Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giới

16/07/2015 07:25
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)
(GDVN) - Bao gồm năng lực săn ngầm, năng lực quét mìn và sức chiến đấu của tàu ngầm thông thường; năm 2015 năng lực tác chiến của hải quân Nhật có thể tương đương...
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 15 tháng 7 có bài viết cho rằng, lễ duyệt binh trên biển còn gọi là là hoạt động thao diễn được tiến hành trong thời gian kỷ niệm của hải quân hoặc ngày lễ quan trọng quốc gia, cũng là một bộ phận quan trọng của rất nhiều hoạt động duyệt binh quốc gia.

Nó đang phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trên các phương diện như phô trương thực lực quốc gia trên biển, tăng cường giao lưu quân sự giữa các nước, hơn nữa ngày càng nhận được sự coi trọng rất cao của hải quân các nước.

Trong tình hình bình thường, duyệt binh trên biển phân làm lễ duyệt binh và lễ diễu binh. Khi tổ chức lễ duyệt binh, các tàu được kiểm duyệt được sắp xếp chỉnh tề ở bến tàu cố định, tàu kiểm duyệt mang theo nhà lãnh đạo quốc gia đó và tướng lĩnh hải quân cùng khách mời nước khác lần lượt kiểm duyệt.

Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giới ảnh 2

Tàu chiến Nhật Bản sẽ trang bị sát thủ đối phó tên lửa CJ-10 Trung Quốc

(GDVN) - Nhật Bản đang cân nhắc nhập khẩu hệ thống NIFC-CA để tăng cường năng lực đối phó tên lửa hành trình CJ-10 Trung Quốc, nhất là khi nó lắp cho máy bay H-6K.

Còn lễ diễu binh được gọi là lễ duyệt qua bến tàu, tức là biên đội tàu chiến theo thứ tự nhất định đi qua lễ đài kiểm duyệt ở bến tàu.

Nói chung, trước khi tổ chức lễ duyệt binh trên biển cỡ lớn cần tiến hành công tác chuẩn bị phức tạp, tức là cần xem xét vấn đề mang tính kỹ thuật, cũng cần cân nhắc một số vấn đề lễ nghi và ngoại giao.

Do mời tàu chiến nước ngoài tham gia duyệt binh trên biển hiện đã trở thành một xu thế, vì vậy, xác định vị trí sắp xếp và khu vực hoạt động của rất nhiều tàu chiến vừa cần tham khảo thông lệ quốc tế, vừa cần cân nhắc yêu cầu đặc biệt của quốc gia cá biệt và tình hình nước mình.

Bên tổ chức chuẩn bị nhiên liệu và vật tư hậu cần tương ứng, khi cần thiết còn phải vận chuyển từ nước tham gia duyệt binh. Tàu chiến được duyệt cũng sẽ tiến hành huấn luyện tương ứng theo kế hoạch duyệt binh.

Ngoài ra, tàu kiểm duyệt chở nguyên thủ và lãnh đạo quân đội nước mình cũng sẽ phải hết sức cân nhắc.

Hải quân Trung Quốc duyệt binh chỉ có 4 lần

Mọi người đều biết, Anh là nước đầu tiên tổ chức duyệt binh trên biển. Nhưng có tài liệu chứng minh, lịch sử duyệt binh trên biển của Trung Quốc cũng rất lâu đời.

Năm 1405, vua nhà Minh Trung Quốc (Minh Thành Tổ) lệnh cho Trịnh Hòa dẫn đội tàu khổng lồ với hơn 240 tàu biển, 27.000 thủy thủ xuất phát từ Tô Châu, bắt đầu cuộc hành trình đi phương Tây. Hạm đội này mỗi lần xuất phát cũng tương đương với một lần duyệt binh trên biển quan trọng.

Sau khi nước “Trung Quốc mới” ra đời, họ tổ chức duyệt binh trên biển lần đầu tiên vào năm 1957, do lệnh của Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, cuộc duyệt binh này do binh sĩ căn cứ Thanh Đảo thực hiện. Sau cải cách mở cửa, Trung Quốc lại tổ chức lễ duyệt binh trên biển 2 lần vào năm 1995 và năm 2005.

