GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan, giảng viên cao cấp Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên chia sẻ về quá trình phấn đấu từ nhà giáo, giảng viên để trở thành nhà khoa học của người dân vùng cao phía Bắc của Tổ quốc.
Nhà giáo, nhà khoa học mẫu mực
Năm 1979, sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan nhận quyết định về làm giảng viên ở Trường Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái (nay là Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên).
Cũng như các thầy, cô giáo khác, bà đã trải qua một thời kỳ bao cấp gian truân, cuộc sống vô cùng khó khăn. Những áp lực trong công việc - cả việc trường và việc nhà. Vấn đề kinh phí cho nghiên cứu khoa học rất ít ỏi (có những đề tài bà đã phải tự túc kinh phí để làm)...
Rồi đi học cao học để có Bằng Thạc sĩ năm 1996, làm Nghiên cứu sinh tại Viện thú y Quốc gia để năm 2000, bà nhận Bằng Tiến sĩ Thú y sau 3 năm miệt mài nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Nhiệm vụ chính của bà là giảng dạy Đại học, Sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, song công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học là những công việc đúng sở trường và bà vô cùng tâm huyết.
Cũng như nhiều thầy, cô giáo khác, tình yêu nghề nghiệp là động lực giúp bà vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đời thường và trong công việc để trở thành một Nhà giáo, một Nhà khoa học với đúng nghĩa của hai cụm từ cao quý này.
GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 9 vừa qua |
GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan tâm sự, vào những năm đầu của thập kỷ 80, việc phát triển chăn nuôi tại các tỉnh miền núi phía Bắc còn khá lạc hậu, sản xuất theo phương thức "tự túc, tự cấp" là chính, hầu như rất ít áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong nhân giống, chọn giống, thức ăn và phòng chống bệnh dịch cho gia súc, gia cầm.
Cùng với các thầy, cô giáo của Khoa Chăn nuôi Thú y và các cán bộ trong ngành, bà đã đóng góp công sức và trí tuệ làm thay đổi dần tư duy của người nông dân miền núi về việc phát triển chăn nuôi, chăn nuôi theo khoa học kỹ thuật, lấy chăn nuôi làm nền tảng trong cơ cấu nội tại của ngành nông nghiệp nói chung.
Vừa giảng dạy Đại học, Sau đại học, vừa cùng sinh viên và đồng nghiệp đến các địa phương để phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, thu thập mẫu, nghiên cứu, tìm hiểu các loại dịch bệnh phổ biến của gia súc, gia cầm để có biện pháp phòng chống hiệu quả...
Ngoài tỉnh Thái Nguyên, hầu hết các tỉnh miền núi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... đều có dấu chân của bà và các cộng sự.
GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan cho rằng, hoạt động Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng mỗi Trường Đại học của chúng ta trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu có chất lượng cao.
Hướng nghiên cứu chính mà GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan và các cộng sự đã và đang theo đuổi trong nhiều năm qua là: Nghiên cứu về những bệnh phổ biến, gây tác hại lớn ở gia súc, gia cầm và biện pháp phòng chống hiệu quả.
Ngoài những đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh, GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan đã có 90 công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín; Là người hướng dẫn chính của 15 đề tài Luận án Tiến sĩ, 34 đề tài Luận văn Thạc sĩ, 400 đề tài khóa luận tốt nhiệp Đại học.
GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan đã chủ biên và tham gia biên soạn 18 Giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo phục vụ giảng dạy Đại học và Sau đại học, sách hướng dẫn kỹ thuật. Cũng do có uy tín về khoa học nên tôi được bầu làm ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Những đóng góp đó của GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan, bà vinh dự được tuyên dương trong Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 9 vừa qua.
Thành công không là trừu tượng
Theo GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan, những thành công mà mỗi chúng ta có được không phải nhờ một cái gì đó trừu tượng, mà là từ sự nỗ lực của mỗi cá nhân, xuất phát từ trách nhiệm và lòng yêu nghề, từ tâm huyết với cơ quan, với ngành, từ nhu cầu được làm việc, nhu cầu được cống hiến.
