Nhân tố Đài Loan và những căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ -Trung Quốc

01/07/2014 14:30
Bình Nguyên
(GDVN) - Trong sách của mình, cựu quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận rằng giữa Mỹ và TQ đều đang tồn tại những quan điểm khác biệt.

Những tháng gần đây, hành động gây náo loạn, căng thẳng và quan ngại của Trung Quốc tại khu vực châu Á, đặc biệt là Biển Đông đã làm cho mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington bị hâm nóng trở lại.

Bà Hillary Clinton (bên trái) đang bắt tay cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm đến Bắc Kinh ngày 5/9/2012 (ảnh tư liệu)
Bà Hillary Clinton (bên trái) đang bắt tay cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm đến Bắc Kinh ngày 5/9/2012 (ảnh tư liệu)

Nhân tố Đài Loan và những căng thẳng đang gia tăng giữa Mỹ -Trung Quốc ảnh 6

Học giả TQ: Ông Trì sang Việt Nam là để thăm dò về khả năng "ổn định"

 

(GDVN) - Báo TQ cho biết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định mạnh mẽ: Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong tháng 5/2014 vừa qua chính quyền Mỹ đã lên tiếng phản đối, bày tỏ quan ngại đồng thời yêu cầu Trung Quốc giải thích về tuyên bố (đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp – PV) của mình trên khu vực Biển Đông, nơi mà nước này đã gây hấn với Philippines và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thêm vào đó, cơ quan chức năng của Hoa Kỳ đã buộc tội, chỉ đích danh, phát lệnh truy nã các sỹ quan quân đội Trung Quốc vì hành vi tin tặc, hoạt động gián điệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đánh cắp các bĩ mật của các công ty Mỹ.
Gần đây nhất, quan hệ Trung Quốc – Mỹ đã căng thẳng thêm một nấc mới khi Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích hoạt động tập trận song phương giữa quân đội của Washington và Manila ở gần Bãi cạn Scarborough trên khu vực Biển Đông, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ không can thiệp vào các vụ việc ở khu vực (do TQ gây ra – PV).
Tuy nhiên, mặc dù có những xích mích khá nghiêm trọng những xét về tổng thổng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang để tình hình không vượt quá tầm kiểm soát, cả hai bên đều đã có những nỗ lực để giảm căng thẳng, đối đầu thông qua các cuộc đối thoại và gặp gỡ.
Mỹ cũng đã mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia lớn nhất tại khu vực vào cuối tháng 6/2014 – đó là cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014.
Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan hôm 29/6/2014 cho biết, trong cuốn sách mới nhất của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – một trong những quan chức ủng hộ mạnh mẽ nhất cho chính sách hướng Đông, tức là xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ trong thời kỳ đương nhiệm đã viết rằng hiện tại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh vẫn duy trì và chia sẻ những lợi ích chung trong việc duy trì ổn định khu vực, hợp tác kinh tế - thương mại.
Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận rằng giữa Mỹ và Trung Quốc đều đang tồn tại những quan điểm, giá trị khác nhau trong một số lĩnh vực, trong đó có vấn đề nhân quyền.
Bà Hillary Clinton được báo Đài Loan dẫn lời cho rằng tư duy Chiến tranh Lạnh của Washington đã khiến mối quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc lâm vào khủng hoảng. Theo bà Hillary Clinton, có lẽ những toan tính như vậy sẽ không đi song hành với các lợi ích của Mỹ tại khu vực.
Các bình luận được cho là trích dẫn từ cuốn sách mới được bà Hillary Clinton xuất bản cho thấy dường như bà không mong muốn Trung Quốc và Mỹ đối đầu, leo thang căng thẳng mặc dù hiện nay bà Hillary Clinton đã nghỉ hưu, không còn tham gia nhiều các hoạt động của chính quyền Mỹ đương nhiệm.
Về vấn đề Đài Loan trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Business Weekly có trụ sở tại thủ đô Đài Bắc, đảo Đài Loan, bà Hillary Clinton nhận định rằng hiện nay Đài Loan được ví nhưng đang đứng ở vị trí điểm xoay, sẽ buộc phải quyết định cấp độ lệ thuộc của kinh tế Đài Loan với nền kinh tế và chế độ chính trị của Trung Quốc.
Cựu quan chức Mỹ cũng đã lấy trường hợp của Ucraine ở Đông Âu làm ví dụ. Ucraine có nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào Nga và hậu quả là những gì đã và đang được cộng đồng quốc tế chứng kiến.
Bà Hillary cho rằng Đài Loan cần phải xác định rõ sẽ “đi được bao xa” trước khi mất hoàn toàn sự độc lập, tự chủ về kinh tế trước Trung Quốc đại lục, bởi theo bà “sự độc lập về kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến độc lập về chính trị”.
Báo chí Đài Loan đánh giá rằng những bình luận của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton về việc nước Mỹ hy vọng nhìn thấy hòa bình trên đảo Đài Loan, không muốn thấy nền độc lập của Đài Loan bị đe dọa hay kinh tế của Đài Loan bị tổn thương bởi các cuộc tranh tranh không công bằng từ phía Trung Quốc cho thấy Mỹ vẫn muốn duy trì con bài Đài Loan với vị thế kiềm chế chiến lược nhằm vào Trung Quốc.
Gần đây, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có những phát biểu tại một cuộc đối thoại do Hội đồng Các mối quan hệ đối ngoại tổ chức tại thủ đô Washington, Mỹ trong đó ông Lý nhận định rằng Đài Loan có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn gia nhập hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi những căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bà Hillary Clinton và cuốn sách dạng hồi ký mới phát hành
Bà Hillary Clinton và cuốn sách dạng hồi ký mới phát hành

Ông Lý Hiển Long cho rằng sự tham gia của Đài Loan vào các cuộc đàm phán gia nhập TPP không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà nó còn là vấn đề chính trị bởi sự tham gia của Đài Loan phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Trung Quốc cũng như quan điểm của các quốc gia khác trong nhóm TPP (một số thành viên chưa công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập – PV).

Từ bình luận của 1 nhân vật cấp cao trong chính quyền của Singapore và cựu lãnh đạo ngành ngoại giao của Mỹ cho thấy một thực tế là Đài Loan đang đứng trước một áp lực, một nhu cầu lớn đó là tham gia vào cộc đồng kinh tế toàn cầu nhưng vẫn phải dè chừng, thậm chí phải thông quan các mối quan hệ với Trung Quốc.
Ông Lý Hiển Long
Ông Lý Hiển Long

Dư luận báo chí Đài Loan cho rằng “đã đến lúc các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau ở Đài Loan phải định hình được đường đi để củng cố sức mạnh của hòn đảo, thậm chí giới chức Đài Loan cũng phải cân nhắc việc thuyết phục Mỹ ủng hộ Đài Loan quan hệ mật thiết hơn với Bắc Kinh để đổi lại được những giá trị khác mặc dù yêu cầu này dường như khó có thể được Washington chấp thuận”.

Bình Nguyên