Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Tờ The Wall Street Journal ngày 25/6 đưa tin, một tập đoàn năng lượng quốc tế Malaysia phát hiện khí đốt ngoài khơi bờ biển Malaysia và tiến hành khai thác mà không có phản ứng nào từ Bắc Kinh, mặc dù nó nằm bên trong cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền.
Vị trí Malaysia phát hiện mỏ khí đốt cách bờ biển bang Sarawak khoảng 144 km, trong khi đó đường lưỡi bò Trung Quốc chỉ cách bờ biển bang này khoảng 55 km. Thái độ im lặng của Bắc Kinh khác hoàn toàn những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam khi tàu thuyền 2 nước đnag đối đầu kể từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt (trái phép) giàn khoan 981.
Bắc Kinh ép Malaysia không được ủng hộ Việt Nam và Philippines?!
(GDVN) - Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ với Malaysia, đặc biệt vì Kuala Lumpur sẽ giữ ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015.
Mối quan hệ Trung Quốc - Malaysia đang được duy trì bất chấp sự quyết đoán (hung hăng, hiếu chiến) ngày càng tăng của Trung Quốc, bao gồm cả những hành động trong khu vực Malaysia yêu sách chủ quyền.
"Malaysia và Trung Quốc có tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên hai bên chia sẻ sự đồng thuận rộng rãi về việc xử lý một cách thích hợp các vấn đề tranh chấp", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với The Wall Street Journal hôm Thứ Ba.
Về phần mình, chính phủ Malaysia vốn gắn bó với chính sách ít nói về những hành động dằn mặt bằng quân sự của Trung Quốc hay bất kỳ tranh chấp nào với đối tác thương mại lớn nhất của họ, đã từ chối bình luận về thông tin này khi tờ báo Mỹ liên hệ.
Theo cơ quan Thông tin năng lượng của chính phủ Mỹ, một số mỏ dầu và khí đốt khai thác hiệu quả nhất trên Biển Đông ở gần các bang Sabah, Sarawak, Malaysia. Khu vực này là nguồn gốc của hầu hết hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên của Malaysia.
Ít nhất có 9 lô dầu và khí đốt đang được phát triển và dự kiến sẽ bắt đầu khai thác trong vòng 2 năm. Các nhà đầu tư bao gồm tập đoàn Sehll PLC của Hà Lan, Murphy Oil Corp và Conoco Phillips và tập đoàn dầu khí Malaysia Petronas.
Vị trí lô khí đốt SK320 Malaysia vừa phát hiện và đưa vào khai thác và đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (đường 9 đoạn màu đỏ), và yêu sách vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Malaysia (đường màu vàng). Bắc Kinh nhiều lần kéo tàu chiến vào bãi cạn James (James Shoal), nhưng Kuala Lumpur vẫn không có động tĩnh gì phản ứng. |
Murphy Oil cho biết, họ đã thăm dò khu vực này từ năm 1999, nhưng không vấp phải bất kỳ sự lo ngại nào từ các tuyên bố của Trung Quốc trong khu vực. Conoco Phillips đã từ chối yêu cầu bình luận.
Petronas cũng đã từ chối bình luận về các dự án của mình và phản ứng có thể từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh sử dụng một bản đồ gọi là đường 9 đoạn, hay đường lưỡi bò để "phân chia ranh giới" trên Biển Đông nhưng chưa bao giờ giải thích nguồn gốc, căn cứ và tọa độ chính xác của 9 đoạn ấy.
Dylan Mair, một chuyên gia nghiên cứu từ công ty tư vấn IHS cho biết, đường 9 đoạn cách bờ biển Sarawak 55 km. Hơn 400 giếng khoan thăm dò, hàng trăm giếng đang khai tác và các giàn khoan, tàu thăm dò của Malaysia cách xa bờ hơn khoảng cách này.
Tập Cận Bình đặc cách mời ăn tối, 3 lãnh đạo tiếp Thủ tướng Malaysia
(GDVN) - Để đạt được mục đích bành trướng lãnh thổ, xem ra Bắc Kinh vẫn tiếp tục không từ một thủ đoạn nào, kể cả mượn tay người khác
Trong khi đó Việt Nam và Philippines đang tìm kiếm một phản ứng tập thể đối phó với Bắc Kinh, thì Malaysia và Brunei cũng có yêu sách chồng lấn ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) đã giữ thái độ im lặng hơn.
"Cả Malaysia và Brunei có xu hướng giảm nhẹ căng thẳng (thực tế là có xu hướng hạn chế phản ứng với các hành động khiêu khích, gây hấn, bắt nạt của Trung Quốc) ở Biển Đông, khác với Việt Nam và Philippines, các tranh chấp không làm lu mờ quan hệ của Malaysia, Brunei với Trung Quốc", học giả Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông từ Singapore bình luận.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia năm thứ 5 liên tiếp tính tới 2013, kim ngạch thương mại 2 chiều năm (2013?) lên tới 62 tỉ USD. Trong khi đó Malaysia là nhà cung cấp khí hóa lỏng lớn thư 3 cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ngay sát bờ biển Malaysia. Tháng Giêng năm nay, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra đến bãi James, một rặng san hô cách bờ biển Malaysia 80 km.
Ngoài ra theo dữ liệu theo dõi của IHS, tàu nghiên cứu Hải giám Trung Quốc 23 hiện đang hiện diện (bất hợp pháp) ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi 3 tháng trước đã tiến gần bờ biển bang Sarawak, sau đó tiến vào khu vực đá Vành Khăn (Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).
"Malaysia có thể phải điều chỉnh lại chính sách Biển Đông của mình. Có lẽ Malaysia sẽ phải cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh càng sớm càng tốt", Tiến sĩ Storey bình luận.