Chiếc ghế Nguyên thủ và mong mỏi của người dân Myanmar

05/05/2016 14:38
Ngọc Việt
(GDVN) - Aung San Suu Kyi tìm cách sửa Hiến pháp có thể làm hại bà cũng như lý tưởng mà bà theo đuổi. Nó khiến dư luận hiểu rằng bà trở thành người đam mê quyền lực.

VOA ngày 18/4 đưa tin, bà Aung San Suu Kyi – lãnh tụ đang Liên doàn Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) cho rằng, cần phải sửa đổi Hiến pháp Myanmar để biến quốc gia từng nằm dưới sự cai trị của quân đội trở thành một quốc gia thực sự dân chủ.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc hôm nay, người phụ nữ từng giành giải Nobel Hòa bình và cũng đang là "nguyên thủ hậu trường” ở Myanmar, lặp lại cam kết sẽ sửa đổi Hiến pháp của nước này.

Lãnh tụ NLD cho đây là một phần của mục tiêu hòa giải dân tộc của bà, bao gồm cả việc đối xử công bằng đối với các nhóm sắc dân khác nhau. Bởi vì kể từ khi giành được độc lập từ Anh quốc năm 1948, Myanmar đã phải đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy của các nhóm sắc tộc.

Tân Ngoại trưởng Myanmar – Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Ảnh: Official Pubication.
Tân Ngoại trưởng Myanmar  – Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. Ảnh: Official Pubication.

Song dư luận đều biết Hiến pháp cũng cản trở bà Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống, điều mà có thế theo bà Aung San Suu Kyi là hạn chế khả năng hiện thực hoá nguyên tắc dân chủ mà cả đời bà đấu tranh cho đất nước Myanmar.

Vì vậy theo người viết, thông điệp sửa Hiến pháp của bà Aung San Suu Kyi phát đi trong lúc này là không phù hợp thời điểm lịch sử của Myanmar. Nó cho thấy NLD và lãnh tụ của họ quá chú trọng vào việc thay đổi thể chế chính trị.

Trong khi chính thể chế đó đã tạo điều kiện và đảm bảo cho bà Aung San Suu Kyi cùng với NLD có thể bước lên vũ đài chính trị một cách hoà bình và suôn sẻ. Tuyên bố của lãnh tụ NLD lúc này cho thấy hình như cái ghế Tổng thống mới là cái đích cuối cùng mà bà hướng tới.
 
Như người viết đã từng phân tích, nhờ chính quyền của Tổng thống Thein Sein và phe quân đội nuôi dưỡng nền dân chủ thì NLD và bà Aung San Suu Kyi mới có thể bước lên vũ đài chính trị tại đất nước Chùa Vàng.

Người dân Myanmar đã được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một cuộc bầu cử thực sự tự do, dân chủ và họ đã chọn NLD để gửi gắm niềm tin và gửi trao quyền lực. 

Tuy nhiên, quyền lực nhân dân luôn gắn liên với lợi ích nhân dân, nghĩa là người dân đánh đổi quyền lực của mình để đổi lấy lợi ích cho mình. NLD nắm giữ quyền lực nhân dân thì phải lo cho lợi ích của nhân dân.

Nền tảng của nguyên tắc dân chủ nằm ở chỗ đó và đây là lúc NLD và bà Aung San Suu Kyi phải thể hiện mình xứng đáng với niềm tin của nhân dân Myanmar trong cuộc bầu cử, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân qua cuộc bầu cử.

Hiến pháp và pháp luật chỉ là nguyên tắc hoá giá trị của dân chủ chứ không phải là nền tảng của dân chủ. NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ không thể hoà hợp, hoà giải dân tộc nếu chỉ chăm chăm vào thay đổi Hiến pháp.

Bởi lẽ nền tảng của mọi nguyên tắc trong đời sống chính trị luôn là mệnh đề: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân. Vì vậy, NLD và lãnh tụ của họ cần phải có những chính sách thích hợp, phù hợp để nâng cao mức sống cho người dân Myanmar.

Thực tiễn luôn là nơi khẳng định giá trị chân lý

NLD và bà Aung San Suu Kyi được trao nắm giữ vận mệnh quốc gia của một nước Myanmar độc lập. Song nếu chính phủ của NLD không cải thiện được cuộc sống cho người dân Myanmar thì Myanmar có thể mất độc lập, mất chủ quyền, bởi lẽ độc lập dân tộc không đi đôi với nước nghèo dân đói.

