Nhật Bản thể hiện năng lực đổ bộ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 |
Australia cảnh báo Trung Quốc cần soi gương lịch sử, không gây chiến
Trung Quốc sẽ thay bản đồ lưỡi bò 10 đoạn (phi pháp) thành 1 đoạn?
Giáo sư Phùng Vĩ, chuyên gia vấn đề Nhật Bản, khoa lịch sử, Đại học Phục Đán, Trung Quốc lên bài tuyên truyền gào thét cho rằng, Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể gây ra “mầm họa chiến tranh”, sẽ có thể lấy lý do "xóa bỏ mối đe dọa cho Mỹ",
phát động tấn công chủ động đối với nước khác. Trung Quốc cần ứng phó với tình hình mới sau khi Nhật Bản bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể trên 4 phương diện.
Bài báo đặt câu hỏi: Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể gây ảnh hưởng gì tới châu Á-Thái Bình Dương?
Theo tuyên truyền của Phùng Vĩ, cấm thực hiện quyền tự vệ tập thể là sự lựa chọn chính sách quan trọng được Nhật Bản đưa ra dựa vào tình hình trong và ngoài nước, dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc "Hiến pháp hòa bình",
cũng là yếu tố cụ thể cấu thành quốc sách căn bản "chuyên phòng thủ" của nước này trong hơn nửa thế kỷ qua.
Dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể là bước đi quan trọng muốn sửa đổi Hiến pháp hòa bình, phá vỡ thể chế sau Chiến tranh của Nhật Bản.
Nhật Bản thể hiện năng lực đổ bộ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 |
Phùng Vĩ cho rằng, Nhật Bản nếu dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, thông thường mà nói thì đây chính là đã xóa bỏ hạn chế "không thể nổ phát súng đầu tiên".
Theo Phùng Vĩ, do Nhật Bản từng có "truyền thống chủ nghĩa quân phiệt", từng là "nguồn gốc gây ra chiến tranh Viễn Đông", do Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương và thực hiện chiến lược tái cân bằng, Nhật Bản trong tương lai sẽ có thể phát động tấn công chủ động đối với một nước châu Á-Thái Bình Dương nào đó khi họ cho là cần thiết và với lý do là "xóa bỏ mối đe dọa cho Mỹ", chẳng hạn tiến hành tấn công tên lửa, "mầm họa chiến tranh" rõ ràng xuất hiện.
Ngoài ra, bài viết tuyên truyền cho rằng, Mỹ ủng hộ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể là một thái độ rõ ràng, nhưng hai bên Mỹ-Nhật đều đề phòng lẫn nhau, Nhật Bản sẽ không quên bom nguyên tử, Mỹ sẽ không quên Trân Châu Cảng.
Bài viết còn đặt câu hỏi: Dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể phải chăng sẽ làm cho xu hướng hữu khuynh ở chính trường Nhật Bản càng "nghiêm trọng" (từ do Phùng Vỹ dùng để tuyên truyền-PV) hơn trong tương lai?
Nhật Bản thể hiện năng lực đổ bộ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 |
Đối với vấn đề này, Phùng Vĩ cho rằng, hiện nay, chính trường Nhật Bản đã không tồn tại bất cứ chính đảng nào có thể đủ “đối đầu” với Đảng Tự do Dân chủ (LDP). Đảng Tự do Dân chủ không chỉ độc đảng lãnh đạo, mà còn trong đảng có rất ít tiếng nói phê phán mạnh, chính quyền Shinzo Abe hầu như "làm gì tùy thích" - Phùng Vỹ phán xét.
Hiện nay, Đảng Tự do Dân chủ chiếm 294 ghế trong số 480 ghế ở Hạ viện, chiếm 115 ghế trong số 242 ghế ở Thượng viện, cộng với chính đảng cánh hữu khác, xu hướng hữu khuynh của chính trường Nhật Bản sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.
Phùng Vĩ đề xuất 4 thủ đoạn chống Nhật Bản
Phùng Vĩ đề xuất, Trung Quốc cần ứng phó với tình hình mới sau khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể từ 4 phương diện, nội dung chính dưới đây được báp GDVN đăng tải lại để dư luận thấy rõ bản chất và mưu toan của giới học giả diều hâu Bắc Kinh:
Nhật Bản thể hiện năng lực đổ bộ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 |
Báo chí Trung Quốc quan tâm đến các động thái quốc phòng của Việt Nam
Học giả: Tìm đường thay eo Malacca, TQ sẽ trả giả đắt ở Trung Đông
Thứ hai, Trung Quốc phải tiếp tục thể hiện “phát triển hòa bình” (?) với thế giới là quốc sách cơ bản của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không tạo ra mối đe dọa cho bất cứ nước nào, vạch trần mục đích thực sự của việc Nhật Bản tuyên truyền “mối đe dọa Trung Quốc”. (Những luận điệu hết sức lực cười nếu đem những gì Trung Quốc nói so sánh với những gì Trung Quốc làm thời gian gần đây - PV)
Thứ ba, Trung Quốc phải đoàn kết tất cả lực lượng có thể đoàn kết, đặc biệt là lực lượng hòa bình, tiến bộ trong nước của Nhật Bản, lợi dụng lực lượng nội bộ ở Nhật Bản ngăn chặn hành động của ông Shinzo Abe (?-PV).
Cuối cùng, Trung Quốc cần “tăng cường quân bị”, nói rõ hơn với thế giới rằng “người không đụng đến ta, ta không đụng đến người, người nếu đụng đến ta, ta chắc chặn đụng đến người”.
Trung Quốc không gây sự (?-PV), nhưng tuyệt đối không sợ sự sinh, quyết không cho phép nước khác “gây sự” ở cửa nhà mình.
Nhật Bản thể hiện năng lực đổ bộ trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 |