Người tiêu dùng Việt đang bị Coca Cola lợi dụng
Sở hữu một lon Coca Cola có tên hoặc nickname của mình đang trở thành cơn sốt lan tỏa trên trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, chương trình khắc tên trên lon Coca Cola của hãng nước ngọt này cũng thu hút sự quan tâm lớn của không ít người.
Nhìn thoáng qua hẳn mọi người sẽ cho rằng đây chỉ là những sở thích mang tính phong trào của giới trẻ, là "chuyện nhỏ"... tuy nhiên ở góc độ người trong ngành, một chuyên gia Marketing thương hiệu (xin được giấu tên) khẳng định: “Người tiêu dùng Việt Nam đang bị lợi dụng chính tên thương hiệu cá nhân của mình để quảng cáo cho Coca Cola”.
Một chuyên gia Marketing nhận định, người tiêu dùng Việt đang bị lợi dụng quảng bá hình ảnh cho Coca Cola qua trào lưu khắc tên trên sản phẩm này. |
Vị chuyên gia này cho biết, chương trình in tên riêng cho khách hàng được Coca Cola thực hiện tại một số địa điểm cố định ở Việt Nam giống như cách họ đã làm tại rất nhiều nước khác.
(GDVN) - Khi làn sóng đòi tẩy chay Coca Cola đã có vẻ nguội đi trên các mạng xã hội Việt Nam vì gặp phải "bức tường im lặng" của ông lớn này, thì Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lại chính thức khai hỏa.
Thành công của Coca Cola là đã đánh vào tâm lý tò mò của mọi người, nhất là giới trẻ. Thay vì dòng chữ Coca Cola thông thường, khách hàng sẽ thấy tên mình in trên lon, đó là sự hãnh diện vì thương hiệu cá nhân.
Tuy nhiên đằng sau niềm vui, chút sĩ diện thoáng qua đó, người tiêu dùng đang vô hình chung biến tên mình trở thành kênh truyền thông quảng bá cho Coca Cola. Không chỉ bạn trẻ, thậm chí các trạng mạng xã hội Facebook của những người nổi tiếng cũng xuất hiện lon Coca Cola có tên của mình.
Theo vị chuyên gia, ẩn chứa đằng sau động thái này chính là cách để Coca Cola quảng bá thương hiệu mà không mất một đồng quảng cáo nào.
“Thử lấy ví dụ cái tên Đàm Vĩnh Hưng được in trên lon Coca Cola, khía cạnh Marketing, ca sĩ nổi tiếng Đàm Vĩnh Hưng đang quảng cáo cho Coca Cola, kéo theo đó hàng nghìn fan của ca sĩ này bắt chước, như vậy Coca Cola được quảng cáo miễn phí còn thương hiệu của Đàm Vĩnh Hưng lại bị gắn với một lon nước ngọt”, vị chuyên gia phân tích.
Coca Cola che mắt người tiêu dùng Việt nghi vấn chuyển giá?
Cách đây không lâu, dư luận xã hội từng lên án gay gắt nghi án chuyển giá trốn thuế của Coca Cola.
Cuối năm 2012, Cục Thuế TP.HCM công bố thông tin từ khi thành lập (tháng 2/1994) đến thời điểm trên, chưa năm nào Công ty Coca Cola Việt Nam khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm.
Năm 2004 doanh thu 728 tỉ đồng, số lỗ là 110 tỉ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỉ đồng thì số lỗ lên đến 253 tỉ đồng. Tương tự năm 2010, doanh thu của Coca Cola Việt Nam lên đến 2.529 tỉ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỉ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỉ đồng. Lũy kế đến thời điểm công bố thông tin của công ty này đã lỗ tổng cộng 3.768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỉ đồng.
Nhiều bức tranh biếm họa kêu gọi tẩy chay Coca Cola sau nghi án chuyển giá trốn thuế. |
Tuy khai lỗ nhưng nghịch lý ở chỗ, Coca Cola Việt Nam liên tục tăng vốn đầu tư vào một loạt dự án khủng tại Việt Nam. Đơn cử, cuối tháng 10/2012, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và tuyên bố Coca Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong ba năm tới.
(GDVN) - Xung quanh việc một số DN FDI chuyển giá, lỗ giả lãi thật để không phải nộp thuế mà điển hình là Coca-Cola và Adidas, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định: "... số ít doanh nghiệp này đang làm xấu đi hình ảnh của 14.500 doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam”.
Từ đây nghi vấn chuyển giá của “đại gia” đồ uống ngọt có ga được dư luận đặt ra. Trên khắp phương tiện truyền thông báo chí, câu chuyện Coca Cola gần 20 năm đầu tư tại Việt Nam nhưng chưa đóng 1 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nào bởi liên tục báo lỗ trở thành đề tài gây tranh luận mạnh mẽ.
Một phong trào tẩy chay Coca Cola được cộng đồng mạng lan truyền, thậm chí có những Fanpage được thành lập trên mạng xã hội với nội dung kêu gọi người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay Coca Cola cho đến khi nghi vấn chuyển giá, trốn thuế được làm sáng tỏ.
Trong khi đó đứng phía cơ quan quản lý nhà nước, đích thân Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh từng khẳng định, những doanh nghiệp như Coca Cola đang làm xấu đi hình ảnh của 14.500 doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tuyên bố: “Chúng ta không chấp nhận việc Coca Cola hay Adidas đầu tư thu lợi ở Việt Nam mà không mất một đồng tiền thuế nào, chúng ta không bằng lòng và chấp nhận chuyện này”.
Gần 20 năm hoạt động nhưng không đóng 1 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho đất nước Việt Nam, nhiều người cho rằng nếu nghi vấn trên là thật thì Coca Cola đang “hút máu” người tiêu dùng Việt và việc chạy theo chiêu quảng bá khắc tên trên lon Coca Cola hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt đang bị lợi dụng mà không hề hay biết.
Lên tiếng về hiện tượng này, chia sẻ trên Facebook của mình, ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam cảnh báo: Dường như người Việt Nam quá dễ quên. "Mình tuyệt đối không dùng Coca Cola vì đơn giản mình nghĩ họ trốn thuế. Có khắc cái chữ lên cái chai mà bao người nhao nhao lên tìm bằng được”.
Ngay lập tức, rất nhiều cư mạng mạng đã gửi comment đồng tình với nhận định của ông Vũ Tuấn Anh. Bạn TanTranCong viết: “Cái này em Like 100%. Em không bao giờ sử dụng Coca Cola nữa vì hãng này chả làm gì được cho đất nước Việt Nam mình".
Ông Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng: “Công ty có trốn thuế hay không là việc của công ty, nhà nước bắt trốn thuế là việc của nhà nước, bỏ tiền ra mua cái gì là quyền của chúng ta tuy nhiên hãy suy nghĩ dù chỉ 1 đồng bỏ ra thì cái sản phẩm và dịch vụ đó có xứng đáng để chúng ta tiêu tiền cho nó hay không”.