Philippines: Trung Quốc xây đảo phi pháp để neo đậu tàu sân bay
Tờ "Philippines Star" Philippines ngày 12 tháng 3 dẫn lời một hạ nghị sĩ phục vụ trong không quân cho rằng, căn cứ vào hình ảnh giám sát hàng hải mới nhất, Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo trên 2 đá ngầm ở Biển Đông.
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |
Trước đó, các nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã xây dựng bất hợp pháp trên hầu hết các đá ngầm đã chiếm đoạt của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, nhất là xây dựng sân bay trên đá Chữ Thập. Ngoài ra, mạng sina Trung Quốc ngày 9 tháng 3 đã dẫn truyền thông Nhật Bản đăng nhiều hình ảnh về hoạt động lấn biển, xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng số lượng công trình rất nhiều - PV.
Theo tờ “Philippines Star”, Quân đội Philippines lo ngại, Trung Quốc có ý đồ ngăn chặn tuyến đường ra vào bãi Cỏ Mây của tàu chiến Quân đội Philippines. Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát - PV
Theo hạ nghị sĩ phục vụ trong không quân của Philippines nói trên, hành động lấn biển, xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc đã “đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia của Philippines”.
Bài báo dẫn lời Quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông là để “cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay neo đậu”, đồng thời dự đoán Trung Quốc sẽ lập ra cái gọi là "Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông".
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |
Đối với hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 8 tháng 3, Chính phủ Trung Quốc thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ngang nhiên cho đó là các hoạt động xây dựng "cần thiết", "không nhằm vào và cũng không ảnh hưởng đến ai"; rằng "không chấp nhận nước khác khua chân múa tay"; rằng "Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ tự do hàng hải, phát huy vai trò mang tính xây dựng vì hòa bình và ổn định khu vực" (như vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981?).
Bài viết trên tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 3 nhắc lại lời của bà Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu từ cuối năm 2014 cho rằng, Trung Quốc "có thiết lập Vùng nhận dạng phòng không hay không là chủ quyền của một nước, cần phải xem xét nhân tố trên các mặt. Hiện nay, hòa bình và ổn định của khu vực Biển Đông được bảo đảm".
Nói như thế, nhưng nếu Trung Quốc thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không" mà xâm phạm chủ quyền, quyền lợi chủ quyền của nước khác thì chắc chắn bất hợp pháp và chẳng có nước nào chấp nhận. Căn cứ để làm điều đó không thể là xâm lược bằng vũ lực hoặc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |
Doãn Trác ngang nhiên: Trung Quốc cần xây dựng trạm radar cỡ lớn ở Biển Đông để giám sát máy bay
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 9 tháng 3 dẫn lời chủ nhiệm Ủy ban tư vấn chuyên gia an ninh mạng và thông tin hóa hải quân, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, thiếu tướng Doãn Trác cho rằng "năng lực thông tin của Trung Quốc ở Biển Đông" rất yếu, mượn cớ đó, ông ta đề nghị xây dựng trạm radar cỡ lớn ở Biển Đông, hoàn thiện công trình thông tin và công trình "nghe lén" tương ứng, theo ông ta thì điều này "có lợi cho phân tích, phán đoán đằng sau sự cố lớn xuất hiện ở khu vực này, xác định địa điểm tìm kiếm cứu nạn.
Bài báo dẫn sự kiện máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia gặp nạn để minh chứng cho có cơ sở để Trung Quốc lập ra cái trạm radar nghe lén kia. Doãn Trác nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố trên vùng biển này. "Nhưng, cũng cho thấy sự yếu ớt của lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc ở vùng biển này".
Theo Doãn Trác, "các tuyến đường biển ở Biển Đông là tuyến đường vận tải quốc tế quan trọng. Khoảng gần 40% thương mại thế giới phải đi qua khu vực này". Theo ông ta, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc ở vùng biển này còn lâu mới có thể đáp ứng nhu cầu ứng phó khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn đối với các thảm họa trên biển và trên không.
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, năm 1985, khi phân định khu trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên biển của các nước, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) xác định "khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn trên biển ở Biển Đông của Trung Quốc và Hồng Kông là 10 độ vĩ bắc về phía bắc và 124 độ kinh đông về phía tây". Theo đó, bài báo cho rằng, "khu vực trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc là điều không thể tranh cãi".
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |
Doãn Trác nói tiếp: "Từ đảo Hải Nam đến cực nam quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) khoảng hơn 1.000 km", Trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển của Bộ Giao thông Trung Quốc có máy bay tìm kiếm cứu nạn, tàu mặt nước, nhưng hành trình máy bay ngắn, xuất phát từ các khu vực như đảo Hải Nam, cách một số khu vực ở Biển Đông còn rất xa, bay đi nhưng không thể quay trở lại.
Theo ông ta, nếu xây dựng (bất hợp pháp) bến cảng, sân bay ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và duy trì lực lượng đồn trú lâu dài để tìm kiếm cứu nạn, một khi xảy ra tai nạn trên không, tai nạn trên biển thì Trung Quốc có thể điều máy bay, tàu thuyền tìm đến vị trí máy bay trong thời gian đầu tiên, sẽ tăng cường lớn hơn khả năng và độ chính xác đến địa điểm tìm kiếm, cũng có thể bảo đảm an toàn cho toàn bộ tuyến đường duyên hải (trên thực tế, phục vụ các ý đồ xấu của Trung Quốc là chính).