Chiếc ghế Nguyên thủ và mong mỏi của người dân Myanmar ảnh 2

Thein Sein xuất gia, nỗi lòng canh cánh

(GDVN) - Nếu NLD và phe quân đội không nhanh chóng hoà thuận, trở thành “người một nhà” thì “một Ai Cập hậu Mubarak” có thể diễn ra tại Myanmar.

Cho dù không có cương lĩnh chính trị sắc sảo nhưng NLD vẫn chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2015 và bước lên vũ đài chính trị tại Myanmar. NLD chiến thắng nhờ uy tín của lãnh tụ Aung San Suu Kyi, điều đó không thể phủ nhận.

Nhưng nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng “long trời lở đất” của NLD là nhờ chính quyền quân đội cho họ một “lá bùa hộ mệnh”, đó là giúp cho nhân dân Myanmar được thể hiện khát vọng đổi thay xã hội.

Và sự đổi thay tại Myanmar không chỉ là những thay đổi trong đời sống chính trị, trực tiếp là thay đổi lực lượng cầm quyền, mà nó là sự khẳng định những nguyên lý, ngyên tắc là nền tảng của đời sống chính trị xã hội, đó là lịch sử luôn công bằng vá quyền lực luôn thuộc về nhân dân.

Do vậy, NLD hay lực lượng, tổ chức hay đảng phái chính trị nào nắm quyền không phải quá quan trọng với nhân dân Myanmar, mà quan trọng là hiệu quả trong việc thực thi quyền lực.

Có lẽ NLD và lãnh tụ của họ cần phải hiểu rằng, khi nhân dân Myanmar quyết định gửi trao quyền lực cho họ nghĩa là nhân dân đất nước này hy vọng và tin tưởng chính quyền mới của NLD sẽ thực hiện tốt trách nhiệm của mình qua cơ chế thực thi quyền lực một cách tốt nhất, phù hợp nhất.

Từ đó, chính quyền mới sẽ đảm bảo tốt hơn chính quyền bán dân sự của cựu Tổng thống Thein Sein trong việc cân bằng mệnh đề: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân.

Việc chuyển giao quyền lực tại Myanmar đã hoàn tất, cựu Tổng thống Thein Sein đã trở về cuộc sống đời thường của một người công dân gương mẫu. Chính phủ của NLD cũng đã kiện toàn và vị thế của bà Aung San Suu Kyi cũng đã được xác lập.

Bây giờ là lúc NLD và lãnh tụ của mình thể hiện khả năng xử lý các vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước làm sao cho tốt hơn chính phủ tiền nhiệm.

Chính quyền mới của NLD phải nhanh chóng có những quyết sách để đưa Myanmar thoát nghèo, để khẳng định giá trị của sự đổi thay. Ảnh: VOA.
Chính quyền mới của NLD phải nhanh chóng có những quyết sách để đưa Myanmar thoát nghèo, để khẳng định giá trị của sự đổi thay. Ảnh: VOA.

Có rất nhiều khó khăn tại đất nước Myanmar cần tới sự vào cuộc của chính quyền mới. Ngày 13/4 một trận động đất mạnh với cường độ 6,9 độ richter xảy ra ở miền bắc Mynamar, cách Mandalay, thành phố lớn thứ nhì của Myanmar khoảng 220 km.

Mặc dù động đất khá phổ biến ở Myanmar, nhưng sau vụ động đất 6,8 độ richter ở miền trung vào tháng 11/2012 khiến gần 40 người chết, đến nay tại Myanmar chưa từng xảy ra động đất lớn như vậy.

Mặt khác, nửa thế kỷ dưới sự cai trị của chính quyền quân sự, nhiều trẻ em phải làm việc thay vì cắp sách tới trường.

"Ước mơ của em là trở thành một người mua bán cá ở chợ. Em cần có vốn để trở thành một người mua bán cá. Nếu được như vậy em sẽ kiếm được nhiều tiền hơn" một em bé tên Tun Min, 16 tuổi đã nói lên ước mơ của mình như vậy.

Dư luận đang quan tâm chính phủ mới sẽ làm như thế nào để giải quyết vấn nạn lao động trẻ em tại đất nước này.