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Sau khi Chính phủ và Quân ủy Trung ương Trung Quốc phê chuẩn, trong thời gian hoạt động kỷ niệm tròn 60 năm thành lập vào năm 2009, Hải quân Trung Quốc đã mời hải quân nhiều nước tham gia hoạt động giao lưu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Đây là cuộc duyệt binh trên biển quy mô lớn lần thứ tư và cũng là cuộc duyệt binh có quy mô lớn nhất kể từ khi nước “Trung Quốc mới” được thành lập. Các nước Ấn Độ, Anh, Mỹ, Nga đã lần lượt cử tàu chiến tham gia, trở thành ngày hội trên biển với sự tham gia của rất nhiều tàu chiến hải quân các nước và đoàn đại biểu hải quân nước ngoài.

Lịch sử duyệt binh trên biển của Anh lâu nhất

Từ năm 1415 đến nay, Anh đã tổ chức tới vài chục lần duyệt binh trên biển và được ghi chép trong sách sử, thời cơ tổ chức hoàn toàn không cố định. Ban đầu là trước khi xuất chinh (ra trận), sau đó cũng phô diễn thực lực khi nguyên thủ nước ngoài đến thăm.

Từ thế kỷ 19 đến nay trở thành lễ chúc mừng nhà vua mới lên ngôi hoặc nhà vua tròn 25 năm, 50 năm, 60 năm, 70 năm tại vị. Do mời hải quân nước khác tham gia, nên hoạt động này trở thành hoạt động hải quân mang tính quốc tế.

Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giới ảnh 4

Nhật Bản tập trung phát triển tàu ngầm đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc

(GDVN) - Học thuyết quân sự Nhật Bản coi Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa chủ yếu, giao nhiệm vụ quan trọng cho lực lượng tàu ngầm.

Tháng 6 năm 2005, để kỷ niệm tròn 200 năm trận hải chiến Trafalgar, 167 tàu chiến của hơn 30 nước đã tham gia duyệt binh trên biển do Anh tổ chức.

Từ thế kỷ 15 trở lại đây, nhà vua các đời của Anh luôn tổ chức lễ duyệt binh trên biển long trọng ở eo biển Solent. Nhìn vào các lễ duyệt binh trước đây, tàu nhỏ và du thuyền tư nhân các loại cùng tàu chiến hải quân sánh vai với nhau. Nhưng, từ sau sự kiện 11/9 năm 2001, tình hình "hỗn hợp" này đã trở thành lịch sử.

Căn cứ vào quy định bảo đảm an ninh được đưa ra khi đó, 3.000 - 5.000 du thuyền và tàu nhỏ tư nhân chỉ có thể chạy với tốc độ cao hơn tốc độ tối thiểu một chút, hơn nữa, phải duy trì khoảng cách ít nhất 200 m với tàu chiến hải quân tuần tra ở tuyến đường chủ yếu của eo biển Solent, phạm vi hoạt động của tàu tư nhân sẽ bị hạn chế chặt chẽ ở khu vực ven bờ.

Nghe nói, mục đích quy định chặt chẽ như vậy chỉ có một – đó là tránh tái diễn sự kiện tàu khu trục USS Cole DDG-67 Mỹ bị thuyền máy Al Qaeda nổ bom tập kích ở cảng Aden, Yemen.

Lực lượng hải quân Hàn Quốc trưởng thành nhanh chóng

Năm 1998, Hàn Quốc từng tổ chức lễ duyệt binh hải quân quốc tế lần đầu tiên để kỷ niệm tròn 50 năm thành lập nước.

Năm 2008, Hàn Quốc tổ chức lễ duyệt binh hải quân quốc tế lần thứ hai ở thành phố cảng lớn hàng đầu Busan, có hơn 50 tàu chiến và hơn 30 máy bay tham gia, rất hoành tráng, trở thành cao trào chúc mừng tròn 60 năm thành lập nước và thành lập Quân đội Hàn Quốc.

