Chọn môn thi không nên căn cứ vào số đông
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội nhận định, kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT là kỳ thi dùng để đánh giá, phân loại năng lực của học sinh THPT một cách khách quan, trung thực, công bằng. Kết quả đánh giá của kỳ thi này là chuẩn quốc gia để đánh giá kết quả giáo dục năng lực, phẩm chất của học sinh THPT đã đạt, nó không phải là kỳ thi tốt nghiệp THPT như từ trước đến nay vẫn làm.
Theo đó, kết quả của kỳ thi đủ độ tin cậy để các trường đại học, cao đẳng tuyển chọn học sinh, giảm được kỳ thi nặng nề tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội. Nó không nhằm mục đích thay thế kỳ thi đại học 3 chung như vừa qua ta vẫn làm.
Để đảm bảo chuẩn mực của kỳ thi quốc gia, theo TS. Tùng Lâm các trường THPT phải đánh giá đúng học sinh theo đúng tiêu chuẩn của Bộ. Những học sinh quá yếu kém không chịu học hành, rèn luyện nhất quyết không được thi, phải học lại, rèn luyện lại. Phải chấm dứt việc tùy tiện 100% dự thi như những năm vừa qua.
GS. Lâm Quang Thiệp ủng hộ phương án 2 của Bộ GD&ĐT. |
Vậy làm thế nào để kỳ thi quốc gia phải đảm bảo được độ tin cậy, trung thực?
Trao đổi với các chuyên gia, TS. Tùng Lâm nhận định do chất lượng giáo dục phổ thông lâu nay của ta không đồng đều giữa các vùng miền, giữa trường công lập và ngoài công lập, giữa phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Liệu các cấp lãnh đạo và người dân có chấp nhận bằng lòng với mọi kết quả của kỳ thi hay không? Hay có cách nào để giải quyết mâu thuẫn giữa chuẩn quốc gia với mặt bằng giáo dục thực tế của mỗi địa phương hiện nay?
“Chúng ta có thật sự muốn chống bệnh thành tích bằng mọi giá trong giáo dục ở các cấp hiện nay hay không? Nếu không có biện pháp thống nhất giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta sẽ rất lúng túng trong việc tổ chức kỳ thi quốc gia. Cách tổ chức thi sẽ nửa vời, không triệt để và như vậy sẽ không đổi mới được gì” ông cho biết.
Cũng theo TS. Tùng Lâm, hiện nay nếu căn cứ vào các con số thống kê để lựa chọn 3 phương án môn thi của Bộ GD&ĐT chắc chắn số giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh chỉ chọn phương án 1 của Bộ là gần như tuyệt đối (theo thăm dò của Sở GD&ĐT Hà Nội) nhưng đây vẫn là cách làm cũ, còn cồng kềnh, tốn kém không cần thiết. Trong khi đó Hiệu trường các trường đại học, cao đẳng lại chọn phương án 2 là chính. Theo nhận định đây là phương án thật sự đổi mới nhưng các trường phổ thông rất ngại vì chưa quen. Theo TS. Lâm lựa chọn môn thi, không nên căn cứ vào số đông để lựa chọn mà phải có căn cứ yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện của Nghị quyết 29 của Trung ương làm chuẩn.
Lời gan ruột của một người ông, người thầy với bỏ "chấm điểm tiểu học"
(GDVN) - "Thay vì những nhận xét khô khan, nặng nề, cứng nhắc, trong lời phê nên có cả tình cảm, sự động viên, khuyến khích để giảm thiểu tâm lý bị “chê” của học sinh”.
Đồng quan điểm với phương án này, GS. Lâm Quang Thiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, phương án 1 là phương án “bảo thủ”, không khoa học, vì vẫn dựa quá nhiều vào tính ngẫu nhiên ngay từ việc lựa chọn môn thi, không bao quát được chương trình học, rất khó cho các trường đại học dựa vào kết quả để xét tuyển. Đó là phương án dẫm chân tại chỗ, tiếp tục quá trình trì trệ không thay đổi.
Theo quan điểm của GS. Thiệp cần phải lựa chọn phương án 2 là phương án khoa học và tiến bộ, nên lựa chọn và tích cực chuẩn bị để thực hiện phương án này, vì nó cho phép đánh giá bao quát chương trình phổ thông và giúp các trường đại học dễ dàng dựa vào kết quả để xét tuyển.
Nếu lựa chọn phương án này có thể điều chỉnh chút ít. Theo đó, mọi thí sinh bắt buộc phải thi Toán và Ngữ văn, còn 3 môn sau cho phép chọn 2 hoặc thi cả 3 môn (đối với các thí sinh có năng lực toàn diện và muốn có nhiều phương án chọn vào đại học).Trong khi đó với phương án 3 theo đánh giá hoàn toàn không ổn, vì môn Ngữ văn, đặc biệt phần tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi thí sinh, phải để riêng, không nên gộp chung vào đề tổng hợp về khoa học xã hội.
