BBC ngày 5/4 đưa tin cựu Tổng thống Myanmar Thein Sein đã xuống tóc xuất gia gieo duyên trong 5 ngày tại Tu viện Dhamma Dipa bên ngoài Pyin Oo Lwin, một thị trấn có cảnh đồi gần Mandalay, miền trung Myanmar sau khi chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm.
Hình ảnh ông Thein Sein xuống tóc, mặc áo nâu sòng của người quy y cửa Phật đã tạo ấn tượng rất mạnh cho những người mến mộ ông tại Myanmar cũng như trên toàn thế giới. Xuất gia gieo duyên là một truyền thống tốt đẹp thường gặp ở các nước theo Phật giáo Nguyên thủy như Myanmar, Thái Lan, Campuchia...
Thein Sein – người kiến tạo nền hoà bình và nuôi dưỡng nền dân chủ cho đất nước Myanmar – được ca ngợi là anh hùng, là vĩ đại khi đảm bảo cho cuộc bầu cử tự do được diễn ra trong yên bình, tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng của mình thất bại và thực hiện một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm.
Nhiều người cho rằng, ông Thein Sein đã hoàn toàn thanh thản khi rời khỏi đời sống chính trị vì ông đã hoàn thành được tâm nguyện và cam kết của mình. Đó là tôn trọng và đảm bảo thực hiện ý nguyện của người dân Myanmar trong cuộc đổi thay chính trị tại quốc gia này.
Hình ảnh cựu Tổng thống Myanmar Thein Sein sau khi xuống tóc xuất gia gieo duyên. Ảnh: AP. |
Tuy nhiên, theo cá nhân người viết thì ông Thein Sein chưa toại nguyện và không thể thanh thản khi trở về với cuộc sống đời thường của công dân trong một đất nước Myanmar đang đổi mới. Bởi lẽ những gì đã và đang diễn ra tại Myanmar không hoàn toàn làm cho ông hết bận tâm.
Với vai trò và vị thế của mình, cựu Tổng thống Thein Sein đã làm tất cả những gì có thể, ngoài việc thực hiện tốt nhất việc chuyển giao quyền lực, vẫn còn nhiều điều khiến ông canh cánh trong lòng. Phía sau ông vẫn là một xã hội Myanmar chứa đựng nhiều mâu thuẫn.
Và dù với vị thế “anh hùng dân tộc” thì ông Thein Sein cũng không thể làm gì được để hàn gắn chia rẽ trong cộng đồng dân tộc Myanmar, nhất là khi ông đã rời bỏ quyền lực. Vì vậy, hình ảnh một Thein Sein khác biệt nhưng cao quý sẽ có ảnh hưởng lớn tới xã hội Myanmar thời “hậu Thein Sein”.
Biểu tượng đoàn kết dân tộc tại Myanmar
Với chiến thắng ngoài mong đợi trong cuộc bầu cử tháng 11/2015, với việc bị tước bỏ kết quả cuộc bầu cử năm 1990 khiến phải chờ đợi đến một phấn tư thế kỷ mới được bước lên vũ đài chính trị, nên đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của lãnh tụ Aung San Suu Kyi quá khát khao quyền lực.
NLD có nhiều động thái thể hiện sự phấn khích quá đà trong việc thể hiện vị thế người chiến thắng.
Những người tự trọng |
Với kết quả cuộc bầu cử nằm ngoài dự kiến và tính toán, NLD của lãnh tụ Aung San Suu Kyi đã trở nên hoài nghi sự chấp nhận thất bại của đảng cầm quyền, khiến ông Thein Sein từng phải trấn an:
“Chúng tôi sẽ bảo đảm việc chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm, ổn định, có trình tự, không phải lo gì cả”, theo BBC ngày 15/11/2015.
Trong suốt quá trình chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực, NLD cũng đã thể hiện những hành động thái quá mà không ít thì nhiều đã làm giảm sự trân trọng giành cho họ.
NLD quá chú trọng vào việc lãnh tụ Aung San Suu Kyi phải làm Tổng thống, và khi không thể trở thành nguyên thủ quốc gia thì việc bà nắm chức vị nào trong chính phủ cũng lại là một vấn đề lớn.
Trong suốt quá trình chuẩn bị chuyển giao quyền lực, NLD không có nhiều những việc làm hay hành động gì tương xứng với niềm tin mà nhân dân Myanmar dành cho họ. Người dân Myanmar vẫn đang còn ngất ngây với chiến thắng của NLD nên chưa có phản ứng bất lợi nào đối với NLD.
Và điều đó cũng một phần do họ mong muốn đổi thay sau hơn nửa thế kỷ sống trong nền chuyên chế quân phiệt.
Nhưng như người viết đã từng phân tích, chiến thắng của nhân dân Myanmar, thắng lợi của NLD và lãnh tụ Aung San Suu Kyi được quyết định bởi chính quyền của Tổng thống Thein Sein và quân đội nước này khi họ nuôi dưỡng nền dân chủ, đảm cho cuộc bầu cử diễn ra, chấp nhận và tôn trọng kết quả bầu cử - đó là ý nguyện của nhân dân.