Trong khi đó, ngày 4/5 ông Aung Lin, Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Myanmar mong muốn Đại sứ quán Mỹ ngưng dùng từ Rohingya khi nói tới cộng đồng sắc tộc thiểu số không được công nhận ở nước họ: “Chúng tôi sẽ vui mừng nếu Đại sứ quán ngưng sử dụng từ ngữ này và việc tiếp tục sử dụng từ Rohingya sẽ không có ích cho chúng tôi”.

Cũng nên biết rằng, chính quyền quân sự Myanmar đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì sự đối xử với người Rohingya. Cộng đồng sắc tộc thiểu số người Rohingya phần lớn là người theo đạo Hồi, không được cấp quốc tịch và bị tước đoạt nhiều quyền cơ bản của con người.

Tuy nhiên giới quan sát chỉ ra rằng, trước khi và sau khi NLD giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm ngoái, bà Aung San Suu Kyi và cộng sự không ai cho thấy sẽ có những sự thay đổi về chính sách đối với người Rohingya, theo VOA ngày 4/5. 

Ngược lại VOA ngày 21/4 tường thuật, Văn phòng Tổng thống Myanmar cho hay, với mục tiêu hoà giải trên toàn quốc, Tổng thống Htin Kyaw vừa ký lệnh ân xá cho tù nhân chính trị và khoảng 200 tù nhân đã được phóng thích từ ngày 17/4 đến ngày 20/4.

Ngay sau đó, trong phát biểu đầu tiên kể từ khi đảm nhận vai trò Cố vấn nhà nước, bà Aung San Suu Kyi tiếp tục cam kết sẽ thúc đẩy việc phóng thích tù nhân chính trị và các nhà hoạt động sinh viên.

Chiếc ghế Nguyên thủ và mong mỏi của người dân Myanmar ảnh 4

Không làm Tổng thống là may

(GDVN) - Giữ được sự ổn định – yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước, điều mà người dân Myanmar kỳ vọng khi trao quyền lực và gửi niềm tin.

Với những động thái và việc làm của chính phủ NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi, cho thấy chính quyền mới chưa thể hiện mình có thể là trung tâm của đoàn kết dân tộc – đảm bảo ổn định xã hội, điều kiện quan trọng nhất cho việc xây dựng và phát triển đất nước.

Đây cũng là điều mà chính phủ của cựu Tổng thống Thein Sein không có được nên không thể giúp Myanmar “xoá đói giảm nghèo” và không được nhân dân Myanmar uỷ thác quyền lực nữa.

Thực tế cho thấy có quá nhiều vấn đề mà chính quyền mới tại Myanmar cần giải quyết. Nhưng thực tiễn đã cho thấy chính phủ NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi chưa chứng minh được giá trị của sự đổi thay tại Myanmar đã đưa họ lên vai trò của lực lượng cầm quyền.

Thời gian còn quá sớm để có thể dưa ra nhận định về tài năng trị quốc của bà Aung San Suu Kyi và khả năng của chính phủ NLD trong điều hành và quản lý đất nước.

Mặt khác cho đến nay thực tiễn tại đất nước Myanmar chưa cho thấy bất cứ điều gì khiến chính sách và hành động của chính phủ NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi bị hạn chế hay kém hiệu quả bởi Hiến pháp hiện tại của Myanmar.

Có chăng nó là rào cản để bà Aung San Suu Kyi trở thành nguyên thủ quốc gia của Myanmar như bà và nhiều người ủng hộ bà hằng mong ước.

Hô hào mà không có giải pháp thiết thực thì không thể giúp nước

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà những nhà làm luật lừng danh của nước Mỹ đưa ra quy trình tranh cử trong luật bầu cử, nhất là bầu cử Tổng thống tại xứ cờ hoa này. Như người viết đã từng phân tích, người có tài ở Mỹ không thiếu, nhưng người tài năng để có thể lãnh đạo nước Mỹ thì phải kiếm tìm.

Giải pháp xử lý những vấn để của đất nước chính là cái thể hiện tài năng của vị Tổng thống Hoa Kỳ trong tương lai. 

Phải xây dựng được giải pháp thiết thực nhất, từ đó tìm ra phương pháp phù hợp nhất, và thực hiện biện pháp thích hợp nhất giúp dân giúp nước là yêu cầu của bất cứ lãnh đạo nào khi được dân tin và bước lên vũ đài chính trị.

Giá trị của cương lĩnh chính trị hay sự nhân văn trong tư tưởng, học thuyết cũng thể hiện qua sự thành công của giải pháp trong thực tiễn với thành quả là sự cân bằng trong mệnh đề: quyền lực nhân dân = lợi ích nhân dân.

