Hưởng thụ và cống hiến thế nào là đủ?
Đến từ huyện Tràng Định, tỉnh Cao Bằng, em Triệu Thị Huyền Trang, thi vào ngành Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết, đề Văn khối D không quá khó. Câu III (5 điểm) cảm thấy khó nhất khi hầu hết thí sinh đều bất ngờ với câu hỏi này.
“Câu này em làm cũng tạm, các môn trước làm không tốt lắm. Không làm được nữa thì em ra ngoài” Trang cho biết.
Cùng suy nghĩ, em Thùy Linh đến từ Hà Nội thi vào khoa Giáo dục Mầm non cho biết đề Văn khối D năm nay khó nhất là câu “Bình luận hình tượng đàn Ghi ta của Lor – ca…”. Thùy Linh cho biết, hầu hết các thí sinh trong phòng khi nhận đề đều bất ngờ với câu hỏi này, bản thân em cũng rất bất ngờ vì bài này ít khi được ôn.
Thí sinh thoải mái sau khi kết thúc đợt 2 kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014. Ảnh Xuân Trung |
“Riêng câu này em làm cũng xong nhưng không biết có được khoảng 3-4 điểm hay không” Linh cho hay.
Nói về câu nghị luận sáng nay ở đề Văn khối D: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh”. Câu này yêu cầu thí sinh nêu quan điểm sống có đồng tình hay không?
Với câu hỏi này, Thùy Linh cho biết em em đã phân tích cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa là gì? Sau đó mọi người nên hướng tới, nhiều lúc hưởng thụ không đi quá giới hạn, chỉ là một mức độ nào đó.
Sĩ tử người Mông và câu chuyện một gói tăm ở Hà Nội giá 70 nghìn đồng
Thí sinh này cho biết, tổng cả ba môn trong đợt thi này em cũng được 16-17 điểm. Cũng tại hội đồng thi Trường đại học Sư phạm Hà Nội, các thí sinh thi môn Văn khối D đều rất bất ngờ với câu hỏi liên quan tới hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của tác giả Thanh Thảo.
Một thí sinh đến từ Thái Binh cho biết, mặc dù còn 2/3 thời gian nhưng câu 3 này rất khó: “Đề văn có câu bình luận bài thơ Lor-ca rất khó, em bất ngờ vì không nghĩ đề đề sẽ ra vào phần này, ngay cả đi ôn các thầy cũng không cho ôn bài này”.
Đi tìm “kẻ mạnh đúng nghĩa”
Tại điểm thi Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, nhiều thí sinh dự thi khối C ra trước thời gian 180 phút. Đa số các thí sinh đều cho rằng đề Ngữ văn khối C bám sát chương trình sách giáo khoa, câu hỏi mở khá hay có thể đạt điểm cao.
Một trong những thí sinh ra sớm, Lê Thị Phương Thảo, học sinh Trường THPT Lê Lợi, Thanh Hóa cho biết: “Em thấy đề văn không quá khó, câu 1 và câu 3 kiến thức trong SGK, câu 2 là câu hỏi nghị luận xã hội (NLXH). Về câu NLXH nêu suy nghĩ về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia, em phân tích ích kỷ là như thế nào, kẻ mạnh là như thế nào, chứng minh làm thể nào để có sức mạnh chân chính.
Theo em, kẻ mạnh phải là người biết giúp đỡ người khác, biết tạo nên thành quả do chính mình tạo ra chứ không phải là đạp lên người khác mà vươn lên. Ở câu hỏi này, em có liên hệ với bản thân là phải biết giúp đỡ người khác, trở thành một người mạnh đúng nghĩa”.
Với Đồng Thị Phương Thảo, thí sinh đến từ Lạng Sơn dự thi Khoa Du lịch chia sẻ thêm rằng: “ Đề năm nay không khó, câu 1 em làm được, câu 3 ôn không kĩ nên không chắc chắn. Phần câu hỏi NLXH, em nêu lên sức mạnh chân chính để tạo nên sức mạnh của con người như phải đoàn kết, tôn trọng, hợp tác lẫn nhau. Ngoài ra, em có liên hệ với bản thân cần phải rèn luyện để loại bỏ tính ích kỷ”.
Hòa bình, an ninh khu vực Đông Nam Á yêu cầu thí sinh đưa ra giải pháp
Buổi thi hôm trước, Thảo làm Địa khá tốt, riêng môn Sử mở rộng nhiều nên Thảo làm chưa tốt. Sau bài thi môn Văn sáng nay, em hy vọng có thể đỗ được vào trường.
Nhận xét về đề Văn khối C sáng nay, cô Nguyễn Phương Anh – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hải Hậu A, Nam Định cho biết, đề Ngữ văn thi đại học tương đối hay, đáp ứng được tiêu chí đổi mới mà Bộ GD&ĐT đề ra nhưng cũng không vượt quá khả năng của học sinh.
Trong một câu hỏi giúp học sinh nhiều kỹ năng như làm văn, tiếng việt, có nhiều kiến thức về văn học, suy nghĩ thực tế, áp dụng được vào đời sống.
Câu 2 NLXH đáp ứng được 2 khía cạnh, dẫn chứng từ tác phẩm văn học vào, đưa đời sống vào trong văn học, ngoài ra gợi cho học sinh nhiều hướng mở, ở câu này học sinh hoàn toàn có thể liện hệ đến tình hình đất nước hiện nay như biển Đông, hơn là các đề ra câu hỏi trực tiếp vào vấn đề này. Câu 3 là chương trình cơ bản trong sách giáo khoa.