Trung-Mỹ khai chiến ở Biển Đông sẽ "đốt thành tro" 500 tỷ USD

16/05/2015 07:35
Đông Bình (nguồn want-daily)
(GDVN) - Với chuyến thăm lần này, Mỹ đã đích thân xuất trận, sự cứng rắn của Mỹ có thể do TPP đang gặp trở ngại tại Quốc hội, trong khi Trung Quốc ra sức hành động...
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Trang mạng want-daily Đài Loan ngày 16 tháng 5 đưa tin, quan hệ Trung-Mỹ gần đây đã leo thang căng thẳng do (Trung Quốc áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp, lố bịch trong) vấn đề Biển Đông, điều này cũng làm cho chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 16 tháng 5 của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được dư luận đặc biệt quan tâm.

Có chuyên gia cho rằng, Mỹ đã thay đổi lập trường trung lập trước đây ở khu vực Biển Đông và "thiên vị" một số quốc gia, ông John Kerry muốn tiến hành trao đổi kịp thời về những vấn đề này.

Trung-Mỹ khai chiến ở Biển Đông sẽ "đốt thành tro" 500 tỷ USD ảnh 2

Mỹ và Philippines muốn Nhật hợp tác kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Sự lựa chọn tương đối thực tế là tăng cường hoạt động giám sát trên biển của máy bay tuần tra P-3C, cung cấp tình báo cho Philippines.

Theo trang mạng Kinh tế tài chính Đức, nếu Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự vào khu vực Biển Đông, nếu chẳng may “lau súng cướp cò” và xảy ra xung đột, sẽ làm tê liệt thương mại quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khả năng tổn thất sẽ lên tới 500 tỷ USD.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 5 dẫn báo chí nước ngoài dự đoán, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có thái độ cứng rắn khi bàn bạc về vấn đề Biển Đông.

Được biết, trong tình hình Trung Quốc ra sức mở rộng quyền lợi trên biển, trên không (phi pháp) của họ, làm cho các đồng minh của Mỹ khó có thể chống trả, ý đồ của ông Kerry trong chuyến thăm lần này có thể coi là Mỹ sẽ đích thân "xuất trận".

Nhưng, hai bên Trung Quốc và Mỹ đã nói sơ sài về chuyến thăm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hai bên sẽ trao đổi ý kiến về quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề cùng quan tâm khác.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố cho biết, trong chuyến thăm, ông John Kerry sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chủ yếu bàn về các vấn đề cùng quan tâm, tiến hành chuẩn bị cho Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ vào mùa hè và chuyến thăm Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuyên bố của hai bên hoàn toàn không đề cập đến vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dùng để áp đặt yêu sách xâm lược, bành trướng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, vô lý, lố bịch
Trung Quốc đang xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dùng để áp đặt yêu sách xâm lược, bành trướng "đường lưỡi bò" bất hợp pháp, vô lý, lố bịch

Quốc hội Mỹ tập trung đối đầu với Trung Quốc

Còn về nguyên nhân Mỹ tại sao sẽ áp dụng thái độ cứng rắn, nhìn vào nội bộ Mỹ sẽ thấy một số dấu hiệu, chủ đề gần đây của Quốc hội Mỹ đều tập trung vào đối đầu với Trung Quốc.

Ngày 12 tháng 5, Thượng Viện Mỹ đã phủ quyết dự luật quyền xúc tiến thương mại trao quyền ký kết TPP với lý do là chính quyền Obama không cứng rắn trong việc xử lý vấn đề tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.

Ngày 13 tháng 5, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã tổ chức phiên điều trần về vấn đề Biển Đông, sự cứng rắn của Mỹ có thể do sức ép từ nội bộ.

Trung-Mỹ khai chiến ở Biển Đông sẽ "đốt thành tro" 500 tỷ USD ảnh 4

Trung Quốc phản ứng việc Tư lệnh Mỹ kêu gọi ASEAN tuần tra Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc nói tướng Mỹ phát biểu vô trách nhiệm, đòi các nước ngoài khu vực không can thiệp, tiếp tục đòi đàm phán song phương về Biển Đông...

Hãng tin Reuters Anh vừa cho biết, thời điểm thay đổi lập trường của Mỹ ở chỗ dự luật trao quyền đàm phán TPP gặp phải trở ngại ở Thượng viện, TPP là trụ cột kinh tế trong chính sách "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" của Obama.

Cùng với việc Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy xây dựng Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) và triển khai chiến lược "1 vành đai, 1 con đường" ở châu Á, ép buộc Mỹ thể hiện tư thế cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.

Biển Đông: bất đồng lớn

Đối với chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông John Kerry, phó viện trưởng Nguyễn Tông Trạch, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho rằng, từ trao đổi cấp cao thường xuyên giữa Trung Quốc và Mỹ cho thấy, Trung Quốc và Mỹ có sự đan xen lợi ích sâu sắc, có rất nhiều vấn đề quan trọng để bàn bạc, tham vấn.

Nhưng, đồng thời cũng có một số bất đồng cần kịp thời trao đổi và quản lý, kiểm soát, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Đào Văn Chiêu, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, thời điểm thăm Trung Quốc liên tục trong 3 năm qua của ông John Kerry đều là nửa đầu năm, mục đích chủ yếu nhất là chuẩn bị cho Đối thoại chiến lược và kinh tế trong năm, đây là hội đàm định kỳ quan trọng nhất giữa Trung-Mỹ.

Nhưng, điều có ý vị sâu xa là, trong tình hình vấn đề Biển Đông ngày càng căng thẳng hiện nay, cuộc hội đàm định kỳ này có đơn thuần như vậy hay không đã gây tò mò cho dư luận.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc được Philippines xác định đích danh là bọn "cướp có vũ trang". Gần đây, Nhật Bản và Philippines cũng đã tổ chức cuộc tập trận chống "cướp biển" ở vùng biển của Philippines trên Biển Đông
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc được Philippines xác định đích danh là bọn "cướp có vũ trang". Gần đây, Nhật Bản và Philippines cũng đã tổ chức cuộc tập trận chống "cướp biển" ở vùng biển của Philippines trên Biển Đông
Trung Quốc đang kéo giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông. Nó sẽ hạ đặt ở đâu?
Trung Quốc đang kéo giàn khoan nước sâu thứ hai tên là Hưng Vượng xuống Biển Đông. Nó sẽ hạ đặt ở đâu?
Đông Bình (nguồn want-daily)