LTS: Có vẻ TT 30 ngày càng "ngấm" sâu, rộng vào trong đời sống dạy và học cấp tiểu học. Bằng chứng là đến nay, Tòa soạn vẫn tiếp tục nhận được bài viết của các thầy cô.
Hôm nay, là bài viết mang bút danh Thương Hoài, một cô giáo ở miền Trung. Nơi cô ở và dạy học, thông tin chậm hơn đô thị, và vì thế, đến giờ cô mới "biết cách để lên tiếng". Tất cả là vì sự học cả đời của học trò cô, ngay từ cấp học đầu tiên.
Trân trọng gửi tới quý vị bài viết này của cô giáo. Góc nhìn, cách hành văn và quan điểm là của riêng cô.
Từ ngày có quy định không đánh giá học sinh tiểu học bằng điểm số mà ghi bằng nhận xét, giáo viên tiểu học chúng tôi thêm một gánh nặng mới “Sáng tạo lời phê” và có cơ hội “luyện chữ”.
Phần lớn, giáo viên suốt ngày phải miệt mài ngồi ghi chép trong cả giờ học và giờ ra chơi mới kịp “tiến độ”.
Chau chuốt với những lời phê, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh học như thế nào? Nếu không là người trực tiếp giảng dạy cũng khó mà hình dung ra được.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Này nhé!
Vào lớp, thay vì giáo viên hướng dẫn học sinh các hoạt động học tập, cô thầy đi từng nhóm quan sát, giải đáp cho nhóm này, kiểm tra, khuyến khích nhóm kia và kèm, phụ đạo cho một số đối tượng yếu, chậm tiến. Hoặc bồi dưỡng nâng cao cho nhóm học sinh khá giỏi.
Học sinh ngồi nhầm lớp, Bộ Giáo dục có chỉ đạo khẩn
(GDVN) - Ngày 10/4, TT Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển có công văn gửi Sở GD&ĐT Quảng Trị cùng 63 Sở Giáo dục trong cả nước, chấn chỉnh tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp".
Thì nay, vào tiết học, thầy cô thường giảng bài, hướng dẫn cách làm một số bài tập khó rồi để học sinh làm bài và giáo viên ngồi trước chồng vở cao ngất của buổi học hôm trước chưa nhận xét xong, để kiểm tra và ghi lời nhận xét.
Ghi nhận xét cho em này, mà bỏ qua em khác, học sinh cũng thắc mắc, kiện thưa.
Hơn nữa thầy cô dạy xong một tiết, cũng muốn kiểm tra để xem các em tiếp thu bài dạy ở mức độ nào.
Vì thế, lớp có 35 em, một ngày giáo viên dạy ít nhất 6 môn, nếu chỉ nhận xét một nửa số môn học tổng cộng có tới gần một trăm bảy mươi lời nhận xét vào vở. Chưa nói việc phải ghi nhận xét từng em vào nhật ký, để một tháng lấy căn cứ, nhận xét trong sổ theo dõi một lần.
Nếu giáo viên chủ nhiệm có một cuốn sổ nhật ký và một cuốn sổ theo dõi thì giáo viên dạy các môn chuyên của trường hạng 1, với 28 lớp phải có tới 28 cuốn sổ nhật ký và 28 cuốn sổ theo dõi như thế.
Với gần 1 ngàn học sinh, mỗi em phải nhận xét 3 dòng, một tháng chỉ ghi lời nhận xét thôi cũng đuối. Suốt ngày trên trường, tối về còn bao nhiêu là việc từ soạn giáo án, làm đồ dùng dạy học…Vì vậy, thầy cô thường tranh thủ ghi chép trong giờ học của các em.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Việc nghĩ ra những lời nhận xét để ghi vào vở học sinh cũng gây không ít khó khăn cho thầy cô. Với một số em làm sai, thầy cô sẽ ghi hướng khắc phục nhưng có nhiều em làm đúng chẳng lẽ hôm nào cũng nhận xét: Em làm bài tốt lắm? mà ghi theo tinh thần của TT 30 ở ba lĩnh vực (kiến thức, năng lực và phẩm chất) vừa mất thời gian lại không hiệu quả gì.
Trò lười, cô quá tải, gia đình khó kiểm soát sau một kỳ áp Thông tư 30
(GDVN) - Việc thay đổi hoàn toàn cách đánh giá đã khiến cho học sinh có giảm áp lực về việc học nhưng lại mất dần động cơ phấn đấu, đua tranh với nhau.
Nói là đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên sử dụng nhiều hình thức dạy cho sinh động để phát huy tính tích cực của học sinh, phần lớn chỉ diễn ra ở những tiết dự giờ. Bởi những tiết dạy này, thường mang tính biểu diễn, hình thức vì nó đã được chuẩn bị, tập dợt nhiều lần.
Nếu trên lớp học, thầy cô nào cũng dạy như có người dự thì lấy thời gian nào ngồi ghi nhận xét? Đề cập đến việc ghi lời nhận xét vào lúc nào, một số giáo viên nói “Tranh thủ lúc học sinh làm bài rồi ngồi ghi trên lớp, chẳng lẽ lại đem vở về nhà?”
Quy định của Thông tư 30 không bắt buộc giáo viên phải ghi lời nhận xét thường xuyên, bởi có thể nói bằng lời trực tiếp nhưng “chẳng lẽ trong bài làm của các em, không có những dòng nhận xét của giáo viên, phụ huynh sẽ dựa vào đâu để dạy và nhắc nhở con mình?”
Nơi tôi dạy học, có một cô là Phó hiệu trưởng một trường tiểu học đã nói: “Không chấm điểm học sinh tiểu học mà thay bằng nhận xét mang đậm tính nhân văn, tránh được việc so sánh học sinh này với học sinh khác.
Thông tư đã ra, giáo viên không nên có ý kiến gì, nên tìm cách thực hiện cho tốt” lời của một cán bộ Phòng giáo dục huyện đã nói trong buổi tập huấn.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
“Trăm dâu đổ đầu tằm” gánh nặng công việc đổ lên đầu giáo viên nhưng các em học sinh mới là người chịu thiệt thòi nhất.
Việc bỏ chấm điểm thay bằng nhận xét chỉ là đổi khác chứ hoàn toàn không phải đổi mới. Bởi trước đây, sau mỗi con điểm giáo viên cũng nhận xét bằng lời hoặc ghi ít dòng vào vở.
Việc đổi mới trong giáo dục là cần thiết nhưng không nên hình thức và tạo thêm áp lực cho giáo viên. Thời lượng một tiết học không nhiều, hãy dành thời gian để giáo viên toàn tâm, toàn ý cho từng bài học mà không bị phân tâm để làm những việc khác không thật sự bổ ích.