Trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và 4 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, cả nước có 13/14 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra; nhưng có một chỉ tiêu không đạt, đó là “tỷ lệ lao động qua đào tạo”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vinh cũng cho biết những lo lắng của ông khi du lịch giảm tới 12% vì nhiều lý do khác nhau, trong khi đó các lĩnh vực dịch vụ nói chung lại "rất yếu kém”.
Bên cạnh đó, nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, nhưng lại đang có nhiều biểu hiện yếu kém, không bền vững.
Bộ trưởng Vinh thông tin “Đấy không chỉ là chuyện dưa hấu, củ hành… mà còn là tất cả các lĩnh vực khác nữa. Hiện nay, Ấn Độ và Pakistan cũng tham gia xuất khẩu gạo rất mạnh.
Vừa rồi Tổng Bí thư sang thăm Trung Quốc và đồng chí Thủ tướng Trung Quốc cũng nói rất thẳng thắn rằng Trung Quốc sản xuất dư thừa lương thực nhưng vẫn nhập khẩu gạo của Việt Nam vì giá rẻ.
Nhưng chúng tôi yêu cầu muốn có quata nhập khẩu một nghìn tấn gạo thì phải đảm bảo tiêu thụ được một nghìn tấn trong nước, cho nên gạo tồn ứ tại Lào Cai, dưa hấu tại Lạng Sơn.
Các mặt hàng khác cũng đang phải cạnh tranh rất gay gắt. Đây là vấn đề rất nặng nề trong mảng nông nghiệp, tôi cảm thấy là sức cạnh tranh không nâng lên được, cả chất lượng và tiêu chuẩn chúng ta không nâng lên được nên rất khó khăn”.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện các nước khác cũng đang tái cấu trúc, nhưng làm rất nhanh và chất lượng cao, còn chúng ta thì chậm cho nên sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc chạy đua này.
“Nếu chúng ta không tháo gỡ, thúc đẩy một cách mạnh mẽ thì tăng trưởng khó có thể đạt mức cao để hướng tới mục tiêu 6,5%”, ông Vinh nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạc và đầu tư - ông Bùi Quang Vinh. |
Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy nhanh tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN: Đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước khỏi những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cân năm giữ.
Giảm tỷ lệ vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ chi phối để cổ phần hóa thực sự phát huy hiệu quả, đổi mới quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đế thực hiện hoàn các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tống công ty và doanh nghiệp nhà nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong năm nay, phải cổ phần hóa 289 DNNN để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 DNNN trong giai đoạn 2011-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành chặt chẽ, có hiệu quả.
Đối với nội dung này, ông Vinh bày tỏ lo lắng: "Cổ phần hóa 5% hay 10% thì về cơ bản không có thay đổi gì vì nhà nước vẫn nắm giữ tới 95% thì vẫn là các ông đó nắm giữ”.
Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi
Tâm tư Đại biểu quốc hội về dự án sân bay Long Thành
phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kỉnh tế gắn vói đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của nền kinh tế.
“Cần đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa lớn, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm anh ninh lương thực và phát triển bền vững.
Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ, có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh đến các doanh nghiệp.
Chủ động khai thác được các lợi thế và vượt qua các thách thức khi Việt Nam thực hiện các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và hội nhập sâu hơn trong môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt ngay cả trong thị trường trong nước”, ông Vinh chỉ rõ.
Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước.
Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.
Thứ sáu, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đòi sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ bảy, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ tám, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng.
Ông Vinh cho rằng: "Cần triển khai có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); kế hoạch và Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, tập trung thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/02/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí".
Thứ chín, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới; chủ động và có các giải pháp phù hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thố và các hoạt động khảo sát, thăm dò dầu khí trên biển.
Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Thực hiện các biện pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội.
Thứ mười, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Biện pháp cuối cùng ông Vinh nêu ra là cần tăng cưòng công tác thông tin truyền thông.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch úy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan nhà nước các cấp phải chủ động tổ chức tốt công tác này, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời về các cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo điều hành của Trung ương, của cấp mình, đơn vị mình.
“Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi về các cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí”, ông Vinh nhấn mạnh.