Phương án có lợi cho giáo dục nước nhà
Một độc giả giấu tên cho rằng, phương án của ĐHQGHN có rất nhiều ưu điểm vừa giảm bớt gánh nặng cho thí sinh, vừa giảm bớt chi phí,... Theo ý kiến cá nhân của vị này thì các câu hỏi không nên chỉ tập trung vào kiến thức trong sách giáo khoa, cần có thêm những câu hỏi về việc vận dụng kiến thức vào thực thế.
Độc giả Hằng Nguyễn lưu ý, phương án này khá hay, nhưng cần cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và các điều kiện đặc thù của Việt Nam. Cùng với quan điểm trên, độc giả Đỗ Đức Quang nhận định, đây là một hình thức kiểm tra đánh giá mới. Đánh giá được tổng quan chất lượng đầu vào một cách khách quan. Tuy nhiên đây là dự án còn khá mới với chúng ta lên cần thời gian để đem nó vào áp dụng rộng rãi!
Ảnh minh họa |
Một độc giả là học sinh thì cho biết, em rất thích phương án này, giảm nhẹ gánh nặng thì cử cho học sinh nhiều mà chất lượng ko kém gì phương pháp thi hiện nay.
Bạn Nguyễn Thị Hái – một độc giả theo dõi thường xuyên các bài viết về đổi mới giáo dục trên Báo Giáo dục Việt Nam thì nhận định, với hình thức thi trắc nghiệm tổng hợp các môn trong một kì thi trong đó có môn Giáo dục công dân được đưa vào đề thi, độc giả này rất ủng hộ hình thức tổ chức kì thi này.
Đề xuất một bài thi duy nhất cho kỳ thi quốc gia
(GDVN) - Đại học Quốc gia Hà Nội có đề xuất phương án thi quốc gia với một bài thi duy nhất, trong đó tổng hợp Toán và Ngữ văn làm trong một buổi thi.
“Nhưng quan trọng là các em học sinh chuẩn bị tham gia tuyển sinh thì cần lấy ý kiến thêm từ phía học sinh. Vì từ trước đến này hình thức tuyển sinh của Việt Nam vẫn theo hình thức phân ban và chuyên ban, trên cơ sở đó lựa chọn ngành mình thi theo đúng môn học của mình. Còn khi thi gộp các em học sinh sẽ phải học nhiều môn” độc giả Hái cho hay.
Bạn Thùy Linh thì cho biết sẽ hoàn toàn ủng hộ hình thức thi này của ĐHQGHN. Hình thức tuyển sinh này không mới và đã có những thành công nhất định ở một số nước. Nếu được áp dụng và thực hiện triệt để, được sự quan tâm của toàn xã hội thì trong tương lại không xa nền giáo dục Việt Nam sẽ có chuyển biến tích cực.
Đánh giá vai trò đi tiên phong trong đổi mới giáo dục, độc giả Lê Thị Thu Hiền cho biết, hình thức thi này thể hiện vai trò tiên phong của ĐHQGHN, giảm bớt gánh nặng cho thí sinh, đồng thời giảm tiêu cực trong thi cử. Cần nhanh chóng triển khai để các thí sinh sớm làm quen với hình thức thi mới.
Còn độc giả Phạm Thị Trang nêu quan điểm đồng ý với 10 ưu thế của phương án. Tuy nhiên độc giả này có một số ý kiến về thời gian thi nêu trong phương án có vẻ sẽ rất vất vả cho các em thí sinh do phải thi 4 hợp phần trong 215 phút của 1 buổi thi. Thứ hai, hình thức thi trắc nghiệm đối với những môn khoa học xã hội sẽ không kiểm tra được độ sâu của môn học và không thể hiện được sự sáng tạo của thí sinh. Thứ ba, hình thức đăng kí thi qua mạng, thực tế thì không phải tất cả thí sinh đều được tiếp cận mạng internet dù công nghệ thông tin ngày càng phát triển.
Còn đó băn khoăn
Có cái nhìn khác, độc giả Thành Trí lại cho rằng, các hợp phần Toán và Ngữ văn mỗi hợp phần có 50 câu trắc nghiệm khách quan. Hai hợp phần tổng hợp Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) mỗi hợp phần gồm 40 câu TNKQ ( trung bình mỗi môn chưa được 15 câu- so với lối thi cũ là 50 câu/ môn). Như vậy với số lượng câu hỏi này sẽ không đủ đảm bảo bao quát hết chương trình THPT, nhưng với số lượng môn thi nhiều như vậy thì thật sự kiến thức quá rộng, sẽ rất nặng cho các bạn học bài thi.
Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Thị Nguyệt Minh mặc dù rất ủng hộ phương án này nhưng độc giả này chỉ mong Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội chú ý đến thực tiễn và thực tế khi triển khai dự án này xem có phù hợp với lực học của học sinh hiện tại hay không, liệu các em có làm bài tốt nhất không?
Chính phủ chỉ đạo giải quyết hàng loạt vấn đề nóng trong giáo dục
(GDVN) - Các đề án về đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân; chương trình và SGK; phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là những nội dung được bàn luận.
“Cần có thời gian để thay đổi cách giáo dục các em học sinh cấp 2, 3 để phù hợp với phương án vì học sinh của chúng ta học khá lệch. Không nên áp dụng ngay dự án này vào năm tới, dễ gây áp lực cho các em học sinh dự thi năm tới” vị độc giả này nêu quan điểm.
Một sinh viên đến từ chuyên ngành sư phạm (ĐHQGHN), em Nguyễn Tâm Tâm rất ủng hộ sự đổi mới và tiến bộ của giáo dục. Tuy nhiên, em chỉ băn khoăn là những học sinh thi trượt đại học năm 2014 trở về trước thì phải làm sao với phương án này? Việc thi trên internet cũng cần phải tính tới phương án điều kiện vùng miền khác nhau về trình độ.
Độc giả Phạm Văn Trường cũng cho biết, với phương án mà ĐHQGHN đưa ra thì việc tổ chức thi chọn sinh viên sau khi đã trúng tuyển vào học trong các chương trình tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao là rất cần thiết và nên triển khai sớm, phương pháp này giúp phân loại sinh viên cũng như dễ dàng trong việc giảng dạy, sinh viên cũng tiếp cận kiến thức một cách phù hợp với khả năng của mình hơn, đảm bảo sinh viên khi ra trường đều có thế mạnh riêng vì đã được chú trọng giảng dạy khi còn học đại học.
Độc giả Hải Đăng thì cho rằng, phổ thông chỉ cần xét tốt nghiệp (như tín chỉ ở đại học) và tổ chức thi đại học như cũ. Ý kiến này mong muốn chúng ta phải xây dựng lại chương trình phổ thông và cải cách giáo dục, lúc đó để các trường ĐH tự quyết như xét kết quả học tập lấy từ phổ thông hoặc tổ chức thi tuyển tùy quyết định của từng trường.
Bạn Phạm Ngọc có cái nhìn lạc quan hơn khi cho rằng, đề án này nếu được thực thi sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thay đổi phương pháp dạy và học, đánh giá được năng lực đầu vào của sinh viên. Tuy nhiên trước khi áp dụng đề án này, cần công bố rộng rãi trước một thời gian đủ đế học sinh và phụ huynh hiểu được cách chọn sinh viên của để án.
“Phương án này có nhiều ưu thế, thuận lợi và bớt tốn kém, hi vọng sẽ mang đến nhiều khởi sắc cho nền giáo dục nước nhà” bạn Thu Mai kỳ vọng ở phương án mà ĐHQGHN vừa đưa ra.
Phương án kỳ thi quốc gia của ĐHQGHN
Phương án bài thi Tổng hợp được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, gồm 4 hợp phần: (i) Toán; (ii) Ngữ văn; (iii) Khoa học Tự nhiên; và, (iv) Khoa học Xã hội. Các hợp phần Toán và Ngữ văn mỗi hợp phần có 50 câu trắc nghiệm khách quan. Hai hợp phần tổng hợp Khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) mỗi hợp phần gồm 40 câu TNKQ. Tổng số toàn đề thi có 180 câu. Tổng số thời gian làm bài là 215 phút, làm gọn trong một buổi thi.
Cơ cấu câu hỏi sẽ theo nội dung các môn Toán và Ngữ văn và hai hợp phần khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ bao phủ chương trình cơ bản của bậc THPT. Bài thi có 20% câu hỏi dễ (mức năng lực thấp), 60% câu hỏi trung bình (mức năng lực trung bình) và 20% câu hỏi khó (mức năng lực cao).
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, sai hoặc bỏ qua không bị trừ điểm. Tổng số điểm tối thiểu là 0, tối đa là 180.