Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen |
Singapore yêu cầu Trung Quốc xây dựng COC
Tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 20 tháng 5 đưa tin, Singapore đã gia nhập vào cuộc chiến dư luận trong vấn đề Biển Đông với Trung-Mỹ và nhiều nước Đông Nam Á.
Tại Lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng-hàng hải quốc tế châu Á lần thứ 10 tổ chức ở Singapore ngày 19 tháng 5 năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), làm dịu tranh chấp, thúc đẩy ổn định khu vực.
"Bộ quy tắc này không chỉ cấm bất cứ bên nào trong các nước chủ trương chủ quyền khu vực Biển Đông sử dụng trước vũ lực trong các cuộc xung đột tiềm tàng tương lai, tránh gây ra phán đoán nhầm" - ông Ng Eng Hen nói.
Trung Quốc cay cú vì bị Philippines lên án vi phạm DOC
(GDVN) - Mọi tuyên bố của Trung Quốc lần này tiếp tục xuyên tạc sự thật, đánh lừa dư luận và tiếp tục lộ bản chất tham lam vô độ "đường lưỡi bò" định nuốt Biển Đông.
"Nó cũng sẽ cho phép các bên giải quyết hòa bình tranh chấp trong khuôn khổ các chuẩn mực và luật pháp được quốc tế phổ biến chấp nhận" - Ông nói với 23 Tư lệnh hoặc phó Tư lệnh Hải quân các nước tại Lễ khai mạc Triển lãm.
Tờ "Liên hợp buổi sáng" Singapore dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore ngày 19 tháng 5 cho biết, Singapore không phải là nước có chủ trương chủ quyền ở Biển Đông, sẽ không can thiệp tranh chấp hoặc thiên vị bất cứ bên nào. Nhưng, làm một thành viên của khu vực, Singapore không khỏi cảm thấy lo ngại đối với tình hình.
Ông Ng Eng Hen cho biết, bất cứ sự kiện nào gây trở ngại cho tuyến đường thương mại trên biển ở khu vực, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Singapore, mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, vì vậy bảo đảm an toàn và thông suốt tuyến đường hàng hải ở khu vực là lợi ích chung cần bảo vệ của các nước trên thế giới.
Ông Ng Eng Hen chỉ ra, các nước cần tuân thủ thông lệ quốc tế, áp dụng các biện pháp thiết thực trong khuôn khổ hợp pháp, giảm rủi ro xảy ra các sự kiện ngoài ý muốn.
Hành động bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây quan ngại cho nhiều nước trong đó có Mỹ, tình hình ngày càng căng thẳng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fucks chỉ trích hành vi của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho uy tín quốc tế của họ.
Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ) |
Có tin cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ kiến nghị điều máy bay quân sự và tàu chiến tới khu vực bồi đắp, tôn tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) để tuyên bố tự do hàng hải.
Tháng trước, khi tổ chức hội nghị cấp cao với các nhà lãnh đạo nước thành viên ASEAN, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã nói tới tình hình Biển Đông ngày càng nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi các nước nhanh chóng hoàn thành đàm phàn Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Được biết, Triển lãm quốc phòng-hàng hải quốc tế châu Á lần thứ 10 tổ chức ở Singapore năm nay có sự tham gia của hơn 180 nhà sản xuất sản phẩm quân dụng trên toàn cầu.
Truyền hình Nhật Bản phát sóng TQ xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông
(GDVN) - Trung Quốc dùng truyền thông tích cực tuyên truyền lý do "hợp pháp" tìm kiếm cứu nạn, tấn công cướp biển... để che lấp tính phi pháp của xây đảo nhân tạo.
12 quốc gia gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei, Bangladesh, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Sri Lanka và Trung Quốc đã cử tổng cộng 19 tàu chiến tham gia hoạt động lần này.
Trong đó, Trung Quốc cử Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Thẩm Kim Long và tàu hộ vệ tên lửa Ngọc Lâm cũng thuộc hạm đội này tham gia Triển lãm lần này. Đáng chú ý, trưa ngày 19 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng đã đến tham quan tàu hộ vệ Ngọc Lâm.
Ông Ng Eng Hen đã bày tỏ khen ngợi trình dộ kỹ thuật trang bị, chất lượng chuyên nghiệp binh sĩ và tư tưởng phát triển "bảo vệ hòa bình biển khu vực và thế giới" của Hải quân Trung Quốc.
Yêu cầu Trung Quốc giải thích hành động phi pháp ở Biển Đông
Theo bài báo, gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, Singapore hy vọng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng hơn trong vấn đề Biển Đông, cho rằng "Ấn Độ là một nước lớn có vai trò ảnh hưởng, hy vọng sự hiện diện và tham gia của họ ở Biển Đông có thể tăng cường lòng tin và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau".
Ông Ng Eng Hen còn nhấn mạnh, Trung Quốc cần giải thích hành động (bất hợp pháp) của họ ở Biển Đông cùng với việc làm thế nào để tuân thủ Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) ký kết vào năm 2002.
Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu thứ hai Hưng Vượng xuống Biển Đông |
Ấn Độ trước đó tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng 11%, khoảng 40 tỷ USD và đồng ý chế tạo 6 tàu ngầm động cơ hạt nhân, chế tạo mới 7 tàu hộ vệ. Ông Ng Eng Hen nói: "Tôi nói với đồng nghiệp Ấn Độ, chúng tôi được lợi từ tiếng nói và sự hiện diện của họ ở Ấn Độ Dương, họ hành động thế nào ở Ấn Độ Dương do họ quyết định".
Miệng lưỡi báo Trung Quốc: Biển Đông sẽ biến thành “biển Việt Nam”
Ngoài ra, báo Trung Quốc còn nói ra nói vào, cho rằng, Việt Nam là nước có tham vọng, có chủ trương đối với hầu hết đảo đá ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa) và cả với tài nguyên ở Biển Đông. Việt Nam đã phân ra 215 lô dầu khí ở Biển Đông, muốn biến Biển Đông thành "biển Việt Nam".
TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku?
(GDVN) - Bài viết cho rằng, Mỹ đóng vai trò quan trọng trong quyết định phát động chiến tranh của Trung Quốc, các nước ven Biển Đông nhỏ yếu hơn, TQ đang chuẩn bị...
Như vậy, Chính phủ Trung Quốc thông qua báo chí đã dùng những ngôn từ hết sức lắt léo để xuyên tạc về chủ trương và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Phải luôn luôn khẳng định rằng, Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, tiêu biểu là những văn bản quản lý hành chính của nhà nước phong kiến triều Nguyễn, đang được Việt Nam tổ chức triển lãm ở khắp nơi.
Trong khi đó, Trung Quốc nói họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông từ 2.000 năm trước, vậy tại sao các sách sử và bản đồ chính thống của các triều đại phong kiến Trung Quốc, trong đó có triều đại cuối cùng là nhà Thanh lại không thấy có ghi chép về chủ quyền ở Biển Đông? Mà bản thân Trung Quốc lại là nước ghi chép lịch sử rất cẩn thận - PV.
Thực ra là giới cầm quyền Trung Quốc vốn có lòng tham, đã vẽ bậy vẽ bạ ra bản đồ “đường lưỡi bò”, rồi tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988…, ăn cướp biển đảo của Việt Nam, rồi tìm cách áp đặt cái yêu sách “đường lưỡi bò” lố bịch này cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế - PV.
Ngoài ra, phải tuyên bố mạnh mẽ rằng, Việt Nam chủ trương quyền lợi biển dựa trên chủ quyền hợp pháp của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Trung Quốc điều tàu Hải tuần-21 và Hải tuần-1103 đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tiến hành tuần tra bất hợp pháp (ảnh tư liệu) |
Luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982 tuyên bố với Trung Quốc rằng, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp, cấm Trung Quốc kéo giàn khoan vào khai thác tài nguyên và lực lượng quân sự vào triển khai phi pháp ở đó khi chưa được phép của Việt Nam.
Trung Quốc không có quyền nói này nói nọ đối với việc Việt Nam chia lô dầu khí và mời thầu, thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đừng bao giờ ngông cuồng đưa giàn khoan vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam như năm 2014.
Việt Nam và các nước khác trên thế giới cũng sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, sẽ không bao giờ tùy tiện đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế, sẽ không hành sự ngang ngược như Trung Quốc trong năm 2014.
Trung Quốc đã dùng chiến tranh xâm lược để cướp quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines thì Trung Quốc sẽ không bao giờ xác lập được chủ quyền hợp pháp đối với chúng.
Theo đó, Trung Quốc không bao giờ có quyền khai thác tài nguyên, xây dựng tiền đồn quân sự... ở các đảo đá đó và vùng biển phụ cận khi chưa được sự cho phép của Việt Nam cũng như các nước liên quan - PV.
Nhìn vào bản đồ, yêu sách "đường lưỡi bò" thực sự là một trò cười cho thiên hạ. Một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, một nước lớn như Trung Quốc lại không dám tham gia vụ kiện về Biển Đông với một nước nhỏ như Philippines càng thấy buồn cười hơn.
Báo chí Trung Quốc luôn tung hô nước họ "có phong độ nước lớn", Chính phủ Trung Quốc cũng thường xuyên tuyên truyền Trung Quốc sẽ "gánh trách nhiệm và nghĩa vụ nước lớn"... Vậy thì, trước tiên, Trung Quốc hãy tuân thủ luật pháp quốc tế, không thể để mất danh dự, mất tôn nghiêm như Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Fuchs lên án như vậy - PV.
Đầu tháng 5 năm 2015, chi đội tàu khu trục Hạm đội Nam Hải tổ chức tập trận phòng không, chống hạm, săn ngầm một cách lén lút (nguồn 81.cn) |