Chiến thắng trong bầu cử không phải là tất cả. Quyền lực hậu bầu cử có lâu bền hay không phụ thuộc vào những gì người chiến thắng có thể làm được cho dân. NLD có thể rút ra bài học cho mình từ chính quyền hiện nay tại Ukraine, họ cũng giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử, nhưng họ không có giải pháp thiết thực giúp dân giúp nước.

Chiếc ghế Nguyên thủ và mong mỏi của người dân Myanmar ảnh 5

Sẽ có ngày Thein Sein trở lại

(GDVN) - Chuyển giao quyền lực và những lợi ích đằng sau quyền lực cho người khác là điều không dễ dàng. Phải là những người có bản lĩnh,...

“Chỉ trong 2 ngày người dân Ukraine đã bốc hơi 1/3 tiền trong ngân hàng do những cú sốc mạnh trên thị trường tiền tệ, chỉ trong vòng 2 ngày đồng tiền Ukraine mất giá đến 50%.

Điều này ảnh hưởng lớn đế tâm lý của người dân Ukraine hoài nghi vào sự yếu kém trong điều hành của chính phủ cũng như các chính sách đối với nền kinh tế nước này, đặc biệt là đảm bảo giá trị của đồng Hryvnia”, theo Bloomberg ngày 7/2/2015.

Trong khi đó internet, mạng xã hội bùng nổ như hiện nay, có nhiều vô số những “anh hùng bàn phím” luôn lớn tiếng lên án về những gì cảm thấy không hài lòng về chính quyền hay những khiếm khuyết của nhà nước.
  
Tuy nhiên, họ không góp ý cho nhà cầm quyền những giải pháp thiết thực để cứu dân giúp nước. Họ khiến cho xã hội bất ổn và mong cho chính quyền mạnh tay để rồi hướng về bạo loạn lật đổ.

Song lật đổ rổi sẽ làm gì, làm như thế nào, bắt đầu từ đâu thì những “anh hùng bàn phím” ấy lại rất mơ hồ. Có thể họ nêu lên những bài học hết sức hão huyền không phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc hoặc AQ với tử tưởng “để mai tính”.

Đó có thể xem là bài học nhưng cũng là cảnh báo cho NLD và cá nhân bà Aung San Suu Kyi trong việc quản lý và điều hành đất nước sau khi đã có được quyền lực trong tay.

Người viết từng nhận định, rào cản Hiến pháp khiến cho bà Aung San Suu Kyi không thể làm nguyên thủ quốc gia của Myanmar khi chưa đủ cả thế và thời là một may mắn cho bà và cả xã hội Myanmar.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của chính quyền mới tại Myanmar lúc này lả giải pháp dựng xây đất nước.

Hô hào thì dễ nhưng thực thi thì rất khó, đập phá thì dễ dàng nhưng xây dựng thì không đơn giản một chút nào. Đổi thay thì dễ nhưng thay thế nào thì đòi hỏi phải có tài năng thật sự.

Tất cả những đổi – thay, những đập – xây hay hô hào – hành động đều thể hiện qua việc xử lỳ công việc, mà với chính quyền thì đó chính là những giải pháp thiết thực đảm bảo cho lợi ích dân tộc và mang lại quyền lợi cho nhân dân.

Khi đã có những đột phá trong chuyển giao quyền lực thì rào cản của người cầm quyền chính là tư tưởng của họ chứ không phải những nguyên tắc tạo ra sự đổi thay quyền lực.

Do vậy, việc bà Aung San Suu Kyi quyết tâm phải thay đổi Hiến pháp Myanmar trong lúc chính sách và hành động của chính phủ mới chưa thể hiện được hiệu quả, là việc làm không cần thiết, không thức thời và không thực tế.

Việc “cố đấm ăn xôi” của bà Aung San Suu Kyi tìm cách sửa Hiến pháp có thể làm hại bà cũng như lý tưởng mà bà theo đuổi. Nó khiến dư luận hiểu rằng bà trở thành người đam mê quyền lực với chức vị nguyên thủ quốc gia.

Và nếu thực như thế, bà có thể sẽ rơi vào vòng xoáy “quyền không lực” nếu chính phủ của bà làm người dân thất vọng. Bởi lẽ hô hào thì dễ nhưng hành động đúng và hiệu quả thì không phải dễ dàng. 

Ngọc Việt