Nhật Bản tập trung phát triển tàu ngầm đối phó mối đe dọa từ Trung Quốc

06/07/2015 07:29
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Học thuyết quân sự Nhật Bản coi Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa chủ yếu, giao nhiệm vụ quan trọng cho lực lượng tàu ngầm.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 5 tháng 7 dẫn trang mạng "Kommersant" Nga ngày 2 tháng 7 đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố "Sách trắng" thường niên, Nhật Bản cảm thấy lo ngại đối với mức độ gia tăng hoạt động quân sự của Nga, đồng thời bày tỏ lo ngại đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhà nghiên cứu cao cấp Vasilii Cashin, Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện Khoa học Nga đã bàn về vấn đề này với người dẫn chương trình đài phát thanh "Kommersant" Nga.

Nhật Bản và Mỹ đã cảm nhận được mối đe dọa từ Nga, học thuyết quân sự của họ thay đổi như thế nào? Vasilii Cashin cho rằng, học thuyết quân sự Nhật Bản đặt Nga ở cuối cùng. Trong kế hoạch của họ, mối đe dọa chủ yếu đến từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Nhật Bản thực sự thấy được mức độ gia tăng hoạt động của Nga tăng lên. Nhưng, điều thực sự làm cho họ lo ngại là hành động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông, hai nước có tranh chấp về đảo Senkaku.

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Biển Đông cách xa Nhật Bản, nhưng đây là tuyến đường thương mại chủ yếu trên biển giữa Nhật Bản với châu Âu và Trung Đông. Hơn nữa, khoảng 80% dầu mỏ của Nhật Bản đều đi qua Biển Đông và vận chuyển về nước.

Xét tới tình hình mới hiện nay, chiến lược của Tokyo đối với Trung Quốc sẽ như thế nào? Vasilii Cashin cho rằng, sự thay đổi tiếp tục diễn ra và đang đẩy nhanh. Nhật Bản đang từng bước phát triển lực lượng phòng vệ và đặt trọng điểm vào hạm đội.

Đặc biệt là lực lượng tàu ngầm được trao cho nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Ngoài ra, Nhật Bản đang từng bước tăng cường đầu tư phòng không.

Tokyo nhìn thấy vai trò ảnh hưởng quân sự của Moscow đang không ngừng tăng lên, đây là do Nga thực sự đã nâng cao rất lớn mức độ các loại hoạt động và trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Đây là kết quả tất yếu phát triển nhanh chóng của Các lực lượng vũ trang Nga.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila ngày 6 tháng 5 năm 2015
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và Philippines tiến hành diễn tập chống cướp biển ở vịnh Manila ngày 6 tháng 5 năm 2015

Đương nhiên, Nga đã áp dụng các biện pháp bổ sung tăng cường phòng ngự quần đảo Nam Kuril, tích cực hoạt động ở Thái Bình Dương cũng làm cho quan hệ Nga-Mỹ phức tạp hơn.

Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản không gay go như vậy. So với các thành viên khác của nhóm G7, quan hệ giữa Nga và Nhật Bản tốt hơn một chút. Hành trình thăm Nhật của Tổng thống Nga cũng đang lên kế hoạch. Không tồn tại bất cứ vấn đề gai góc nào. Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc thì khác hoàn toàn.

Báo cáo của Nhật Bản sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đến hai nước Nhật-Nga ký kết hiệp ước hòa bình, bởi vì trở ngại chủ yếu là vấn đề lãnh thổ. Vấn đề lãnh thổ phải chăng có thể được giải quyết trong tương lai gần hay không thì chưa ai biết được. 

Máy bay trinh sát của Nhật Bản và Mỹ ở cảng Princesa thuộc đảo Palawan tham gia cuộc tập trận chung với Philippines vào ngày 23 tháng 6 năm 2015
Máy bay trinh sát của Nhật Bản và Mỹ ở cảng Princesa thuộc đảo Palawan tham gia cuộc tập trận chung với Philippines vào ngày 23 tháng 6 năm 2015
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)