Có thể từ những cái suy nghĩ rất đơn giản là: đã không làm thì thôi, đã làm là làm cho bằng được, làm với chất lượng và hiệu quả cao nhất, sáng tạo nhất mà bản thân mình có thể cố gắng được.
TS.Nguyễn Bá Hải: Đam mê và sáng tạo để phụng sự cộng đồng(GDVN) - Đó là quan điểm sống và làm việc của TS. Nguyễn Bá Hải, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. |
Dù vậy, khi nói về những thành công mà bà đạt được như ngày hôm nay, bà vẫn khiêm tốn cho rằng, những thành công đó là công sức của cả một tập thể những nhà khoa học của Khoa, của Trường, và cả các thế hệ sinh viên, học viên cao học và Nghiên cứu sinh; là sự chăm lo của Đại học Thái Nguyên, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đảng, Nhà nước.
Sự nỗ lực trong quá trình công tác của GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan đã được tập thể suy tôn, được các cấp có thẩm quyền ghi nhận thông qua các hình thức công nhận và khen thưởng.
Được biết, ngoài chức danh Giáo sư, danh hiệu Nhà giáo ưu tú, GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan đã được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, của Công đoàn giáo dục Việt Nam, của UBND tỉnh Thái Nguyên và Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên.
Đặc biệt, GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan đã vinh dự là cá nhân duy nhất được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2014 - Giải thưởng dành cho các Nhà khoa học nữ xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên và ứng dụng.
Trải qua mấy chục năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan nhận thấy rằng, phần thưởng lớn nhất của bà chính là đã tham gia đào tạo được nhiều Kỹ sư, Bác sĩ thú y, Thạc sĩ và Tiến sĩ chất lượng cao; là những kết quả khả quan mà bà và cộng sự đã thu được sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và được ứng dụng.
“Các Trường Đại học của chúng ta đang có một lực lượng hùng hậu các giảng viên, các nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau.
Đó là tiềm năng và thuận lợi rất cơ bản để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là những nghiên cứu có khả năng ứng dụng phục vụ phát triển sản xuất.
Vì thế, nếu chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển khoa học công nghệ thì chắc chắn, bức tranh Khoa học của chúng ta sẽ ngày một sáng sủa hơn; và những sản phẩm khoa học, công nghệ do các Nhà khoa học tạo ra chắc chắn sẽ phục vụ một cách hiệu quả và thiết thực hơn” GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan bày tỏ.
Cống hiến hết mình Một số đề tài do GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan chủ trì nghiên cứu gần đây như: Đề tài cấp Tỉnh “Xác định đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng đường máu cho đàn trâu tỉnh Tuyên Quang”, thực hiện từ 2013 – 2014; Đề tài cấp Nhà nước (thuộc chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020): “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên tái tổ hợp phục vụ chế tạo các bộ Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng Trypanosoma spp. trên gia súc ở Việt Nam”, thực hiện từ 2012 – 2014... Tất cả những đề tài mà bà đã thực hiện đều có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, làm tăng năng suất chăn nuôi. Trong các sản phẩm của các đề tài mà GS. TS Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự đạt được, có hai loại sản phẩm nổi bật: Một là, các bộ Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho gia súc có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, chẩn đoán bệnh nhanh, thực hiện trên số mẫu nhiều trong một thời gian ngắn, từ đó giúp các địa phương phát hiện nhanh gia súc mắc bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời. Các bộ Kit này đã được Chi cục thú y các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hòa Bình ứng dụng chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò, dê, ngựa cho kết quả tốt. Trong thời gian tới, quy trình sản xuất các Bộ Kit sẽ được chuyển giao để sản xuất thành hàng hóa, phục vụ công tác chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trong phạm vi cả nước; Hai là, các quy trình phòng chống bệnh và các phác đồ điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao và an toàn. |