Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quyết tâm thực hiện chính sách quốc phòng-an ninh mới. |
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 2 tháng 7 đăng bài viết tuyên truyền cho rằng, Chính phủ Nhật Bản đang cấp bách phá vỡ thể chế sau Chiến tranh, ngày 1 tháng 7 năm 2014, chính thức quyết định sửa đổi giải thích Hiến pháp, cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể. Bài báo coi đây là một tín hiệu “nguy hiểm”, “hồi chuông cảnh báo”, “khiêu khích phán quyết lịch sử và công lý, chính nghĩa”, không dừng lại ở “vấn đề lịch sử”.
Theo tuyên truyền của Trung Quốc, chính quyền ông Shinzo Abe coi thường sự “phản đối kiên quyết của lực lượng hòa bình trong nước” và “lo ngại của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước châu Á”. Coi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể là bước đi mang tính thực chất phá vỡ thể chế sau Chiến tranh.
Báo Trung Quốc coi hành động của chính phủ Nhật Bản – chính phủ đại diện cho nhân dân Nhật Bản là cố tình xuyên tạc Hiến pháp, dùng thủ đoạn nghị quyết chính phủ để bóp méo Hiến pháp, gây tác động rõ ràng đến cục diện an ninh khu vực.
Theo bài báo, Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể đã làm nổi bật màu sắc đồng minh quân sự, cởi trói cho tham gia chiến tranh, “đi ngược lại ý nguyện tăng cường hợp tác, mưu cầu phát triển của các nước châu Á”; cho rằng, Nhật Bản đang thực hiện “chủ nghĩa đa phương bạo lực”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera |
Học giả TQ đề xuất 4 thủ đoạn chống lại chính sách mới của Nhật Bản
Nhật Bản có bảo vệ Đài Loan nếu Đài Bắc bị Trung Quốc tấn công?
Bài báo tự khen rằng, Trung Quốc “chăm chỉ theo đuổi hòa bình” và phát triển nhanh, đem lại “cơ hội đích thực” cho thế giới (?), nhưng bài báo quên mất rằng, Trung Quốc đang có một loạt hành động xâm lược lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam và các nước khác ở Biển Đông.
Tự khen mình xong, bài báo lại chuyển sang phê phán Nhật Bản, cho rằng, Nhật Bản nhiều lần chào hàng “chủ nghĩa hòa bình tích cực” trên quốc tế, cho rằng Nhật Bản sử dụng các “luận điệu” như “bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực”, “thực hiện quyền tự vệ tập thể để bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển”; cho rằng, Nhật Bản khoác áo “đóng góp nhiều cho lợi ích và an ninh thế giới”.
Bài báo phàn nàn và lo ngại về một loạt hành động của Nhật Bản về bảo đảm an ninh, về tăng cường ngân sách quốc phòng, tập trận đoạt đảo. Bài báo còn làm nhục người dân Nhật Bản, cho rằng cử tri Nhật Bản đã bị “tê liệt” khi bầu cho ông Shinzo Abe – điều này chẳng khác nào coi nhân dân Nhật Bản không biết gì.
Nữ binh sĩ Nhật Bản |
Báo đảng của TQ còn tuyên truyền cho rằng, sau khi trúng cử, ông Shinzo Abe còn chọn lựa “đồng đảng”, thành lập “hội đồng chuyên gia”, đồng thời thường xuyên che giấu ý đồ thực sự bằng “luận điệu” - lấy “nghị quyết (dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể) là để bảo đảm an toàn tính mạng và cuộc sống bình thường của nhân dân Nhật Bản”. Cho rằng, ông Shinzo Abe đã bất chấp sự phản đối của người dân, cưỡng ép thúc đẩy thông qua nghị quyết nội các.
Bài báo khẳng định, "Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể là một sự kiện nhạy cảm quan trọng liên quan đến hướng đi tương lai của Nhật Bản, cục diện an ninh châu Á và sắp xếp trật tự quốc tế sau Chiến tranh. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng tác động to lớn, có ý nghĩa cột mốc trong tiến trình lột xác của con đường phát triển Nhật Bản".
Bài báo cho rằng, chính khách Nhật Bản dễ bị “nghiện” khi “tung chiêu thuận lợi”, từ đó không thoát ra được và trở thành thói quen, rằng thế lực cánh hữu Nhật Bản có “gen cố chấp và mạo hiểm”, không chỉ nắm chắc thời cơ hành động, mà trong tương lai còn làm những việc có tính chất chủ động tạo ra cơ hội.
Như vậy, bài báo có ý định so sánh với phát biểu của các lãnh đạo Trung Quốc, rằng Trung Quốc không có “gen xâm lược”, không có “gen bành trướng”; nhưng, với các tham vọng và hành động của Trung Quốc ở các vùng biển xung quanh như Biển Đông, biển Hoa Đông thì chẳng ai tin được lời nói mỹ miều, tuyên truyền của Trung Quốc.
- Hình ảnh được báo Nhân Dân của TQ dùng để minh họa cho bài viết tuyên truyền |
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 7 cũng có bài viết tuyên truyền, nói xấu Nhật Bản cho rằng, Chính phủ Nhật Bản rất có thể tiếp tục đẩy thanh niên nước này vào “con đường nguy hiểm không có lối về”.
Bài báo dẫn học giả Trung Quốc Vương Nghĩa Khôi đề xuất: “Trung Quốc cần thả lỏng tâm lý, điều quan trọng hơn là nâng cao thực lực của mình”. Nghĩa là, Vương Nghĩa Khôi lấy cớ hành động của Nhật Bản để kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó.