Nhật Bản cân nhắc sử dụng căn cứ của Philippines để giám sát Biển Đông

09/05/2015 07:33
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Hành động bất hợp pháp của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải của Nhật Bản ở Biển Đông, do đó, Nhật có thể sử dụng căn cứ của Philippines bằng nhiều hình thức.
Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Thủy phi cơ US-2 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 8 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 1 tháng 5 đăng bài viết "Mỹ-Nhật tuần tra liên hợp ở Biển Đông?" của tác giả Prashanth Parameswaran.

Theo bài viết, truyền thông vài tuần trước đưa tin, Nhật Bản và Mỹ đang cân nhắc để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Mỹ tiến hành hoạt động tuần tra chung và giám sát ở Biển Đông.

Quan chức Mỹ và Nhật Bản trước đó đều đã bàn về các quan điểm cơ bản. Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ, Robert Thomas đầu năm nay cho biết, Washington sẽ hoan nghênh Nhật Bản tiến hành tuần tra trên không ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã đưa ra một lý do sẽ hỗ trợ cho Tokyo tham gia hoạt động tuần tra. Nhưng, các cuộc thảo luận gần đây hầu như đã cụ thể hơn.

Nhật Bản cân nhắc sử dụng căn cứ của Philippines để giám sát Biển Đông ảnh 2

Mỹ và Philippines muốn Nhật hợp tác kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Sự lựa chọn tương đối thực tế là tăng cường hoạt động giám sát trên biển của máy bay tuần tra P-3C, cung cấp tình báo cho Philippines.

Ý tưởng trên phù hợp với lợi ích của Nhật Bản. Tokyo cần Biển Đông được duy trì ổn định để bảo vệ hoạt động nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi đó các hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng của Trung Quốc đã làm loạn, phá vỡ sự ổn định này, đồng thời ảnh hưởng đến một số quốc gia Đông Nam Á mà Nhật Bản đang xây dựng quan hệ gần gũi hơn.

Dù vậy, Nhật Bản vẫn phải áp dụng một số biện pháp trước khi biến ý tưởng thành hiện thực. Mặc dù hiện nay, đối với Tokyo và Washington, dưới sự chỉ đạo của Phương châm hợp tác phòng vệ mới, áp dụng những hành động nào tồn tại rất nhiều suy đoán, nhưng quan chức Nhật Bản luôn nhấn mạnh, trước tiên phải thông qua lập pháp trong nước thích hợp cho phép Nhật Bản áp dụng các hành động nói trên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Yasuhisa Kawamura cho biết, Nhật Bản cho rằng, lập pháp ở trong nước và Phương châm hợp tác phòng vệ là "2 quỹ đạo", chúng cần được tiến hành đồng thời.

Mặc dù tại Diễn đàn an ninh thường niên lần thứ hai của phân bộ Mỹ - Quỹ hòa bình Sasakawa (Sasakawa Peace Foundation) gần đây, Thủ tướng Shinzo Abe đã phát biểu, nói về tình hình Biển Đông "không cần nhiều lời", nhưng, trong phát biểu, hành động liên hợp Mỹ-Nhật mà ông tập trung đề cập tới có liên quan đến hỗ trợ cho các tàu của Mỹ. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không nói quá nhiều và cụ thể về vị trí địa lý của những tàu này.

Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản

Năng lực là một thách thức khác. Chính như một quan chức lâu năm của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Lực lượng Phòng vệ tuần tra ở lãnh thổ Nhật Bản đã bận tối mày tối mặt. Mở rộng hoạt động tuần tra tới Biển Đông cũng sẽ dẫn tới sự nghi ngờ về khả năng có đủ thiết bị và nhân viên.

Những chi tiết liên quan đến việc sẽ triển khai những hoạt động tuần tra này như thế nào cũng có thể gây ra sự nghi ngờ hơn nữa.

Chẳng hạn, một nguồn tin từ Quân đội Mỹ tiết lộ với hãng tin Reuters rằng, Nhật Bản có thể sẽ yêu cầu sử dụng căn cứ không quân của Philippines theo hình thức huấn luyện cứu trợ thiên tai và các hoạt động huấn luyện, diễn tập liên hợp khác. Như vậy có thể mở rộng hành trình của máy bay quân sự Nhật Bản, từ đó kéo dài thời gian tuần tra.

Nhật Bản cân nhắc sử dụng căn cứ của Philippines để giám sát Biển Đông ảnh 4Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc

Nhưng, hiện nay, giữa Manila và Tokyo hoàn toàn không tồn tại thỏa thuận liên quan.

Đương nhiên, giống như rất nhiều sự việc khác ở Biển Đông, những vấn đề này cũng có khả năng có sự thay đổi trong tương lai không xa. Nhưng, hiện nay, trước khi thực hiện ý tưởng Mỹ-Nhật tuần tra chung ở Biển Đông, hầu như vẫn cần triển khai một số bước đi. 

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)