đối tác thương mại và phát triển lớn nhất trong mấy chục năm qua của Bhutan.
Thinley cũng cho biết, Bhutan “có quan hệ đặc biệt với Ấn Độ, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là coi người khác như kẻ thù”.
Thông tin Thinley đạt được đồng thuận với phía Trung Quốc đã gây sự chú ý của Ấn Độ, Ấn Độ bắt đầu xem xét khả năng kiểm soát của New Delhi và Bắc Kinh ở Nam Á và khu vực xung quanh cũng như việc Bắc Kinh triển khai “chuỗi ngọc trai” tác động đến vai trò ảnh hưởng trên biển của Ấn Độ.
Trung Quốc luôn gây sức ép với Bhutan trong các vấn đề như thiết lập quan hệ ngoại giao và mở đường cho họ tiến vào vùng lãnh thổ có tranh chấp giữa Trung-Ấn.
Mô hình cảng Hambantota của Sri Lanka được Trung Quốc viện trợ xây dựng. |
Một bản báo cáo chính sách năm 2004 của Viện nghiên cứu Bhutan cho biết: “Trái ngược với giải quyết vấn đề biên giới, Trung Quốc quan tâm hơn tới phát triển quan hệ trực tiếp với Bhutan. Trong đối thoại vấn đề biên giới vòng 2 giữa Trung Quốc và Bhutan năm 1985, Trung Quốc cho biết phải tăng cường quan hệ, họ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước ASEAN, trong khi đó với Bhutan thì chưa”.
Báo cáo đồng thời chỉ ra, mục tiêu của Trung Quốc thực ra là Ấn Độ, năm 1996, Trung Quốc từng đề xuất thông qua đẩy biên giới Trung Quốc-Bhutan xuống phía nam để phá vỡ sự cân bằng an ninh của Ấn Độ.
Nhưng, cân nhắc lợi ích tự thân của Bhutan, Thinley tiết lộ, tuần trước các nhà phân tích Ấn Độ đã chỉ ra những điểm yếu của nước nhỏ, Bhutan cũng lo ngại 2 nước láng giềng, nhưng lại nhấn mạnh đến văn hóa độc đáo của quốc gia.
Vào thập niên 1970, quốc vương thứ tư của Bhutan là Jigme Singye Wangchuck có một quan điểm nổi tiếng: nước ông vừa không có sức mạnh kinh tế vừa không có sức mạnh quân sự, nhưng “văn hóa độc đáo” có thể bảo vệ chủ quyền của quốc gia.
Khác với Ấn Độ và Trung Quốc, Bhutan thực hiện quy định ăn mặc bắt buộc (Driglam Namzha), yêu cầu đàn ông mặc áo choàng (gho) quá đầu gối và đàn bà phải mặc áo choàng (kira) quá mắt cá ở nơi công cộng, phong cách nghệ thuật và kiến trúc đều phải thống nhất với truyền thống đất nước.
Trung Quốc xây dựng cảng container tại Chittagong Bangladesh. |
Bài báo cho rằng, sau độc lập năm 1947, Ấn Độ tiếp tục thực hiện quyền lực mẫu quốc đối với Bhutan, ngăn cản nước khác gây ảnh hưởng với Bhutan. Bhutan cũng thông qua quan hệ với Ấn Độ để tìm kiếm an ninh cho bản thân, đặc biệt là sau khi Trung Quốc đoạt lấy Tây Tạng.
Nhưng, do điều kiện địa hình hạn chế và tình hình tài chính không tốt, năm 1975, Ấn Độ đã biến Sikkim thành một bang của họ, tác động xấu đến thái độ của Bhutan.
Căn cứ vào hiệp ước ký năm 1949, Ấn Độ yêu cầu Bhutan phải nghe những kiến nghị của Ấn Độ về ngoại giao. Năm 2007, hiệp ước này đã hết tác dụng. Hiện nay, Bhutan cho rằng, thời cơ thoát ra khỏi cái bóng của Ấn Độ và triển khai ngoại giao tự chủ đã đến.
Bhutan đang tích cực tìm cách để thực hiện chủ quyền toàn bộ, mặc dù nỗ lực giành ghế không thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng trước thất bại, chỉ được 20 phiếu thuận trong số 193 nước thành viên, nhưng Thinley tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, Bhutan tham gia bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là một thành tựu vĩ đại.
Tháng 7/2011, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trao quyền cho Bhutan tham gia hội nghị cấp cao lần thứ 66 của đại hội đồng, xóa bỏ sự nghi ngờ Bhutan độc lập tự chủ quyết định các vấn đề ngoại giao.
Tàu khu trục Quảng Châu 168 và tàu khu trục Vũ Hán của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc |
Tháng 8/2012, Ấn Độ không thể ngăn cản Bhutan tiến hành tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Doanh về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao.
Phó Doanh nhiều lần nhấn mạnh về “cuộc hội đàm cấp chính phủ” lần đầu tiên mang “tính lịch sử” giữa Thủ tướng Bhutan Thinley và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo 6 tuần trước, cho biết, hai bên đã đạt đồng thuận trong vấn đề phát triển quan hệ, mặc dù Bhutan không công bố những thông tin chính thức về chuyến thăm của bà Phó Doanh.
Dư luận bên ngoài cho rằng, New Delhi sẽ chỉ gây nên “tác dụng ngược”. Đại sứ Ấn Độ tại Bhutan, ông Pavan K Varma vừa kết thúc nhiệm kỳ vào cuối tháng 10. Ông đề nghị tiếp tục tại nhiệm để phát triển quan hệ Ấn Độ-Bhutan, nhưng do ông không thể dự đoán và ngăn cản Bhutan và Bắc Kinh phát triển quan hệ, nên đã Chính phủ Ấn Độ từ chối đề nghị này.
Có nguồn tin cho biết, Đại sứ Ấn Độ tại Syria, ông V.P. Haran có thể đến đảm nhiệm chức Đại sứ tại Bhutan. Ông Haran là phó đại sứ thời đại quốc vương Gyanendra của Nepal đầu thế kỷ 21, chính sách “cây gậy và củ cà rốt” đối với Nepal đã được Ấn Độ công nhận.
Trong thời gian tới (từ vài tháng đến vài năm), Bhutan và Ấn Độ đều phải đưa ra những quyết định quan trọng. Bhutan đang tích cực khởi xướng vấn đề bảo vệ môi trường quốc tế, có thể sẽ thận trọng đánh giá kỹ Trung Quốc, nước đang mở rộng lợi ích chiến lược ở châu Á, ví dụ Myanmar và Sri Lanka.
Ấn Độ cũng sẽ đánh giá lại quan hệ ngoại giao với các nước như Nepal, mặc dù họ tuyên bố có thể tác động tới các vấn đề ngoại giao của những nước này, nhưng vai trò ảnh hưởng của họ đang giảm xuống.
Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập tác chiến trên biển |
Hải quân Mỹ-Ấn tiến hành diễn tập trên biển liên hợp |