Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 về đảo Hải Nam vì quá tốn kém để duy trì hoạt động bất hợp pháp của nó và đội tàu hộ tống? |
Đa Chiều ngày 17/7 bình luận, việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan từ (cái gọi là) vùng biển Tây Sa (mà thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) về đảo Hải Nam trước thời hạn tuyên bố 1 tháng, thực chất là hoạt động rút lui. Ngay từ khi công bố tin này, người ta cho rằng Bắc Kinh đã cúi đầu trước Washington, vì quyết định dịch giàn khoan 981 có sau khi Thượng viện Mỹ ra nghị quyết lên án hành vi khiêu khích và kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan chưa đầy 1 tuần.
Tuy nhiên cũng có các quan điểm cho rằng, huy động 1 giàn khoan khổng lồ và đội tàu hộ tống lớn như vậy ra Biển Đông không thể là quyết định nhất thời, mặt khác các giàn khoan Trung Quốc dự kiến đưa xuống Biển Đông cũng không phải chỉ có 981, mà đó là kết quả việc Tập Cận Bình điều chỉnh chiến lược biển kể từ khi ông lên nắm quyền, trong đó ra tay ở Biển Đông là "chiến lược đã định" của Trung Quốc.
Học giả Đài Loan xấc xược: May cho Việt Nam là Biển Đông có bão?!
(GDVN) - Giang Xuân Nam cho rằng Bắc Kinh đang lặp lại thủ đoạn của Đặng Tiểu Bình về cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học".
Giới phân tích cho rằng, mặc dù trong vấn đề Biển Đông sự ủng hộ của Mỹ đối với Philippines và Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm, thậm chí thông qua hẳn một nghị quyết của Thượng viện về Biển Đông, nhưng trên thực tế đây đâu phải lần đầu Quốc hội Mỹ lên tiếng về vấn đề này. Trong khi Mỹ đang thất thế ở Trung Đông, ở châu Âu thì bị Nga qua mặt, Obama đã không còn đủ sức lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương nên Bắc Kinh không nhất thiết phải cúi đầu trước Washington, vì vậy việc Bắc Kinh dịch chuyển giàn khoan là có ý đồ, tính toán khác.
Tính toán đầu tiên theo Đa Chiều, vụ dịch chuyển giàn khoan 981 lần này Bắc Kinh nhằm giảm nhiệt căng thẳng Trung - Việt, bởi căng thẳng kéo dài đã bắt đầu phát sinh những hệ lụy tiêu cực. Vì vậy trước mắt Trung Quốc và Việt Nam đều cố gắng hòa hoãn một cách lý trí. Trong 2 ngày 9, 10/7 hội nghị lần thứ 6 tổ công tác chuyên gia Trung Quốc, Việt Nam đã gặp nhau tại Bắc Kinh để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên Biển Đông theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước tháng 10/2011.
Học giả TQ: "Giàn khoan sẽ quay lại, Việt Nam phải quen với điều này"?
(GDVN) - Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng (bất hợp pháp ở Trường Sa?) sẽ là cơ sở hậu cần cho các hoạt động thăm dò tương tự nhiều hơn nữa.
Đa Chiều cho rằng, việc Việt Nam không hề yêu cầu dừng cuộc họp này trong tháng 6 bất chấp căng thẳng leo thang trên biển có thể cho thấy rằng Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 là một thỏa thuận 2 bên đã đạt được trong cuộc họp cấp chuyên viên hôm 9, 10/7. Cũng theo Đa Chiều, mặt khác mặc dù tháng 5 năm nay Bắc Kinh tạm hoãn phiên họp thứ 6 của tổ chuyên gia 2 nước, sang tháng 6 Việt Nam vẫn phái đại diện sang Bắc Kinh dự họp ủy ban chỉ đạo hỗn hợp song phương cho thấy Việt Nam rất mong "hòa hoãn với Trung Quốc"?!
Phản ứng tích cực của Việt Nam đồng ý đối thoại cấp chuyên viên được Đa Chiều cho là vì "Việt Nam hết chịu nổi áp lực quá lớn từ Trung Quốc"?! Vì vậy Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 là động thái tạo bầu không khí đối thoại và cải thiện quan hệ song phương. Tờ báo của người Hoa hải ngoại tự mãn rằng, ở Biển Đông không ai chống lại được Trung Quốc, nên việc Bắc Kinh dịch chuyển giàn khoan 981 hoàn toàn không phải là chủ động cúi đầu, mà là biểu hiện của nước lớn "có trách nhiệm"?!
Duy trì giàn khoan triệu đô và hơn 100 tàu hộ tống hoạt động trái phép quá tốn kém. |
Mặt khác, Bắc Kinh vẫn úp mở rằng họ sẽ tiếp tục "nghiên cứu" trước khi có hành động tiếp theo vụ giàn khoan 981, tức là vẫn chừa cái cớ để có nước cờ tiếp theo (tương tự hoặc khiêu khích hơn 981?).
Thứ 2, dịch chuyển giàn khoan 981 còn là phản ứng đối với chiến lược biến hóa của Mỹ ở Biển Đông. Trước đó Mỹ liên tục ủng hộ Philippines và Việt Nam tăng cường năng lực phòng thủ, thậm chí cung cấp tài chính và viện trợ quân sự.