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Khi đó, điểm nổi bật của duyệt binh là tổ chức lễ duyệt binh trên biển liên hợp đa quốc gia và diễn tập chống khủng bố, diễn tập hỏa lực liên hợp trên biển, trên không. Có 12 nước trong đó có Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản cử 50 tàu chiến và 30 máy bay, tổng cộng 10.000 binh sĩ tham gia lễ duyệt binh và diễn tập.

Ngoài ra, binh sĩ hải quân các nước còn tiến hành biểu diễn quân nhạc và diễu hành trên đường phố, tàu chiến các nước cũng mở cửa cho người dân Hàn Quốc tham quan.

Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, Hàn Quốc đã sở hữu một lực lượng hải quân mạnh, tại lễ duyệt binh vào năm 2008, tàu chiến chủ lực của Hải quân Hàn Quốc lần lượt xuất hiện, trong đó, tàu khu trục Aegis Sejong the Great DDG-991 có lượng giãn nước trên 7.600 tấn và tàu đổ bộ Dokdo có lượng giãn nước trên 14.000 tấn gây chú ý đặc biệt, ngoài ra còn có 3 tàu khu trục lớp 4.500 tấn công khai xuất hiện.

Năng lực tác chiến biển xa của Nhật Bản không ngừng tăng cường

Những năm gần đây, Nhật Bản đặc biệt coi trọng phát triển lực lượng trên biển và trên không, kiên trì lấy "ưu tiên trên biển và trên không" làm nguyên tắc chỉ đạo, không ngừng nâng cao trình độ hiện đại hóa Lực lượng Phòng vệ.

Sức mạnh chiến đấu trên biển của Nhật Bản có 3 điều đứng đầu thế giới ảnh 6

Máy bay săn ngầm P-1 Nhật Bản sẽ uy hiếp mạnh tàu ngầm Trung Quốc

(GDVN) - P-1 thực sự có không ít tiến bộ công nghệ mang tính cách mạng, được nội địa hóa nhiều, có thể xuất khẩu trước tiên theo cách "nửa bán nửa tặng"...

Đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Chính phủ Nhật Bản tận dụng cơ hội đưa ra 3 dự luật điều quân ra nước ngoài, cử tàu chiến đến Ấn Độ Dương, cung cấp chi viện cho Quân đội Mỹ để đáp ứng nhu cầu tác chiến trên biển "từ biển gần không ngừng đẩy ra biển xa", từng bước hình thành năng lực tác chiến biển xa.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản năm 2006 từng tổ chức lễ duyệt binh ở vùng biển vịnh Sagami tây nam Tokyo, 48 chiếc tàu chiến, 9 chiếc máy bay và 7.900 binh sĩ đã tham gia thao diễn trên biển.

Tại lễ duyệt binh, Lực lượng Phòng vệ Biển đã tiến hành các hoạt động phô diễn như bắn tên lửa săn ngầm và tiếp dầu trên biển, đồng thời còn phô diễn tàu đệm khí tốc độ cao kiểu mới – loại tàu có thể nhanh chóng điều động lượng lớn binh sĩ tới địa điểm mà tàu thông thường khó mà làm được.

Được biết, tàu chiến mới của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ áp dụng rộng rãi công nghệ tàng hình, radar tìm kiếm đối không 3D tiên tiến, hệ thống bắn thẳng đứng và tên lửa mới các loại.

Trong khi đó, tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho rằng, trên phương diện sức mạnh trên biển, Nhật Bản có 3 cái đứng đầu thế giới, lần lượt là năng lực săn ngầm, năng lực quét mìn và sức chiến đấu của tàu ngầm thông thường.

Có nhà phân tích thậm chí cho rằng, đến khoảng năm 2015, năng lực tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản rất có thể sẽ đuổi kịp Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ. 

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Đông Bình (nguồn Tin tức Trung Quốc)