Bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng là có lỗi với dân

01/11/2015 07:52
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Một số ý kiến cho rằng, việc bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng có "thể tiếp" tay cho hành vi tham nhũng, có lỗi với nhân dân…

Nên hay không nên bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng?

Cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) hôm 30/10 vừa qua, nhiều ý kiến tán thành bỏ hình phạt tử hình ở 7 tội danh: cướp tài sản; phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh.

Đáng chú ý là tại báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi nêu rõ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản; nhận hối lộ trong trường hợp người phạm tội sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả,

Đối tượng bị kết án hợp tác tích cực với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. 

Hôm 31/10, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo

Bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng là có lỗi với dân ảnh 1

Điều gì còn bị che giấu phía sau 1 triệu bản kê khai tài sản?

dục Việt Nam liên quan tới nội dung thảo luận dự án Luật hình sự (sửa đổi), một số ý kiến cho rằng, việc bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng có thể "tiếp tay" cho hành vi tham nhũng, có lỗi với nhân dân…

“Bỏ án tử hình tức là không thi hành án tử hình đối với tội danh tham nhũng. Trong khi đó, thực tế cho thấy tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay hết sức phức tạp. Nếu bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh nói trên, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý xã hội.

Tôi nghĩ sẽ có nhiều người dân không đồng tình với việc bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng.

Do đó, ngoài ý kiến thảo luận tại Quốc hội về việc bỏ án tử hình đối với tội danh này, cơ quan chuyên trách nên làm một cuộc thăm dò ý kiến, để biết thái độ của người dân, qua đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng nêu quan điểm.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (ảnh: Báo Đại đoàn kết).
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (ảnh: Báo Đại đoàn kết).

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, ở Việt Nam chưa nên bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng.

"Ở xã hội hiện đại như hiện nay, rất nhiều nước đã áp dụng bỏ án tử hình, bởi họ quan niệm, giết người ít đem lại điều tốt đẹp, thay vào đó, tạo cho người vi phạm có cơ hội chuộc tội thì tốt hơn.

Tuy nhiên, vấn để bỏ hay giữ án tử hình đối với tội tham nhũng cũng cần căn cứ hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Còn đối với Việt Nam hiện nay, tôi nghĩ chưa nên bỏ hình phạt này".

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh đưa ra cảnh báo: “Xét ở một góc độ khác, tội buôn bán ma túy chưa chắc đã nghiêm trọng bằng tội tham nhũng. Bởi, trường hợp tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thể làm “xiêu vẹo” nền kinh tế nước nhà. 

Cũng liên quan tới tội phạm tham nhũng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, chưa nên bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng.

"Thực tế mà nói, nhiều trường hợp người ta không chứng minh được tội tham nhũng, cho nên mới xử sang tội cố ý làm trái.

Nếu bây giờ chúng ta bỏ tội này thì đương nhiên những người đã bị khởi tố, điều tra, truy tố phải đình chỉ. Những người đang thi hành án được ra tù, nhân dân có đồng tình không?”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền băn khoăn.

Từ những phân tích trên, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, không thể thông qua việc bỏ án tử hình đối với tội danh tham nhũng, bởi lẽ tham nhũng ở nước ta hiện nay rất nghiêm trọng, phức tạp.

"Nhân đạo với con người điều tốt, nhưng trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng nếu nhân đạo với tội phạm thì người ta sẽ nghĩ gì về xã hội này?”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phân vân.

Có thể giảm thời gian phạt tù nhưng không nên bỏ tử hình

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, có thể áp dụng giảm thời gian phạt tù nếu đối tượng tham nhũng khắc phục hậu quả do tham nhũng, trong trường hợp tính chất, mức độ hành vi vi phạm chưa nghiêm trọng đến mức phải áp dụng khung hình phạt tử hình.

“Giảm hình phạt tham nhũng không thể đồng nghĩa với việc bỏ án tử hình. Từ án tử hình đến không tử hình là chuyện hoàn khác.

Đối với các trường hợp tham nhũng chưa đến mức phải áp dụng khung hình phạt tử hình, có thể áp dụng hình thức nộp tiền khắc phục hậu quả để giảm án phạt.

Theo đó, đối tượng vi phạm có thể xem xét, giảm nhẹ khung hình phạt về thời gian, ví dụ từ 20 năm xuống 15 năm”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh đề xuất.

Ảnh minh Họa (nguồn: Dân trí)
Ảnh minh Họa (nguồn: Dân trí)

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cho rằng, việc áp dụng khung hình phạt cao nhất (tử hình) đối với tội danh tham nhũng chủ yếu nhằm mục đích răn đe đối với người có ý định vi phạm và đối tượng vi phạm.

“Thực tế, chúng ta vẫn áp dụng hình phạt tử hình đối với tội danh tham nhũng.

Tuy nhiên, từ trước tới nay, không nhiều đối tượng tham nhũng bị áp dụng khung hình phạt tử hình đối với tội danh nêu trên.

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc xem nhẹ hình phạt tử hình đối với tội danh tham nhũng.

Do đó, giữ án tử hình đối với tội danh này sẽ tạo ra một sức ép, sức răn đe đối với người đang có ý định tham nhũng và đối tượng tham nhũng.

Một khi khung hình phạt nghiêm khắc sẽ ngăn chặn ý định tham nhũng của đối tượng có ý định vi phạm…”, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhận định.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh lưu ý: “Trường hợp, nếu không áp dụng khung hình phạt nặng đối với tội danh tham nhũng thì đối tượng vi phạm có thể “chạy” bằng cách này, hay cách khác để giảm nhẹ án trước thời hạn.

Điều này đối lập hoàn toàn khác với một xã hội được vận hành, quản lý bằng pháp luật hết sức chặt chẽ. Ở đó, việc chạy trọt để giảm án là điều khó xảy ra.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng). Ảnh: Infonet
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng). Ảnh: Infonet

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, bên cạnh việc nghiêm trị các hành vi vi phạm liên quan tới tham nhũng, cần chú ý tới công tác thu hồi tài sản. 

"Ở một số quốc gia trên thế giới đối với tội tham nhũng vẫn bị áp dụng biện pháp tử hình, nhưng nhiều trường hợp được hoãn thi hành án để khắc phục hậu quả. Trong từng trường hợp cụ thể, nếu đối tượng vi phạm khắc phục được hậu quả có thể xem xét để giảm án. Theo tôi đây là một cách chúng ta có thể tham khảo...”, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu giải pháp.

QUỐC TOẢN