Ngoài ra, theo luận điệu của bài viết, tăng cường trình độ thông tin của "khu vực Tam Sa" (Trung Quốc thành lập bất hợp pháp) cũng có lợi rất lớn cho "tìm kiếm cứu nạn", tiếp nhận thông tin chuyển về và nhận được thông tin từ đài quan sát trên đất liền.
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |
Doãn Trác đặc biệt tuyên truyền cho rằng, "mối đe dọa an ninh phi truyền thống" ở Biển Đông cũng ngày càng "nghiêm trọng", vùng biển này là nơi xảy ra nhiều vụ cướp biển, tồn tại các vấn đề như tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, vì vậy, "Trung Quốc cần duy trì hiện diện nhất định" ở Biển Đông.
Như vậy, Trung Quốc đang tập trung tuyên truyền cho mục đích xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên Biển Đông của họ, tìm cái cớ "tìm kiếm cứu nạn", "tấn công tội phạm, cướp biển" v.v... để che lấp hành vi phi pháp xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hành vi đang bị cả cộng đồng quốc tế lên án, như Việt Nam, Mỹ, Philippines, ASEAN…
Hạm đội Nam Hải diễn tập tàu đổ bộ
Liên quan đến Biển Đông, trang mạng sina Trung Quốc ngày 10 tháng 3 còn cho biết, Hạm đội Nam Hải vừa sử dụng 2 tàu đổ bộ tiến hành diễn tập "vướng víu" trên biển.
Ngày 3 tháng 3 năm 2015, 2 tàu đổ bộ Type 072III tên là Nga Mi Sơn và Đan Hà Sơn của Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông (nguồn mạng sina TQ) |
Theo bài báo, ngày 3 tháng 3, một chi đội đổ bộ của Hạm đội Nam Hải đã tổ chức huấn luyện khoa mục "vướng víu" ở trên biển nhằm tăng cường năng lực tác chiến tổng thể cho binh sĩ.
Bài báo cho hay, tham gia cuộc diễn tập này có 2 tàu đổ bộ của Hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Nga Mi Sơn số hiệu 991 và tàu đổ bộ Đan Hà Sơn số hiệu 934, hai tàu này đều thuộc tàu đổ bộ Type 072 III lớp Ngọc Đình, được sản xuất vào đầu thập niên 1990.
Theo các nguồn tin công khai của Trung Quốc, loại tàu đổ bộ này có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.430 tấn, lượng giãn nước đầy 4.800 tấn, dài 119,5 m, rộng 16,4 m, mớn nước 2,8 m, sử dụng 2 động cơ 12PA6V-280MPC, công suất 7.080 kW, tốc độ 18 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 3.000 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ, biên chế 104 binh sĩ, tải trọng 500 tấn, 250 binh sĩ vũ trang đầy đủ, 10 xe chiến đấu, 4 tàu đổ bộ, có thể mang theo tàu đệm khí, 1 trực thăng hạng trung.
Tàu đổ bộ Type 072III trang bị 3 pháo 2 nòng 37 mm, 2 pháo 2 nòng 25 mm.
Ngày 3 tháng 3 năm 2015, 2 tàu đổ bộ Type 072III tên là Nga Mi Sơn và Đan Hà Sơn của Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông (nguồn mạng sina TQ) |
Malaysia muốn đẩy nhanh ký kết COC với Trung Quốc
Trong bối cảnh Biển Đông phức tạp hiện nay, việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là hết sức cần thiết để đảm bảo hòa bình, ổn định của khu vực này. Việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo cực nhanh một cách bất hợp pháp ở Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và phá hoại DOC, ngăn cản tiến tới COC - PV.
Trong bối cảnh đó, mạng "Sputnik" Nga ngày 12 tháng 3 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamza Zainudin cho biết, Malaysia muốn đẩy nhanh ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc để giải quyết một loạt vấn đề tranh chấp đảo.
Theo bài báo, đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nước Chủ tịch ASEAN. Hamza Zainudin cho biết: "Malaysia sẽ phát huy vai trò chủ yếu trong tiến trình bảo đảm đàm phán hoà bình". Ông đồng thời tuyên bố, các cuộc thảo luận thông qua văn kiện này giữa ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành trong thời gian rất dài.
Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamza Zainudin |
Ngoài ra, ông Hamza Zainudin còn chỉ ra, từ năm 2013, các nước thành viên ASEAN bắt đầu tiến hành đối thoại với Trung Quốc, mục tiêu là tránh để khu vực này trở thành khu vực điểm nóng.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia, khu vực này được rất nhiều quốc gia coi là tuyến đường thương mại, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo đánh giá, thềm lục địa của một loạt hòn đảo nhỏ ở Biển Đông là khu vực tàng trữ rất nhiều hydro carbon. Trung Quốc đã dùng chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988... để xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay - PV.
Ngày 3 tháng 3 năm 2015, 2 tàu đổ bộ Type 072III tên là Nga Mi Sơn và Đan Hà Sơn của Hạm đội Nam Hải tập trận trên Biển Đông (nguồn mạng sina TQ) |
Đài truyền hình Nhật Bản phát sóng Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông (nguồn mạng sina TQ ngày 9 tháng 3 năm 2015) |