Nghi án chuyển giá – tránh thuế thu nhập doanh nghiệp là hiện tượng rất phổ biến trong kinh doanh tại các nước phát triển. Chống chuyển giá là nhiệm vụ hết sức khó khăn do các công ty nghi án vi phạm loại hình này có nhiều kinh nghiệm về luật pháp và hoạt động trên phạm vi toàn thế giới.
Trên báo chí chúng ta cũng thấy ngay tại các nước phát triển như Anh, chống chuyển giá cũng rất khó khăn.
Về phương diện kinh doanh, công ty luôn luôn muốn có lợi nhuận nhiều hơn và cái gì không sai luật pháp là được quyền làm. Coca Cola hoạt động tại Việt Nam trong vòng hơn hai thập niên và cũng dính tới nghi án chuyển giá nhiều nhất và nghiêm trọng nhất về số tiền thuế nghi án. Nếu như toàn thể người tiêu dùng Việt Nam vẫn bàng quan và tiếp tục sử dụng các sản phẩm nghi án chuyển giá như bình thường, điều gì sẽ xảy ra?
Càng là bầy cừu ngoan, càng không được tôn trọng
Đây sẽ là thông điệp quan trọng gửi tới toàn bộ các công ty FDI hoạt động tại Việt Nam: “Các quý vị cứ thực hiện chuyển giá đi, dù có lâu bao nhiêu, dù có nghiêm trọng bao nhiêu chúng tôi – người tiêu dùng Việt Nam vẫn hân hoan chào đón quý vị”.
Các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ rất vui vẻ và hoan nghênh thông điệp đó của người tiêu dùng Việt Nam và tiếp tục thách thức các rào cản luật pháp đầu tư của chúng ta. Họ có khâm phục hay tôn trọng người tiêu dùng Việt Nam hay không? Chắc chắn là không. Vì đối với những "con cừu ngoan ngoãn nghe lời" thì sự tôn trọng dành cho sẽ rất ít hay nói cách khác hoàn không có...
Coca-Cola dính nghi án chuyển giá trốn thuế, người tiêu dùng Việt lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhưng tiếc đó chỉ là cách ứng xử theo kiểu phong trào và không có việc làm đích thực |
Trong những năm gần đây, các công ty đã thay đổi các phương pháp thực hiện marketing. Marketing là nhằm gắn kết, hướng dẫn, truyền tải các thông điệp tới các cộng đồng khách hàng nhằm tạo dựng một hình ảnh đẹp có trách nhiệm xã hội về sản phẩm/dịch vụ trong trí não người khách hàng. Từ những hình ảnh và cảm xúc đó, khách hàng sẽ yêu mến, gắn kết và mua sản phẩm/dịch vụ.
Khắc tên trên lon Coca Cola: Người tiêu dùng Việt là bầy cừu ngoan? 16/07/14 10:45
(GDVN) - Hãy hành xử một cách có lý trí để gửi thông điệp: Người tiêu dùng Việt không phải là bầy cừu ngoan ngoãn để các công ty như Coca Cola kiếm lợi nhuận.
Theo giám đốc marketing của Tower Watson, ông Maneesh Sah và giám đốc arketing của Microsoft vùng Asia ông Andrew Pickup, marketing ngày nay đã chuyển sang các xu hướng nói trên một cách sâu sắc.
Tại sao các công ty trên thế giới và vùng lại nhận thức điều này? Lý do quan trọng chính là người tiêu dùng ngày nay trở nên quan tâm sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn. Họ muốn biết sản phẩm/dịch vụ này có mang lại những giá trị xã hội, có vi phạm tới nhân quyền ví dụ sử dụng lao động dưới 16 tuổi... Thông qua các mạng xã hội, mobile, youtube, các cá nhân tiêu dùng riêng lẻ trong quá khứ có thể gặp nhau và tạo ra những cộng đồng tiêu dùng. Họ trao đổi, chia sẻ và cùng thảo luận.
Đây có thể nói là quyền lực đang nổi hay sức ép cho các doanh nghiệp cần phải hành xử theo đúng lẽ phải.
Chúng ta có thể thấy Samsung quan ngại như thế nào khi các nhà máy tại Trung Quốc đang bị nghi án sử dụng lao động dưới 16 tuổi. Cộng đồng tiêu dùng có suy nghĩ và trách nhiệm xã hội sẽ không bao giờ tiêu thụ theo cách vô trách nhiệm như kiểu: "Tôi thấy Samsung tốt thì tôi xài còn việc bóc lột lao động ở đâu 16 tuổi tại Trung Quốc tôi không quan tâm, tiền của tôi tôi có quyền tiêu và tận hưởng dịch vụ".
Tại sao cộng đồng tiêu dùng tại Mỹ và Anh lại quan tâm tới những lao động trẻ dưới 16 tuổi tại Trung Quốc không cùng màu da, tiếng nói, văn hóa.
Đơn giản họ hành xử theo trách nhiệm xã hội. Họ cảm thấy có trách nhiệm gián tiếp nếu như tiếp tục tiêu thụ các sản phẩm/dịch vụ thâm dụng lao động vị thành niên do hành vi tiêu dùng là tiếp tay và khuyến khích cho công ty và những công ty khác hãy tiếp tục vi phạm đi.
Cộng đồng tiêu dùng có trách nhiệm xã hội rất quan tâm tới công ty đang cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho mình có làm các điều tốt và giúp xã hội trở nên tốt đẹp hay không.