“Thật ra trong phương án 2 và 3 gọi đề thi là “bài thi” không chính xác, nên gọi “đề thi tổng hợp” thì đúng hơn, khác với đề thi đơn môn ở phương án 1, vì từ “bài thi” thường dành để chỉ bài làm của thí sinh. Đề thi tổng hợp có hai cách xây dựng: cách kết nối các đề thi đơn môn thông thường, và cách tích hợp kiến thức nhiều môn trong một câu hỏi. Cách thứ nhất có thể thực hiện ngay, vì không bị ảnh hưởng gì của việc thay đổi chương trình các môn học, cách thứ hai có bị ảnh hưởng phần nào của chương trình. Trong lộ trình sắp tới chúng ta nên dùng cách thứ nhất trước, khi nào có sự thay đổi chương trình theo hướng tích hợp và thí sinh đã quen thì chuyển dần sang cách thứ hai” GS. Thiệp đề xuất.
Quan điểm Ngoại ngữ là môn cộng điểm ưu tiên?
GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyên hiệu trưởng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN khẳng định, đã học là có đánh giá, muốn đánh giá phải có kiểm tra, phải có thi, điều đó xuất phát từ quyền lợi của người học, không phải do ý muốn duy lý trí của người quản lý.
Theo GS. Lộc mỗi kì đánh giá đều có mục tiêu riêng của nó. Chính vì vậy, đã đến lúc không nên bàn bỏ kì thi nào và có kì thi nào mà hãy hành động theo một lẽ đơn giản: kiểm tra, thi là một bộ phận tất yếu trong quá trình dạy, học. Coi chúng là những bài học quan trọng giúp cho người dạy và người học điều chỉnh việc dạy việc học của mình hiệu quả hơn.
GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đề xuất Ngoại ngữ là môn cộng điểm ưu tiên do chênh lệch vùng miền đối với môn học này, |
“Hãy triển khai hoạt động này một cách nhẹ nhàng ,bình thường như mọi hoạt động khác của một nhà trường, đừng nặng nề hóa nó, biến nó thành một “hiện tượng xã hội”, hãy coi nó là công việc tâm huyết của thầy và trò, hãy đặt niềm tin và kiểm soát chất lượng dựa trên trách nhiệm của các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ở địa phương. Chính họ mới là người quyết định chất lượng giáo dục của địa phương mình như thế nào” bà Lộc cho biết.
Về các phương án thi, GS. Lộc có quan điểm khác với GS. Lâm Quang Thiệp và TS. Nguyễn Tùng Lâm là chọn phương án 1, bởi xem xét một cách toàn diện, phương án 1 vẫn là hợp lý nhất trong bối cảnh và tình hình giáo dục của Việt Nam hiện nay.
Học trò viết thư gửi Phó thủ tướng từng đau khổ vì phải đi học thêm
(GDVN) - “Tác động duy nhất để em viết bài này là lương tâm. Em muốn có một kỳ thi tốt nhất cho các bạn, 2-3 thế hệ sau này”.
“Phương án thi này đảm bảo được tính kế thừa, phát huy những ưu điểm của việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, là bước dịch chuyển nhẹ nhàng, giúp cả giáo viên, học sinh và những người làm công tác quản lý giáo dục có thể sẵn sàng thích nghi và thực hiện tốt. Cải tiến việc tổ chức thi gọn, nhẹ nhàng, đi vào thực chất, trao quyền và trách nhiệm xã hội cho cơ sở, chấp nhận sự phân hóa địa giáo dục” GS. Lộc cho hay.
Qua đây, bà Lộc cũng cho biết việc thi ngoại ngữ (tiếng Anh) bắt buộc với tất cả các vùng. Đây là vấn đề cần cần cân nhắc kỹ lưỡng bởi điều kiện học tập môn học này đối với học sinh các vùng, miền là không giống nhau, thậm chí chênh nhau rất lớn. Do đó, bà Lộc đề xuất nên để ngoại ngữ là môn cộng điểm ưu tiên sẽ hợp lý hơn.
Trở lại câu chuyện cách thi và ra đề tích hợp, GS. Lâm Quang Thiệp cũng bày tỏ, khi nói đến “đề thi tích hợp” nhiều môn, đến các công nghệ mới về đo lường trong giáo dục cần được áp dụng… để tổ chức kỳ thi, nhiều người lo ngại về năng lực người ra đề. Tuy nhiên, GS. Thiệp bày tỏ hiện nay chúng ta hoàn toàn có khả năng tổ chức tốt các kỳ thi như vậy, nếu Bộ GD&ĐT huy động mọi lực lượng có năng lực để đóng góp tổ chức các kỳ thi.
Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) Mai Văn Trinh bày tỏ, những ý kiến của hội thảo rất bổ ích và cần thiết để Cục Khảo thí có thêm tư liệu tham mưu cho Bộ trưởng. Ông Trinh khẳng định, kỳ thi quốc gia chung nếu không gắn với yếu tố 1 triệu học sinh và tính khả thi thì sẽ rất bại.