Vì vậy, việc Tổng thống Thein Sein rời khỏi vũ đài chính trị chính là một hành động thuận chiều lịch sử và ông trở thành biểu tượng “anh hùng dân tộc” của Myanmar.
Tuy nhiên, ông không thể thanh thản vì những gì chính quyền mới đã và đang làm không thể hiện được là chính quyền của đoàn kết dân tộc.
Mâu thuẫn đảng phái vẫn còn tồn tại trong đời sống chính trị tại Myanmar. Ảnh: TTXVN. |
NLD muốn gạt bỏ những gì còn sót lại của nền chuyên chế ra khỏi vũ đài chính trị Myanmar, còn quân đội cũng có những hành động chưa hoàn toàn thuận chiều lịch sử. Họ tôn trọng kết quả bầu cử, nhưng họ không hoàn toàn đồng thuận với phe thắng cử, khiến cho mỗi động thái của họ đều khiến cho dư luận nghi ngại về việc quân đội có thể tước bỏ quyền lực của NLD.
Theo cá nhân người viết thì với tầm nhìn và tâm đức của mình, cựu Tổng thống Myanmar Thein Sein không thể không lo lắng cho dân tộc Myanmar trong trang sử tiếp theo.
Cả NLD và phe quân đội đều có thể có những hành động làm ảnh hưởng đến giá trị của nền dân chủ vừa mới bám rễ trong xã hội Myanmar.
Bài học của Phong trào Anh em Hồi Giáo tại Ai Cập vẫn còn nóng hổi và người ta không thể loại trừ những nguyên lý, nguyên tắc của dân chủ lại có thể bị tước bỏ, bóp nghẹt trên đất nước Myanmar, thời “ hậu Thein Sein”.
Nếu NLD và phe quân đội không nhanh chóng hoà thuận, trở thành “người một nhà” thì “một Ai Cập hậu Mubarak” có thể diễn ra tại Myanmar.
Không làm Tổng thống là may |
Và nếu điều đó xảy ra thì nó còn khốc liệt hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều so với sự kiện Tổng thống Muhammed Morsi và Phong trào Anh em Hồi giáo bị tước bỏ quyền lực tại Ai Cập, sau chiến thắng lịch trong một cuộc bầu cử tự do.
Bởi lẽ, vị thế và vai trò của những người trong cuộc tại Myanmar có tầm ảnh hưởng hơn rất nhiều những nhân vật chính tại Ai Cập lúc đó.
Thei Sein không phải là Mubarak của Ai Cập hoàn toàn mất chỗ đứng trong lòng dân, nhưng Thein Sein cũng không phải là Prem Tinsulanonda của Thái Lan ảnh hưởng tới chính trường từ phía sau hậu trường.
Thein Sein đã từ bỏ chức quyền nhưng hình ảnh của ông trong lòng dân Myanmar vẫn còn rất đậm nét – hỉnh ảnh của ông vẫn đầy uy lực.
Tuy nhiên, nếu chỉ là hình ảnh một cựu Tổng thống thì có lẽ việc ông có thể làm gì đó cho người dân, cho đất nước Myanmar sẽ chỉ là một công dân gương mẫu, hoặc không thì ông lại bị vấy bẩn bởi quyền lực mà ông đã từ bỏ.
Vì vậy, hình ảnh một Thein Sein xuất gia có biểu tượng của một Thein Sein đứng trên quyền lực hay lợi ích chính trị và có thể xem là biểu tượng của đoàn kết dân tộc tại Myanmar trong hiện tại và trong cả tương lai.
Trung tâm hoà giải dân tộc của Myanmar
Thein Sein từng là một tướng lĩnh trong quân đội, trước khi rời bỏ quân ngũ để nắm chính quyền. Phải nói rằng, chính quyền bán dân sự dưới thời cựu Tổng thống Thein Sein là một chính quyền đặc biệt, hình thành và tồn tại trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
Tuy nhiên cái đặc biệt ấy có lợi cho người dân, cho đất nước Myanmar và cựu Tổng thống Thein Sein có vai trò cực kỳ quan trọng trong cái đặc biệt ấy.
Khi nuôi dưỡng nền dân chủ, cựu Tổng thống Thein Sein đã đánh cược sinh mạnh chính trị của mình giữa “hai làn đạn”. Một bên là nền chuyên chính quân phiệt, một bên là khát khao đổi thay của người dân Myanmar. Nghiêng về bên nào cũng đều rất nguy hiểm cho bản thân ông.
Không chỉ là đổi thay |
Nếu thực hiện ngay ý nguyện của người dân thì ông có thể bị tước bỏ quyền lực và có thể bị tù đày.
