Đất Phật – một chuyến đi

01/11/2014 07:36
Liên Hương
(GDVN) - Hơn ba tiếng bay, chuyến chuyên cơ của Vietjetair đã chở đoàn doanh nghiệp Việt Nam hành hương tới đất Phật Bodh Gaya- thuộc bang Bihar - Ấn Độ.

Tương truyền là nơi Đức Phật Thích Ca - Hoàng tử Siddhartha Gautam ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề rồi đắc đạo, siêu thoát. – là điểm hành hương mơ ước của các Phật tử trên toàn thế giới được một lần viêng thăm trong đời.

Thời tiết rất mát mẻ cuối tháng 10 với nhiệt độ khoảng 26 độ, thật tuyệt vời.

Sân bay nơi đây cũng nhỏ bé, không ồn ào, chỉ duy nhất có đoàn của tôi làm thủ tục. Sau hai mươi phút rời sân bay, men theo những con đường nhỏ chạy qua làng quê với hai bên là những tán cây bồ đề quen thuộc, chúng tôi đã tới ngôi đền Maha Bodhi nổi tiếng.
 
Đền MahaBodhi hay còn gọi là Tháp Đại Giác cao 52 m. Ngôi đền có 9 tầng xây theo hình chóp đứng, các hốc tường đều được chạm khắc các hình tượng Phật Bồ tát rất tinh sảo. 250 năm sau khi Đức Phật đắc đạo, vua Ashoka đã cho xây ngôi đền này vào thế kỷ 3 trước công nguyên, sau đó ngôi đền được xây thêm với quy mô lớn hơn vào thế kỷ thứ 7.

Đến thế kỷ 12, ngôi đền bị phá hủy, rồi lại được khôi phục lại vào thế kỷ 14. Ngôi đền bị chìm trong bùn đất sau những trận lụt lớn. Chỉ được khai quật lại bởi một nhà khảo cổ người Anh vào thế kỷ 19.

Ở trong Đền là một bức tượng Phật Thích Ca cao 2 m, với vẻ mặt nhân từ thường thấy, khoác chiếc áo cà sa hững hờ có in hình lá cây bồ đề. Chữ bồ đề hóa ra mang âm hưởng của tiếng Ấn độ chỉ loài cây Bodhi mọc rât nhiều ở nơi đây, và dưới gôc cây bồ đề sau đền là nơi Đức Phật thích ca đã giác ngộ và thăng hóa Phật.

Đất Phật – một chuyến đi ảnh 1

Ảnh minh họa 

Theo người dân nơi đây thì cây bồ đề là loại cây sống lâu bởi nhiều nghĩa, ngoài ý nghĩa tôn linh của Phật Giáo, có một ý hơi đời thường bởi loài cây này lá và quả đều không ăn được, gỗ không dùng để xây dựng hoặc làm củi đốt vì quá xốp, ấy vậy nên chẳng ai đốn làm gì, và thế nên nó tồn tại lâu dài! 

Nghe biết vậy, nhưng cả đoàn chúng tôi đã ngồi dưới bóng cây Bồ đề linh thiêng nơi đây, lắng nghe thầy Huyền Diệu – người thầy đã khiêm tốn gọi mình là “ người xây và quét chùa” giảng đạo và làm lễ. Dáng người rắn rỏi, nhanh nhẹn, thầy hướng dẫn cho chúng tôi làm lễ và cầu nguyện cho sự an lành của tâm cõi và thành đạt cho giới doanh nhân nước nhà để đưa đất nước phát triển thịnh vươngl

Chúng tôi quỳ lạy trước Đức Anh Linh của cõi Phật và tâm nguyện được soi sáng sao cho đi đúng con đường phải đi. Làm sao có được tấm lòng thanh tịnh, sạch trong, làm sao để đất nước bình yên, có minh chủ để dân giàu, nước mạnh, giữ yên bờ cõi… làm sao để giữ gìn công việc kinh doanh nghiêm túc, lương thiện, không triệt phá lẫn nhau… biết bao điều tâm niệm chứa chất về sự đời…

Đất Phật – một chuyến đi ảnh 2"Không ai như Việt Nam, ông chuyên dài, ông chuyên ngắn"

(GDVN) - Đại biểu Trần Du Lịch đã bình luận như vậy khi góp ý cho dự thảo Luật hàng không dân dụng (sửa đổi) tại Quốc hội sáng nay (29/10).