Một công ty nếu như trong hành xử không tạo ra giá trị cho xã hội, người dùng mà chỉ chạy theo lợi nhuận chắc chắn sẽ bị những hậu quả Cocacola có biết điều đó không? Chắc chắn họ biết nhưng tại sao họ không làm theo. Một cách đơn giản cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam như những người chủ sở hữu ngôi nhà tiêu dùng Việt Nam.
Các công ty như Coca Cola là các vị khách tới ngôi nhà tiêu dùng Việt Nam. Nếu chính những ông chủ - khách hàng tiêu dùng còn không quan tâm tới chính bản thân mình thì làm sao các vị khách lại tuân thủ luật pháp và các qui ước.
Thái độ bàng quan, không quan tâm tới chính cộng đồng tiêu dùng Việt Nam của một bộ phận khách hàng tiêu dùng Việt Nam sẽ là một thông điệp xấu - không có trách nhiệm xã hội. Và điều gì sẽ xảy ra, các vị khách khác và các vị khách sắp tới sẽ nhìn thấy vị khách Coca Cola và tiếp tục.
Cổ súy cho Coca Cola, người tiêu dùng Việt quá bàng quan?
Trong thời gian này, điều lo lắng nhất đó chính là sự thờ ơ, bàng quang và thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực về Coca cola dính tới nghi án thuế. Chúng ta không lo lắng về những vị khách không tốt, chúng ta lo lắng về thái độ của chủ nhà - cộng đồng tiêu dùng Việt Nam. Các lý do họ thường đưa ra như sau:
01- Thuế là việc của nhà nước: Điều đó chính xác tuy nhiên nếu như cộng đồng tiêu dùng cùng tỏ thái độ song hành với cơ quan thuế, việc chế tài thuế sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Nhiều người xếp hàng mới mua được lon Coca Cola có khắc tên mình hoặc bạn bè. Ảnh minh họa. |
02- Thuế là tiền của nhà nước tôi không quan tâm: Thật ngạc nhiên với những tư duy như vậy vì thuế là nguồn để đảm bảo các dịch vụ công như giáo dục, y tế, giao thông vận tải. Nguồn thu thuế bị hao hụt thì làm sao có thể tăng chi cho các dịch vụ công.
03- Tôi có biết gì về kỹ năng thuế, nhà nước không làm được tại sao tôi phải làm: Để áp chế với một tay chơi quốc tế như Cocacola về chuyển giá là một công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp.
Khắc tên trên lon Coca Cola: Người tiêu dùng Việt đang bị lợi dụng
(GDVN) - “Người tiêu dùng Việt Nam đang bị lợi dụng thương hiệu cá nhân để quảng cáo cho Coca Cola mà không biết”, một vị chuyên gia Marketing cảnh báo.
Coca Cola có hàng trăm năm hoạt động với doanh thu khổng lồ 46 tỷ USD năm 2013 và lãi thuần là 8 tỷ USD. Với nguồn lực tài chính dồi dào kinh nghiệm lâu đời, chống chuyển giá theo luật pháp Việt Nam là cực kỳ khó. Có thể nói một cách thẳng thắn, quyền lực người tiêu dùng là biện pháp hỗ trợ duy nhất cho luật pháp Việt Nam trong xử lý chuyển giá tại Coca Cola.
04- Tiền thuế nộp về cũng chẳng đi tới đâu vì tham nhũng tiêu cực: Suy nghĩ này lại càng thể hiện sự bất tín vào hệ thống và chế độ hiện tại. Chắc chắn có những tiêu cực nhưng không vì thế chúng ta kết luận cả hệ thống thuế tiêu cực 100%.
05- Tiền của tôi , tôi mua sản phẩm cho tôi - tôi thấy vui - tôi thấy giá trị cho tôi - tôi thích Coca Cola tại sao lại phải tẩy chay: Sản phẩm Coca Cola không phải là một sản phẩm không thể thay thế.
Điều thứ hai chúng ta hãy suy nghĩ về câu chuyện Samsung nói trên khi cộng đồng tiêu dùng cần phải luôn hướng tới điều tốt đẹp.
Nếu như Coca Cola chấp hành đóng thuế một cách đầy đủ như nó phải làm thì các bạn sẽ tiêu thụ một sản phẩm quốc tế nhưng mang lại giá trị cho nhân dân Việt Nam nhiều hơn.
Một lưu ý nhỏ cho các bạn một lon Coca Cola đang bán tại cửa hàng bán lẻ là 8.000 đồng gần bằng 1 lon bia Sài Gòn 333. Hàng năm bia Sài Gòn tạo ra nguồn thuế cho nhà nước tới hàng trăm tỷ đồng. Qua ví dụ đó các bạn sẽ thấy việc nhỏ rất nhỏ nhưng ý nghĩa và tác động của nó không hề nhỏ.
Chúng ta than phiền rất nhiều về mọi việc xuống cấp trong xã hội, môi trường Việt Nam nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi đã làm được điều gì để cho môi trường và xã hội đó tốt lên chưa. Ngay từ việc nhỏ và đơn giản thay vì mua sản phẩm như Dasani, Samurai, Schwepps, Fanta, Minute Maid, Coca Cola hãy mua những sản phẩm tương tự của các doanh nghiệp trong nước hoặc sản phẩm các công ty FDI đàng hoàng khác...
Nếu không làm những điều nhỏ nhất như vậy thì môi trường xã hội, kinh doanh tại Việt Nam - ngôi nhà tiêu dùng chung của chúng ta sẽ chỉ ngày càng trở nên tệ hại hơn. Hãy chung tay quét dọn và chấn chỉnh những vị khách không tốt bụng như Cocac Cola trong ngôi nhà tiêu dùng Việt Nam của chúng ta.