Tháng 8 năm ngoái Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Mỹ tăng quy mô viện trợ quân sự cho Philippines hàng năm từ 30 triệu USD lên 50 triệu USD. Tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi thăm Việt Nam cũng cho biết, Mỹ sẽ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD dùng để nâng cao năng lực phản ứng của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, thực hiện các hoạt động cứu hộ, đảm bảo an ninh biển.
Lộng ngôn: "Trung Quốc sẽ không đẩy Việt Nam vào đường cùng"?!
(GDVN) - Vậy phải chăng cái gọi là "phong cách của Trung Quốc" mà ông Lương nói, là "bề ngoài thơn thớt nói cười, bên trong nham hiểm giết người không dao"?
Mỹ cũng ngầm ủng hộ Philippines xây dựng sân bay trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, phía Philippines cũng yêu sách chủ quyền và đang kiểm soát - PV). Vì vậy nếu bây giờ Mỹ chủ động kêu gọi các bên ở Biển Đông kiềm chế, không ai được manh động, các bên không được thay đổi hiện trạng địa hình, diện mạo ở Biển Đông và không có hành động đơn phương nhằm vào bên khác (3 không) là động thái vừa kiềm chế Trung Quốc, vừa ràng buộc Philippines và Việt Nam.
Trong lúc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam thì (ở Trường Sa) Trung Quốc tiếp tục xây dựng trái phép 3 đảo nhân tạo. Xét về thực lực, Việt Nam và Philippines không phải là đối thủ của Trung Quốc trong việc "xây dựng công trình và khai thác dầu khí trên Biển Đông". Dù Philippines và Mỹ có hiệp ước an ninh, nhưng một khi đã nổ ra xung đột quân sự ở Biển Đông với Trung Quốc, Đa Chiều tin rằng Mỹ sẽ không can dự.
Đa Chiều cho rằng Mỹ đã ngày càng trở nên bị động ở Biển Đông sau 1 loạt chiến lược kiểm soát Trung Quốc bất thành, từ chỗ kêu gọi tự do hàng hải cho đến ép Bắc Kinh giải thích về đường lưỡi bò, yêu cầu rút giàn khoan 981 cho đến xây dựng đảo nhân tạo (trái phép) ở Trường Sa. Mỹ hỗ trợ Việt Nam và Philippines nhưng trên thực tế đã vô tình tạo cớ cho Trung Quốc, từ tuyên bố thành lập cái gọi là Tam Sa, khu phòng thủ Tam Sa cho đến chiếm quyền kiểm soát Scarborough. Từ chỗ tàu công vụ (vũ trang trá hình?) "tuần tra" thường xuyên trên Biển Đông đến việc kéo tàu chiến ra Biển Đông, xây dựng sân bay cầu cảng (trái phép).
"Trung Quốc quẫn bách trong nước sẽ kích động xung đột ở Biển Đông"
(GDVN) - Trung Quốc bây giờ đang đòi hỏi địa vị bá chủ mà nếu bị từ chối, Bắc Kinh có thể phản ứng bằng các mối đe dọa, thậm chí là sử dụng vũ lực
Từ năm 2009 Mỹ chủ trương tự do hàng hải trên Biển Đông cho đến đầu năm nay ép Bắc Kinh giải thích đường lưỡi bò, rồi lại đưa ra phương án kêu gọi các bên kiềm chế, chủ trương của Mỹ ở Biển Đông dần mang tính khách quan chư không phải chỉ nhằm vào Trung Quốc, Đa Chiều bình luận.
Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ vừa qua, 2 bên không đạt được nhận thức chung về Biển Đông. Ngày 10, 11/7 Mỹ nêu 3 kiến nghị về Biển Đông thì đến 14/7, Tổng thống Obama điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi 2 bên kiểm soát các điểm khác biệt, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chủ yếu cho thấy Mỹ mới chính là bên "chủ động cúi đầu", Đa Chiều bình luận.
Mặc dù chẳng ưa gì Mỹ, nhưng Trung Quốc không thể bỏ qua vai trò của Mỹ ở Biển Đông. Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ nói rằng Bắc Kinh hoan nghênh "bên thứ 3" đứng ra điều đình vấn đề Biển Đông, bao gồm cả Mỹ. Sau khi Mỹ đưa ra chính sách 3 không ở Biển Đông, Bắc Kinh lập tức dịch chuyển giàn khoan 981, đó cũng là một phản ứng chủ động.
Thứ 3, rút giàn khoan 981 về Hải Nam theo Đa Chiều cũng là một quyết định do Bắc Kinh chủ động đa ra để bảo vệ khối tài sản 1 triệu USD và đội tàu hộ tống hơn 100 chiếc. Mặc dù lực lượng đông, nhưng để duy trì nó hoạt động thường xuyên hơn 100 tàu hộ tống 981 thì Bắc Kinh "lực bất tòng tâm". Đa Chiều gọi lý do thứ 3 này là "duy trì đại cục Biển Đông quan trọng hơn phô diễn sức mạnh nhất thời"