 Những chiếc lá bồ đề xào xạc vẫn vô tư tỏa bóng xuống những mỏi mong trần tục của kiếp người. Tiếng tiếng chim chí chách vui đùa trong đám lá thỉnh thoảng lại làm rớt xuống vài chiêc lá rụng trái mùa khiến đám người hành hương giật mình cúi lạy. 

Đám phật tử từ khắp nơi trên thế giới đổ về với nhiều ngôn ngữ, văn hóa khác nhau, cùng chìm đắm trong cõi tĩnh lặng của thiền định. Cậu bé ngồi bên tôi vừa từ 12 năm đèn sách bên Đức trở về với tấm bằng tiến sĩ về tự động hóa cũng tĩnh lặng thiền định bên gốc cây linh thiêng.

Có giao lưu gì giữa những tâm linh của kiếp này và kiếp trước? giữa hằng hà sa số những kiếp người đã từng tồn tại trên cõi đời này với nhau? Giữa những người thân trong kiếp này và kiếp xưa? Phải chăng vẫn còn đó những mối giao lưu vô hình đan xen tồn tại, khiến ta cứ mong mỏi quay lại chốn này thăm viếng, tâm tình. Gửi vào gió, vào nắng nơi đây những lời kêu cầu từ trái tim những mong ước khát khao, bỏng cháy nhất. Mắt ai đó nhòa lệ khi nghĩ đến những oan trái, gian lao, vất vả, bội bạc…trong cuộc sống mà bản thân không hóa giải nổi, liệu đấng tối linh lại có thể giúp gì cho chăng?
 
Dường như đáp lại lòng mong đợi và lời cầu xin của chúng tôi, Đức Phật đã khiến sư thầy ngồi nơi cửa Phật đi vào trong chân tượng và ban chúng tôi mỗi người một chiếc áo cà sa của Phật Thích ca. Hai cô cháu cúi xuống quỳ lạy nhận lấy và rước tấm áo cà sa về. Niềm vui này quá lớn khiến hai cô cháu nghẹn lời và niềm hạnh phúc này theo chân chúng tôi về tới tận Việt Nam. Cái duyên hạnh ngộ với cõi Phật, cũng như cái duyên rước áo cà sa, cây bồ đề, lá bồ đề … từ cõi Phật về quê hương có lẽ chính là niềm vinh hạnh ngất ngây của những người hành hương.
 
Với bàn chân trần đi trong cõi Phật, chúng tôi cảm nhận rõ ràng hơn những ấm nồng của đất  dưới chân, những chiều dài, nết hằn của lịch sử, những âm vang của cõi thiêng nơi đây, những uy nghi của kiến trúc ban đầu và  những đỏ nát sau những trận tàn sát.. những số phận, những triều đại hình thành và mất đi… miên man trong đó là những suy nghĩ rời rạc của hai tâm hồn chúng tôi – ngơ ngác tột cùng giữa những  hân hoan và mong đợi của hiện tại giữa quá khứ và tương lai..
 
Rời khỏi ngôi đền linh thiêng MahaBodhi, chúng tôi đến thăm ngôi chùa Việt nam Phật quốc tự do Thầy Huyền Diệu tự tay xây nên ở chốn này.
 