Nhưng nếu đứng về việc bảo vệ nền chuyên chính – nghĩa là cố bám giữ lấy cái ghế của mình – thì Thein Sein trở thành đối lập với ước nguyện của nhân dân và ông có thể trở thành tác nhân quay ngược bánh xe lịch sử của dân tộc Myanmar.
Và đương nhiên số phận và cuộc sống của ông cũng sẽ không thể yên ổn khi nguyên tắc dân chủ bám rễ được tại Myanmar.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Thein Sein đã thể hiện tầm nhìn và tâm đức của mình khi vừa kiến tạo nền hoà bình cho đất nước Myanmar, vừa nuôi dưỡng nền dân chủ trong lòng xã hội Myanmar.
Ông đã cực kỳ khéo léo hướng lực lượng quân đội Myanmar – vốn cứng rắn và quân phiệt – vào những nguyên lý, nguyên tắc của tự do và dân chủ.
Việc cựu Tổng thống Thein Sein cùng quân đội nước này chấp nhận tổ chức bầu cử tự do, đảm bảo và bảo vệ cuộc bầu cử diễn ra trong hoà bình, chấp nhận và tôn trong kết quả bầu cử và cuối cùng là nhường vũ đài chính trị cho lực lượng thắng cử, đã chứng minh vị thế và vai trò, uy tín và ảnh hưởng của ông đối với lực lượng quân đội nước này.
Việc cựu Tổng thống Thein Sein có những bước cởi mở dần dần cho nguyên tắc dân chủ bám rễ trong đời sống xã hội Myanmar, không gây ra những xung đột hay bất ổn xã hội, đã chứng minh niềm tin của nhân dân Myanmar dành cho ông lớn lao như thế nào.
Họ kiên nhẫn và sẵn sàng chờ đợi những gì cựu Tổng thống Thein Sein và chính quyền của ông cam kết và thực hiện.
Người viết cho rằng, quân đội không phải sử dụng sức mạnh để đảm bảo được vị thế và vai trò như hiện nay trên chính trường Myanmar, còn người dân và lực lượng đấu tranh đòi dân chủ không phải đổ máu để có được quyền lực như hiện nay, là một trong những thắng lợi quan trọng nhất trong việc chuyển đổi nền chính trị tại Myanmar.
Phần lớn công lao ấy thuộc về cựu Thổng thống Thein Sein.
Để quản lý và điều hành đất nước có hiệu quả, NLD rất cần tới vai trò của cựu Tổng thống Thein Sein trong xã hội Myanmar. Ảnh: BBC. |
Tuy nhiên, khi ông rời bỏ quyền lực thì mâu thuẫn giữa các phe phái cũng như mâu thuẫn trong xã hội vẫn còn tồn tại và không tránh khỏi nguy cơ có thể trở thành xung đột xã hội.
Bỏi lẽ quyền lực có thể làm người ta lu mờ những giá trị nhân văn khác. Vì quyền lực người ta có thể có những hành động tàn bạo và nhẫn tâm, mất hết tình người.
Vì vậy vấn đề hoà hợp và hoà giải dân tộc tại Myanmar là rất quan trọng và cần có những nhân tố, những con người đủ uy tín và khả năng để trở thành trung tâm cho việc giải quyết những vấn đề quan trọng ấy.
Con người trung tâm ấy phải vượt trên những lợi ích tầm thường của cá nhân, của phe phái hay cục bộ địa phương.
Cựu Tổng thống Thein Sein đã rời bỏ quyền lực, chứng tỏ ông không bị chi phối bởi quyền lực. Nay ông xuất gia gieo duyên, chúng tỏ lợi ích cá nhân dành cho một cựu Tổng thống, một “anh hùng dân tộc” không còn quan trọng với ông. Ông Thein Sein đã trở thành trung tâm của đoàn kết và hoà hợp, hoà giải dân tộc tại Myanmar.
Sẽ có ngày Thein Sein trở lại |
Người viết cho rằng, sắp tới NLD và lãnh tụ Aung San Suu Kyi sẽ cần tới những chia sẻ của ông Thein Sein, phe quân đội cũng sẽ cần tới những sự giúp đỡ của ông.
Hình ảnh lãnh tụ NLD và lãnh đạo quân đội cùng ngồi lắng nghe những khuyên giải của Thein Sein để mưu cầu hạnh phúc cho dân, cho nước có lẽ cũng không có gì lạ trong tương lai.
Hình ảnh một Tổng thống Thein Sein nuuôi dưỡng nền dân chủ cho Myanmar đã là một hình ảnh vĩ đại. Nay hình ảnh một cựu Tổng thống Thein Sein là biểu tượng cho đoàn kết và hoà giải dân tộc còn khiến ông vĩ đại hơn nhiều.
Suy nghĩ và hành động của cựu Tổng thống Myanmar Thein Sein là tấm gương sáng cho rất nhiều lãnh đạo trên thế giới khi biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết thì sẽ sống mãi trong lòng dân dù còn quyền lực hay từ giã chính trường.