Thanh niên mếu máo, cầm biển xin việc
Trưa 5/1, hình ảnh nam thanh niên to béo, mặc áo trắng, thắt cà vạt, quỳ gối trước cổng Đài Truyền hình Việt Nam (Ba Đình, Hà Nội), cầm theo tờ giấy khổ lớn ghi dòng chữ: “Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Xin làm ơn hãy cho tôi việc làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi”. Kèm theo đó là một túi xách bên trong có nhiều hồ sơ xin việc.
Nam thanh niên tên Hải mếu máo cầm biển xin việc (ảnh: Báo Người Lao động) |
Khi hỏi chuyện, nam thanh niên mếu máo cho biết, khi mới học đến lớp 6 thì bỏ học, ở nhà chơi. Bố chạy xe ôm, mẹ làm nông nghiệp nên gia đình cũng khó khăn.
“Giờ em không muốn ăn bám bố mẹ nữa nhưng đi xin việc thì không ai nhận. Ở huyện em chỗ nào cũng đòi phải có bằng cấp.
Em sang Hà Nội đi xin các trung tâm thương mại để bán
Cầm biển đứng đường xin việc, sao đã “nhục” bằng ông Đỗ Hoài Nam? |
hàng song chỗ nào cũng đòi phải có bằng cấp. Ngay cả các hiệu nhỏ cũng đòi bằng cấp”, nam thanh niên này kể lại.
Không lâu sau đó, được sự động viên từ phía người thân, thanh niên này đã trở về nhà.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, không ít người tỏ ra cảm thông với nam thanh niên này.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến chê bai, coi rẻ hành động trên. Sự việc tạo ra những luồng tranh cãi gay gắt từ phía dư luận.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng người ta trưng bảng xin việc giữa đường.
Chắc hẳn độc giả còn nhớ câu chuyện chàng cử nhân Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) tốt nghiệp trường Đại học Điện lực) từng gây xôn xao dư luận bằng hành động cầm biển, đứng giữa đường phố Hà Nội, để xin việc hôm 17/8, kiếm thu nhập mua sữa cho con...
Gây rối loạn tâm lý xã hội?
Xét về góc độ pháp luật, việc thanh niên Hải trưng biển xin việc không phải là hành động vi phạm. Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia tâm lý, sự việc có thể tạo ra “hiệu ứng” tiêu cực nhất định.
Hôm 6/1, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: “Việc làm là nhu cầu của nhiều người hiện nay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự bế tắc trong cách giải quyết công việc của một số người.
Từ đó, người ta nghĩ rằng, có nhiều trường hợp đã đạt được mục đích từ việc trưng biển xin việc, nên muốn bắt chước bằng cách tạo “sóng” dư luận, gây sự chú ý, nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, cách xử lý vấn đề như vậy là chưa ổn.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (ảnh: THÙY LINH). |
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, xã hội đã có sự phân công công việc khá rõ ràng theo trình độ, năng lực của mỗi người. Do đó, việc ỷ lại, phụ thuộc người khác là điều không nên.
“Những người được đào tạo, học hành tử tế, có được công việc phù hợp, không thể so sánh với cậu thanh niên mới học hết lớp 6 vì mải chơi...
Trường hợp nếu nhà tuyển dụng nhận thanh niên này vào làm việc theo đề nghị của Hải, có thể do thương hại nhiều hơn chứ chưa chắc đã xét đến yếu tố năng lực của cậu ấy. Bởi lẽ, cho dù là công việc gì đi nữa, người ta cũng cần có chuyên môn, hay ít nhất là hiểu biết về lĩnh vực đó.
Trường hợp Hải xin việc bán hàng, nhưng không có chuyên môn thì ai dám tuyển dụng?
Trong khi đó, với sức vóc của mình, anh ta hoàn toàn có thể làm những công việc đơn thuần, phù hợp với trình độ, sức khỏe của mình, hay ít nhất là phụ giúp bố mẹ mình làm đồng áng, hoặc chạy xe ôm…
Do vậy, nhận thức của thanh niên này cũng cần được xem xét lại.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra nguyên tắc quản lý xã hội, nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực, gây rối loạn xã hội ở mức độ nhất định.
“Nếu ai không có việc cũng đứng hết ra đường hết ra đường như thế, thì biết làm thế nào? Khi đó liệu người ta có thể giúp đỡ được tất cả những người đó được không?
Do đó, khi xảy ra hiện tượng xã hội bất thường, không nên chỉ tập trung giải quyết nó, mà cần phải nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển của hiện tượng.
Do vậy, về mặt tổ chức, quản lý xã hội, nhà nước cần xem xét, quản lý các hiện tượng hiện tượng trên một cách phù hợp. Về lâu dài cần đưa ra hướng giải quyết sự việc.
Mặt khác, ngay cả những người tạo ra hiện tượng cũng nên cân nhắc những hành động của mình, để tránh bị kẻ xấu lợi dụng…”, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đề nghị.