Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ. Ảnh: Tuoitrenews. |
Navy Times ngày 17/8 dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey bình luận: "Đối với tôi, đôi khi kẻ thù trong quá khứ của chúng tôi có thể trở thành nười bạn thân nhất của mình. Không phải điều đó không thể xảy ra, nếu có nỗ lực. Tôi nghĩ rằng có khả năng Việt Nam là một đối tác rất mạnh".
"Nhìn vào lịch sử của chúng tôi với người Anh, người Đức hay Nhật Bản, nó có thể giống như một con phượng hoàng nổi lên từ đống tro tàn. Đó là những gì tôi hy vọng sẽ xảy ra ở đây trong mối quan hệ này (quan hệ Việt - Mỹ)", tướng Martin Dempsey nhấn mạnh.
Tướng Dempsey: Đối thoại Việt-Mỹ không tránh được cái bóng Trung Quốc
(GDVN) - "Tôi không đến đây để tập trung vào Trung Quốc. Nhưng tôi nhận ra rằng không thể tránh khỏi cái bóng của Trung Quốc treo trên các cuộc đối thoại".
Điều gì quan trọng nhất đối với Việt Nam? Người Việt đang mong muốn điều gì từ Mỹ? Đó là mối quan tâm lớn nhất của tướng Martin Dempsey trong chuyến công du lần đầu tiên tới Việt Nam. "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc", một học giả đã nói với tướng Dempsey trong một cuộc thảo luận bàn tròn giữa ông với các học giả Việt Nam.
Các cuộc đụng độ gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc đều bắt nguồn từ tuyên bố "chủ quyền" (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thậm chí đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam gần khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan trong tháng 5.
Trong một cuộc họp báo của tướng Dempsey tại Việt Nam, các phóng viên Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề Trung Quốc (gây hấn) ở Biển Đông và những gì quân đội Mỹ có thể giúp Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ khẳng định rằng đây không phải một cuộc cạnh tranh mà Hoa Kỳ rất nhiệt tình tham gia, bởi 1 Trung Quốc thịnh vượng và biết ứng xử với láng giềng cũng là mục tiêu của Mỹ.
Tướng Martin Dempsey trực tiếp quan sát một chiếc máy bay khi tới thăm một đơn vị không quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Nien News. |
"Chúng tôi không cố gắng để làm cho bất cứ nước nào phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ", tướng Dempsey cho biết.
Việt Nam và Trung Quốc đã từng có đến 18 cuộc chiến tranh trong hơn 2000 năm qua, cuộc chiến gần đây nhất xảy ra năm 1979. Điều đó làm cho Trung Quốc trở thành một mối bận tâm lớn đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam không quan tâm để kích động một cuộc xung đột lớn với láng giềng phương Bắc.
Dempsey: Không ép Việt Nam chọn Mỹ hay TQ, sẽ giúp phát triển hải quân
(GDVN) - "Lĩnh vực hàng hải là nơi quan tâm chung lớn nhất của chúng tôi bây giờ, và đề nghị của tôi là nếu lệnh cấm được dỡ bỏ sẽ là lúc chúng ta bắt đầu với điều đó".
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn có một mối quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ, bao gồm cả việc trở thành một thành viên của hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại đang được đàm phán trong số 12 quốc gia, hứa hẹn sẽ thúc đẩy đầu tư và xuất khẩu.
Người Việt Nam muốn có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang xảy ra nơi đường chân trời ngoài Biển Đông. Thiếu các radar giám sát và máy bay trinh sát quân sự đã làm hạn chế khả năng của Việt Nam để nhận biết xem những gì Trung Quốc và các nước khác đang làm ở Biển Đông.
Nếu lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam được nới lỏng hoặc dỡ bỏ, tướng Dempsey cho biết Lầu Năm Góc có thể bán cho hải quân Việt Nam những thiết bị, công cụ tốt hơn để giám sát Biển Đông.
Từng phục vụ trong quân đội Mỹ 40 năm, tham chiến tại Iraq, đi khắp thế giới nhưng những trải nghiệm này không giúp gì nhiều cho ông trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam, nên những cảm nhận trực quan gần như áp đảo đối với vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ khi ông đặt chân đến đất Việt, tướng Dempsey chia sẻ với USA Today.
Điều ông ấn tượng khi đến Việt Nam là kiến trúc, xe máy và những hình ảnh tương phản giữa hiện tại với quá khứ. Tướng Martin Dempsey đặc biệt ấn tượng trước hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó khi cấy hái trên cánh đồng, lúc quang gánh trên vai ra phố mưu sinh. Lần đầu tiên ông có cảm giác được tiếp xúc trực tiếp với những người "họ đã từng là ai, và bây giờ họ là ai".
Tướng Martin Dempsey thăm trung tâm xử lý chất độc màu da cam dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh. |
Dấu ấn của Chiến tranh Việt Nam mặc dù mờ nhạt, nhưng vẫn có thể được truy tìm. Một phần nhiệm vụ của tướng Martin Dempsey trong chuyến công cán lần này là để thừa nhận nhưng không để trói buộc bởi quá khứ, mà tìm kiếm một quan hệ mới sâu sắc hơn. 4 ngày tới thăm 3 thành phố lớn của Việt Nam cung cấp cho tướng Dempesy cái nhìn thoáng qua về quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước 93 triệu dân đông đúc này.
Một vấn đề của quá khứ mà ông Dempsey phải đối mặt khi thăm Việt Nam đó là những di chứng, ảnh hưởng độc hại của chất độc màu da cam dioxin mà quân đội Mỹ đã dội xuống Việt Nam trong chiến tranh. Quá khứ chiến tranh đã tạo ra những cơ hội mới để gia tăng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại đối với Việt Nam, quốc gia đã mạnh mẽ đứng dậy từ sự tàn phá của chiến tranh.
"Tướng Dempsey đi Việt Nam không chỉ vì Trung Quốc gây hấn Biển Đông"
(GDVN) - Tổng thống Mỹ Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nói với tướng Martin Dempsey: "Nơi đến cho ông bây giờ là Việt Nam".
Ernie Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận xét, Chiến tranh Việt Nam hay Kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo cách gọi của người Việt "đã nhanh chóng phai tàn sau tấm gương chiếu hậu". Hoa Kỳ và Việt Nam đang nỗ lực tìm lợi ích chung trong việc duy trì phát triển một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Wallace Chip Gregson, một vị tướng 3 sao và là cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam nghỉ hưu năm 2005, từng đến Việt Nam tháng 4/2011 với vai trò chuyên gia của Trung tâm Vì quyền lợi quốc gia Mỹ bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ nỗ lực nhiều hơn nữa để khắc phục hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam.
Hoa Kỳ và Nhật Bản có công nghệ loại bỏ các vật liệu nổ còn sót lại tại các chiến trường. "Chúng ta có thể và cần phải cung cấp một số trợ giúp lớn cho họ. Sự hỗ trợ cho Việt Nam phát triển nhanh chóng được xem như bao gồm giúp Việt Nam đối phó phù hợp với (tham vọng bành trướng của) Trung Quốc cũng như thực hiện một nghĩa vụ đạo đức với hậu quả của chiến tranh", tướng Gregson nói.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm một đơn vị Không quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Nien News. |
Chào báo cáo vị khách quý đến từ nước Mỹ tới thăm đơn vị. Ảnh: Thanh Nien News. |
Tướng Martin Dempsey giao lưu với các sĩ quan trẻ Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Nien News. |