Lối vào đi giữa hai hàng tre trúc y như trở về nhà tại một làng quê Việt nam sau một chuyến đi dài. Các phật tử người Việt mình đã có mặt chào đón đoàn chúng tôi, trao cho mỗi người mấy nén nhang để châm lên khẳng định sự có mặt tại nơi linh thiêng chùa Việt tại Bồ đề Đạo Tràng này.
 
Bước lên những bậc thang dẫn lên tầng cao nhất ở độ cao 24 m nơi thờ Đức Bổn sư Thích ca Chư vị Bồ tát, ban bên Phải thờ Phật bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt – niềm hy vọng của biết bao lời kêu cầu của dân chúng trần gian, tôi dẫn cậu bé đến bên Đức Phật bà, dâng lên một bó sen từ quê nhà, rồi nói cho cậu biết:  bức tượng này do chính cha mẹ cậu đã dâng. Khi mang từ Việt Nam sang, đã phải tháo từng bộ phận ra, rồi thức suốt đêm lắp lại đem dâng lên chùa. Bức tượng bằng gỗ rất đẹp, ánh mắt đầm ấm nhìn cháu con đang kêu cầu. Tôi lại thầm ước nguyện được làm một tay, một mắt của Đức Phật bà nhân từ để cứu thế, giúp đời. Nếu ai cũng phát tâm làm việc thiện thì cuộc đời này sẽ tươi đẹp hơn.

Đất Phật – một chuyến đi ảnh 3

Ông Dương Trung Quốc: "Đừng tạo ra một quy định khó xử"

(GDVN) - Dư luận vô cùng ngỡ ngàng khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành thông tư cấm doanh nghiệp đặt tên theo danh nhân.

Tôi bảo cậu bé: bố mẹ con đã cho con một cái tên rất thiện, tự con đã tu luyện một có một đức thiện, hãy  làm một con người thiện suốt đời con nhé. Cậu chắp tay cúi lạy Đức Phật từ bi, tôi biết cậu đang xin có thêm quyết tâm ý chí để từ bỏ cuộc sống hạnh phúc bằng phẳng hiện có ở xứ người để bắt đầu cuộc đời ở quê hương đầy những thử thách khó khăn. Tôi tin rằng người thanh niên này sẽ đốt trong mình được một thứ ánh sáng để vượt qua mọi trở ngại. Mong rằng sẽ có nhiều thanh niên Việt nam đã trang bị cho mình những kiến thức của nhân loại, nay cũng sẽ giống cậu về quê góp sức  xây dựng đất nước.
 
Sư thầy Thích Thanh Nhã Phó chủ Tịch Hội Phật Giáo Việt Nam, chủ trì chùa Trấn Quốc đã rung hồi chuông  bắt đầu khóa tụng cho chuyến đi về cõi Phật của đoàn chúng tôi. Tiễng mõ, tiếng cầu kinh quen thuộc như  vang lên từ ngôi chùa giữa Hồ tây thân thương. Cả đoàn chúng tôi hòa theo bản kinh Bát nhã. Những mâm lễ chúng tôi mang theo từ Việt Nam: nào mâm bánh đậu xanh, mâm ngũ quả, mâm phật thủ, thuyền ngũ cốc, gạo muối cho sự no đủ thịnh vượng nơi đây, hoa cúc vàng tươi cho những hạnh phúc bất tận của cõi niết bàn…
 
Trong ngôi chùa giản dị của Việt Nam Phật quốc tự, những doanh nhân hàng đầu trong đoàn đi tháp tùng Thủ tướng sang thăm Ấn Độ lần này đã thả hồn hòa mình vào cõi thinh không của cõi Phật. Chắc chắn rằng trong số họ nhiều người đã nghĩ đến việc học tập tấm gương của thầy Huyền Diệu để xây chùa tại quê hương mình. Thầy không có tiền còn xây được chùa thì những người doanh nhân hàng đầu Việt Nam này chẳng lẽ lại không theo nổi thầy chăng?
Tặng tặng hai người bạn Trần Bá Việt Dũng và Thiện Nghĩa.

Liên Hương