Hoạt động hộ tống - chống cướp biến của biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc ở vùng biển Somalia, vịnh Aden |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 24 tháng 5 dẫn trang mạng "World Politics Review" Mỹ phỏng vấn chuyên gia David Christian của Học viện Birkbeck, Đại học London về việc Trung Quốc đang thương thảo với Djibouti xây dựng căn cứ quân sự. Điều này đã gây sự quan tâm của truyền thông Mỹ.
Về các đối tác chủ yếu của Djibouti, David Christian cho biết, đối tác khu vực quan trọng nhất của Djibouti là Ethiopia. Quy mô kinh tế của bản thân Djibouti rất nhỏ, về cơ bản là đóng vai trò nhập khẩu:
Hầu hết tăng trưởng nhanh của Addis Ababa phải trung chuyển qua cảng dầu mỏ và container của Djibouti. Một tuyến đường sắt thông tới Addis Ababa do Trung Quốc phụ trách xây dựng hầu như sắp hoàn thành.
Nhật Bản sẽ xây căn cứ quân sự đa năng ở châu Phi, Trung Quốc cạnh tranh
(GDVN) - Nhật Bản muốn mở rộng nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài; còn Trung Quốc muốn bảo vệ đầu tư ở Djibouti, hỗ trợ "một vành đai, một con đường".
Từ năm 2016 trở đi, đường sắt này sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại, mở rộng ra nước ngoài - đặc biệt là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư trực tiếp ở Djibouti và Ethiopia.
Djibouti không chỉ duy trì quan hệ ngôn ngữ và thương mại rộng rãi với Ethiopia, mà còn duy trì quan hệ với Somalia. Djibouti còn phái quân đội tham gia phái đoàn đặc biệt của Liên minh châu Phi đóng ở Somalia.
Về văn hóa và địa lý, Djibouti cũng rất gần Yemen, cũng đã tiếp nhận người nước ngoài và người Yemen chạy khỏi Yemen. Rất nhiều người hiện nay tị nạn ở cảng Obock miền bắc. Djibouti đã trở thành đầu mối quan trọng viện trợ nhân đạo của Yemen.
Djibouti còn duy trì quan hệ kinh tế thực tế với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tập đoàn thế giới Dubai phụ trách quản lý bến cảng container của Djibouti.
Về các đối tác quốc tế chủ yếu của Djibouti, David Christian cho rằng, trên quốc tế, đối tác hợp tác chủ yếu của Djibouti bao gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên đoàn các nước Ả Rập.
Căn cứ quân sự thường trực duy nhất của Mỹ ở châu Phi đã đặt tại Djibouti: Doanh trại Lemonnier của Bộ Tư lệnh châu Phi. Hiện nay, căn cứ này có gần 4.000 nhân viên Mỹ, đã tiếp tục thuê vào năm 2014, kéo dài 10 năm nữa.
Ngày 6 tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ thăm Djibouti, nhấn mạnh phát triển quan hệ song phương giữa Mỹ và Djibouti, nâng cao tầm quan trọng của Djibouti trong các hành động đa phương.
Hải quân Trung Quốc hộ tống ở vịnh Aden |
Các hành động đa phương này bao gồm tiếp tục tham gia các chiến dịch chống khủng bố, tập kích máy bay không người lái đối với Yemen và Somalia cùng với một loạt hoạt động chống cướp biển.
Djibouti là căn cứ hoạt động để EU thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển. Tháng 4 năm nay, NATO đã mở một phòng liên lạc ở Djibouti.
Năm 2011, Nhật Bản lựa chọn Djibouti làm nơi đặt cơ sở quân sự đầu tiên ở nước ngoài sau Chiến tranh, có 600 binh sĩ phục vụ cho các hành động trên biển và kế hoạch hợp tác dân sự của Nhật Bản.
Ở đây có một trụ sở chống cướp biển do Nhật Bản đầu tư, còn có bến tàu lớn và khu mậu dịch tự do do Trung Quốc xây dựng. Djibouti đang phát triển nhanh chóng trở thành "phòng thí nghiệm" trên biển quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Hải quân Trung Quốc "muốn gì-được gì" từ cơ hội rút công dân từ Yemen?
(GDVN) - Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc đã rút công dân của họ và hỗ trợ rút công dân 10 nước khác, chiến dịch này có lợi cho "chủ nghĩa hải quân" ở Trung Quốc.
Trong bối cảnh liên minh đa dạng như vậy, dư luận rất dễ coi nhẹ sự thật Djibouti vẫn là căn cứ quân sự châu Phi lớn nhất của Pháp. Là nơi Pháp-Mỹ hợp tác và Pháp-NATO hợp tác, tầm quan trọng của nó vẫn vượt Chad.
Ngoài việc luôn duy trì quan hệ quân sự và ngoại giao với Pháp, giới tinh hoa của Djibouti đang duy trì quan hệ với thế giới Pháp ngữ, trong đó Québec có rất nhiều người Djibouti ở nước ngoài.
Về quan hệ với Trung Quốc, David Christian cho rằng, quan hệ kinh tế phát triển nhanh chóng, thể hiện ở tăng trưởng đầu tư của Bắc Kinh đối với Ethiopia. Đường sắt mới xây dựng từ Addis Ababa đến Djibouti kết nối 2 cảng ở phía tây thủ đô Djibouti.
Trung Quốc cũng đã nhận được cổ phần của Cục cảng vụ nhà nước, gần đây còn đạt được thỏa thuận xây dựng một sân bay dân dụng mới.
Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc luôn tích cực tham gia hoạt động chống cướp biển của khu vực này, bao gồm tiến hành giao lưu định kỳ với tàu thuyền của NATO và EU ở lân cận Djibouti.
Tháng 5 năm nay, Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh xác nhận, Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một căn cứ hải quân chính thức đang Djibouti.
Mặc dù truyền thông và Quốc hội Mỹ đưa ra những bình luận ngạc nhiên, nhưng sau khi phân tích thận trọng hơn, việc này là cần thiết và đem lại lợi ích cho nhiều bên.
Biên đội hộ tống tốp thứ 19 của Hải quân Trung Quốc |